I.Mục tiêu:
1. Củng cố kiến thức về đoạn văn.
2. Thực hành, vận dụng viết đoạn văn tả ngoại hình, tả hoạt động của con vật.
II.Đồ dùng dạy học:
-Ảnh con tê tê trong SGK và tranh ảnh một số con vật.
-Ba bốn tờ giấy khổ rộng.
III.Hoạt động trên lớp:
33 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 884 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
muốn dậy trên mái nhà”.
* Vì cư dân ở đó không ai biết cười.
* Vua cử một viên đại thần đi du học ở nước ngoài, chuyên về môn cười.
-HS đọc thầm đoạn 2.
* Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắn hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài, không khí triều đình ảo não.
-HS đọc thầm đoạn 3.
* Viên thị vệ bắt được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
* Nhà vua phấn khởi ra lệnh dẫn người đó vào.
- HS đọc toàn bài.
+ Luyện đọc theo phân vai nhóm đôi
-4 HS đọc theo phân vai: người dẫn chuyện, viết đại thần, viên thị vệ, đức vua.
+ Bình chọn người đọc hay.
Ý nghĩa: Câu chuyện giúp ta hiểu được một điều: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
Tiết 32: ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu tài nguyên thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống con người.
- Học sinh biết sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên nhằm phát triển môi trường bền vững.
- Học sinh có thái độ bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.
II. Chuẩn bị:
GV: Một số tranh, ảnh về thiên nhiên (rừng, thú rừng, sông, biển)
HS: Bài cũ – bài mới
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:1’
2. Bài cũ: 5’
+ GV gọi học sinh lên bảng đọc ghi nhớ
+Nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 1’
“ Bảo vệ” GV ghi đề.
b.Tìm hiểu bài:
HĐ1:Nhóm: 20’
+ Gv phát tranh ảnh và thông tin yêu cầu HS hảo luận theo câu hỏi.
+ Em hãy kể tên các tài nguyền thiên nhiên mà em biết?
+ Tài nguyên thiên nhiên mang lại ích lợi gì cho con người?
+ Em cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên như thế nào?
GV củng cố 3 câu hỏi trên và kết luận
HĐ2: Cá nhân: 5’
+ Em đã làm gì để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
3.Củng cố - Dặn dò: 3’
GV củng cố nội dung bài học.
Tìm hiểu về một tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam hoặc của địa phương.
Nhận xét tiết học.
+ Học sinh lên bảng đọc ghi nhớ bài học trước
+ HS xem ảnh, đọc thông tin.
+ Từng nhóm thảo luận câu hỏi.
+ Từng nhóm lên trình bày.
+ Các nhóm khác bổ sung ý kiến và thảo luận.
+ Mỏ than, khoáng sản, mỏ dầu, mở quặng kim loại,
- Mang lại lợi ích cho cuộc sống con người ( khai thác dầu mỏ, than đá,Phục vụ công nghiệp, đời sống con người, dùng sức nước chạy máy phát điện; sử dụng ánh nắng môi trường để cung cấp năng lượng trong sinh hoạt,)
+ Hiện nay tài nguyên TN đang bị cạn kiệt .. để bảo vệ tài nguyên TN chúng ta cần phải sử dụng một cách hợp lí và tiết kiệm.
+ HS tự nêu những việc mình làm để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Tiết 156: TOÁN
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
Giúp HS ôn tập về:
-Phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
-Tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
-Giải bài toán có liên quan đến phép nhân và phép chia số tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: 1’
2.KTBC:4’
-GV gọi HS lên bảng làm lại bài tập 5.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:1’
-Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
b.Hướng dẫn ôn tập
HĐ1: Cả lớp: 24’
Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
+ Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
-Tiến hành như bài tập 3, tiết 155.
Bài 4-Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Để so sánh hai biểu thức với nhau trước hết chúng ta phải làm gì?
-Yêu cầu HS làm bài
+ Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Cá nhân: 7’
Bài 5
-Gọi HS đọc đề bài toán.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-Đặt tính rồi tính.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
2057 x 13 = 26741 7368 : 24 = 307
428 x 125 = 53500 13498 : 32 = 421 dư 26
3167 x 204 = 646068 285120 : 216 = 1320
-2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a). 40 Í x = 1400 b). x : 13 = 205
x = 1400 : 40 x = 205 Í 13
x = 35 x = 2665
a) x là thừa số chưa biết trong phép nhân, muốn tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
b) x là số bị chia chưa biết trong phép chia. Muốn tìm số bị chia chưa biết trong phép chia ta lấy thương nhân với số chia.
-HS hoàn thành bài như sau:
a Í b = b Í a
(a Í b) Í c = a Í (b Í c)
a Í 1 = 1 Í a = a
a Í (b + c) = a Í b + a Í c
a : 1 = a
a : a = 1 (với a khác 0)
0 : a = 0 (với a khác 0)
-Chúng ta phải tính giá trị biểu thức, sau đó so sánh các giá trị với nhau để chọn dấu so sánh phù hợp.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở
13500 = 135 Í 100 257 > 8762 Í 0
26 Í 11 > 280 1600 : 10 < 1006
320 : (16 Í 2) = 320 : 16 : 2
15 Í 8 Í 37 = 37 Í 15 Í 8
-1 HS đọc đề toàn trước lớp, các HS khác đọc thầm đề bài trong SGK.
-HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số lít xăng cần tiêu hao để xe ô tô đi được quãng đường dài 180 km là
180 : 12 = 15 (l)
Số tiền phải mua xăng để ô tô đi được quãng đường dài 180 km là:
7500 Í 15 = 112500 (đồng)
Đáp số: 112500 đồng.
Tiết:32 LỊCH SỬ
KINH THÀNH HUẾ
I.Mục tiêu:
-HS biết sơ lược về quá trình xây dựng; sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
-Tự hào vì Huế được công nhận là một di sản văn hóa thế giới.
- Có ý thức bảo vệ di sản văn hoá thế giới.
II.Chuẩn bị:
GV: Kế hoạch bài học - SGK
-Hình trong SGK phóng to (nếu có điều kiện).
-Bản đồ Việt Nam.
-Một số hình ảnh về kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
HS: Bài cũ – bài mới.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: 1’
Cho HS bắt bài hát.
2.KTBC :4’ Bài “Nhà Nguyễn thành lập”
-Trình bày hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn?
-Những điều gì cho thấy vua nhà Nguyễn không chịu chia sẻ quyền hành cho bất cứ ai và kiên quyết bảo vệ ngai vàng của mình?
GV nhận xét và ghi điểm.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:1’
GV treo hình minh họa trang 67 SGK
+ Hình chụp di tích lịch sử nào?
- GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS xác định vị trí Huế và giới thiệu bài: Sau khi lật đổ triều dại Tây Sơn, nhà Nguyễn được thành lập và chọn Huế làm kinh đô. Nhà Nguyễn được thành lập và chọn Huế làm kinh đô.Nhà Nguyễn đã xây dựng Huế thành một kinh thành đẹp, độc đáo bên bờ Hương Giang. Bài học Kinh thành Huế hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về di tích lịch sử này. GV ghi tựa.
b.Tìm hiểu bài:
*GV trình bày quá trình ra đời của nhà kinh đô Huế:Thời Trịnh –Nguyễn phân tranh, Phú Xuân đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh là con cháu của chúa Nguyễn, vì vậy nhà Nguyễn đã chọn Phú Xuân làm kinh đô
*Hoạt động1: Cả lớp:
-GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn:“Nhà Nguyễn ...các công trình kiến trúc” và yêu cầu một vài em mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế .
-GV tổng kết ý kiến của HS.
*Hoạt động2: Nhóm:
GV phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp trong những công trình ở kinh thành Huế).
+Nhóm 1 : Ảnh Lăng Tẩm .
+Nhóm 2 : Ảnh Cửa Ngọ Môn .
+Nhóm 3 : Ảnh Chùa Thiên Mụ .
+Nhóm 4 : Ảnh Điện Thái Hòa .
Sau đó, GV yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo luận đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về những nét đẹp của công trình đó(tham khảo SGK)
-GV gọi đại diện các nhóm HS trình bày lại kết quả làm việc.
GV hệ thống lại để HS nhận thức được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế.
-GV kết luận: Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày nay thế giới đã công nhận Huế là một di sản văn hóa thế giới.
4.Củng cố - Dặn dò:3’
-GV cho HS đọc bài học.
-Kinh đô Huế được xây dựng năm nào?
-Hãy mô tả những nét kiến trúc của kinh đô Huế
*Để Huế mãi mãi là một di sản văn hóa của thế giới và của dân tộc, chúng ta đã làm hết sức mình để trùng tu, tôn tạo và bảo vệ các công trình kiến trúc ở Huế. Giữ gìn di sản văn hóa Huế là trách nhiệm của mọi người để Huế mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta .
-Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Tổng kết”.
-Nhận xét tiết học.
-Cả lớp hát.
- Quang Trung mất, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó, Nguyễn Ánh
+ Các vua triều Nguyễn không đặt ngôi
-HS khác nhận xét.
-Hình chụp Ngọ Môn trong cụm di tích lịch sử kinh thành Huế.
-Cả lớp lắng nghe.
-2 HS nhắc lại.
1. Kinh thành Huế.
-2 HS đọc.
-Vài HS mô tả.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
2. Những công trình ở kinh thành Huế
-Các nhóm thảo luận.
-Các nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình.
-Nhóm khác nhận xét.
-3 HS đọc.
+ HS trả lời
-HS cả lớp
File đính kèm:
- tuan 32-4.doc