I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó: Gió núi bao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa, chi chít
+ Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.Đọc diễn cảm một đoạn, thể hiện giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
2. Đọc- hiểu:
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: Tết trung thu độc lập, trại, trăng ngàn, nông trường .
+ Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 66, SGK (phóng to nếu có điều kiện).
+ HS sưu tầm một số tranh ảnh về nhà máy thuỷ điện, nhà máy lọc dầu, các khu công nghiệp lớn.
+ Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. Hoạt động trên lớp:
38 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu hoá. 15’
+ GV cho HS thảo luận theo nhóm.
-Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh hoạ trong SGK trang 30, 31 thảo luận và trả lời các câu hỏi sau;
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Có thể phòng bệnh đưòng tiêu hoá? Tại sao?
+ Nguyên nhân nào gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Nêu cách phòng bệnh đường tiêu hoá?
-GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của các nhóm
* Kết luận: Nguyên nhân gây ra các bệnh lây qua đường tiêu hoá là do vệ sinh ăn uống kém, vệ sinh môi trường kém. Do vậy chúng ta cần giữ vệ sinh trong ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân và môi trường tốt để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
HĐ3:Vẽ tranh cổ động: 5’
-GV cho các nhóm vẽ tranh với nội dung: Tuyên truyền cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá
-Cho HS chọn 1 trong 3 nội dung: Giữ vệ sinh ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh môi trường. -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn để đảm bảo mỗi thành viên trong nhóm điều được tham gia.
-Gọi các nhóm lên trình bày sản phẩm, và các nhóm khác có thể bổ sung.
-GV nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố- dặn dò:3’
+ GV củng có bài học.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 31 / SGK.CBB “Bạn cảm thấy ”.Nhận xét tiết học
+ Ăn quá nhiều, hoạt động ít
+ Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen
- Nhận xét, bổ sung.
1. Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ Lo lắng, khó chịu, mệt , đau,
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể gây chết người và lây lan sang cộng đồng.
+ Khi mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá cần đi khám bác sĩ và điều trị ngay. Đặc biệt nếu là bệnh lây lan phải báo ngay cho cơ quan y tế.
-HS lắng nghe, ghi nhớ.
2. Nguyên nhân và cách đề phòng .
+ HS quan sát tranh , thảo luận theo nhóm.
-HS trình bày.
+Hình 1, 2 các bạn uống nước lả, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+Hình 3- Uống nước sạch đun sôi, hình 4- Rửa chân tay sạch sẽ, hình 5- Đổ bỏ thức ăn ôi thiu, hình 6- Chôn lắp kĩ rác thải giúp chúng ta không bị mắc các bệnh đường tiêu hoá.
+Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không đun sôi, tay chân bẩn,
+ Không ăn thức ăn để lâu ngày, thức ăn bị ruồi, muỗi đậu vào, Chúng ta cần thực hiện ăn uống sạch, hợp vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, tiểu tiện, giữ vệ sinh môi trường xung quanh.Thu rác, đổ rác đúng nơi quy định để phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
-Tiến hành hoạt động theo nhóm.
-Chọn nội dung và vẽ tranh.
-Mỗi nhóm cử 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình.
+ HS đọc bài học.
+ HS thực hành giữ vệ sinh
Tiết35: TOÁN
TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG
I.Mục tiêu:
Giúp HS: -Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng.
-Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp cảu phép cộng để tính nhanh giá trị của biểu thức.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng có nội dung như sau:
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
5
4
6
35
15
20
28
49
51
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: 1’
2.KTBC: 4’
Tính giá trị biểu thức: a + b + c
a.Nếu a = 5, b = 6, c = 8
b.Nếu a = 23, b = 9 , c = 7
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:1’
-GV: Chúng ta đã học được tính chất nào của phép cộng, hãy phát biểu quy tắc về tính chất này ?
-Bài học hôm nay sẽ giớiù thiệu với các em một tính chất khác của phép cộng, đó là tính chất kết hợp của phép cộng.
b. Tìm hiểu bài:
HĐ1: cả lớp: 15’
1.Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng :
-GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.
-GV yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức
(a + b) +c và a + (b + c) trong từng trường hợp để điền vào bảng.
a
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
5
4
6
(5 +4) + 6 = 9 + 6 = 15
5 + ( 4 + 6) = 5 + 10 = 15
35
15
20
(35 + 15) + 20 = 50 + 20 = 70
35 + (15 + 20) = 35 + 35 = 70
28
49
51
(28 + 49) + 51 = 77 + 51 = 128
28 + ( 49 + 51) = 28 + 100 = 128
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (b + c) khi a = 5,
b = 4, c = 6?
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi a = 35, b = 15 và c = 20?
+Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị cảu biểu thức a + (b + c) khi
a = 28, b = 49 và c = 51?
-Vậy khi ta thay chữ bằng số thì giá trị của biểu thức (a + b) + c luôn như thế nào so với giá trị cảu biểu thức a + (b + c)?
-Vậy ta có thể viết (GV ghi bảng):
(a + b) + c = a + (b + c)
-GV vừa ghi bảng vừa nêu:
* (a + b) được gọi là một tổng hai số hạng, biểu thức (a + b) + c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số thứ ba, số thứ ba ở đây là c.
* Xét biểu thức a + (b + c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng (a + b), còn (b + c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức (a + b) +c.
* Vậy khi thực hiện cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
4..Luyện tập, thực hành :
HĐ2: Cá nhân: 16’
Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-GV viết lên bảng biểu thức và hướng dẫn:
3254 + 146 + 1698
= (3254 + 146) + 1698
= 3400 + 1698
= 5098
GV yêu cầu HS thực hiện.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
-Muốn biết cả ba ngày nhận được bao nhiêu tiền, chúng ta như thế nào ?
+ GV chấm một số bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
Nếu a = 5, b = 6, c = 8 thì a + b + c = 5 + 6 + 8=19
Nếu a = 23, b = 9, c = 7 thì a + b + c= 23+7 +9 = 39
+ Nhận xét, bổ sung.
-Đã học tính chất giao hoán của phép cộng.
-HS phát biểu.
-HS đọc bảng số.
-3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính một trường hợp để hoàn thành bảng như sau:
-Giá trị của hai biểu thức đều bằng 15.
-Giá trị của hai biểu thức đều bằng 70.
-Giá trị của hai biểu thức đều bằng 128.
-Luôn bằng giá trị của biểu thức a + (b +c).
-HS đọc.
-HS nghe giảng.
-Một vài HS đọc trước lớp.
- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào VBT.
a.4367 + 199 + 501 4400 + 2148 + 252
= 4367 + (199 + 501) = 4400+ ( 2148 + 252)
= 4367 + 700 = 4400+ 2400
= 5067 = 6800
b. 921 + 898 + 2079 467 + 999 + 9533
= (921 + 2079) + 898 = ( 467 + 9533) + 999
= 3000 + 898 = 10 000 + 999
= 3898 = 10 999
- Nhận xét, bổ sung.
-HS đọc đề.
-Chúng ta thực hiện tính tổng số tiền của cả ba ngày với nhau.
- HS lên bảng làm bài, HS làm bài vào VBT.
Bài giải
Số tiền cả ba ngày quỹ tiết kiệm đó nhận được là:
75500000+86950000+14500000=176950000(đồng)
Đáp số: 176950000 đồng
+ Nhận xét, bổ sung.
-HS cả lớp.
Tiết 7: KĨ THUẬT
KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU THƯỜNG (tiết 2)
I/ Mục tiêu:
-HS biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Có ý thức rèn luyện kĩ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II/ Đồ dùng dạy- học:
-Mẫu đường khâu ghép hai mép vải bằng các mũi khâu thường có kích thước đủ lớn để HS quan sát được .Và một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải (áo, quần, vỏ gối).
-Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+Hai mảnh vải hoa giống nhau, mỗi mảnh vải có kích cỡ 20 x 30cm.
+Len (hoặc sợi) chỉ khâu.
+Kim khâu len kim khâu chỉ, thước may, kéo, phấn vạch.
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khởi động: 1’
2. Bài cũ:3’
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 1’
“Khâu ghép hai mép”. GV ghi đề.
b.Hướng dẫn cách làm:
HĐ3: HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.19’
-HS nhắc lại quy trình khâu ghép mép vải.(phần ghi nhớ).
-GV nhận xét và nêu lại các bước khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường:
+Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+Bước 2: Khâu lược.
+Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nêu thời gian yêu cầu HS thực hành.
-GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng và những thao tác chưa đúng.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của HS: 10’
-GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
-GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+Khâu ghép được hai mép vải theo cạnh dài của mảnh vải. Đường khâu cách đều mép vải.
+Đường khâu ở mặt trái của hai mảnh vải ghép và tương đối thẳng.
+Các mũi khâu tương đối cách đều nhau và bằng nhau.
+Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
-GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em.
-Đánh giá sản phẩm của HS.
3.Nhận xét- dặn dò:1’
-Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS.
-Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu đột thưa”.
+ HS đọc bài học.
+ HS nêu lại bài học.
- HS theo dõi.
+ HS thực hành.
-HS trình bày sản phẩm.
-HS tự đánh giá các sản phẩm theo tiêu chuẩn.
IaGlai, ngày tháng 9 năm 2009
Người kiểm tra
Phạm Thị Liễu
File đính kèm:
- tuan 7-4.doc