I.Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát các tên riêng nước ngoài: Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma-gien-lăng, Ma-tan; đọc rành mạch các chữ số chỉ ngày, tháng, năm. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
+ HS có ý thức ham học hỏi, ham hiểu biết, dũng cảm biết vượt khó khăn.
II.Đồ dùng dạy học:
GV: Kế hoạch dạy học - SGK
-Ảnh chân dung Ma-gien-lăng.
HS: Bài cũ – bài mới.
III.Hoạt động trên lớp:
37 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 879 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i loại khoáng chất của thực vật không giống nhau.
+ HS đọc bài học
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung.
1. Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật
+Không khí gồm hai thành phần chính là khí ô-xi và khí ni-tơ. Ngoài ra, trong không khí còn chứa khí các-bô-níc.
+Khí ô-xi và khí các-bô-níc rất quan trọng đối với thực vật.
-Câu trả lời đúng là:
+ Khi có ánh sáng Mặt Trời.
+ Lá cây là bộ phận chủ yếu.
+ Hút khí các-bô-níc và thải ra khí ô-xi.
+ Diễn ra suốt ngày và đêm.
+ Lá cây là bộ phận chủ yếu.
+ Thực vật hút khí ô-xi, thải ra khí các –bô-níc và hơi nước.
+ Nếu quá trình quang hợp hay hô hấp của thực vật ngừng hoạt động thì thực vật sẽ chết.
-4 HS lên bảng vừa trình bày vừa chỉ vào tranh minh hoạ cho từng quá trình trao đổi khí trong quang hợp, hô hấp.
-Lắng nghe.
+Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp.
+Khí ô-xi có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Khí các-bô-nic có trong không khí cần cho quá trình quang hợp của thực vật. Nếu thiếu khí ô-xi hoặc các-bô-níc thực vật sẽ chết.
-Lắng nghe.
2. Ứng dụng nhu cầu không khí của thực vật trong trồng trọt
+Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao hơn thì tăng lượng khí các-bô-níc lên gấp đôi.
+Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vì khi các loại phân này phân huỷ thải ra nhiều khí các-bô-níc.
+Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí, tạo ra nhiều khí ô-xi giúp bầu không khí trong lành cho người và động vật hô hấp.
-2 HS đọc thành tiếng.
+Vì lúc ấy dưới ánh sáng Mặt Trời cây đang thực hiện quá trình quang hợp. Lượng khí ô-xi và hơi nước từ lá cây thoát ra làm cho không khí mát mẻ.
+Vì lúc ấy cây đang thực hiện quá trình hô hấp, cây sẽ hút hết lượng khí ô-xi có trong phòng và thải ra nhiều khí các-bô-níc làm cho không khí ngột ngạt và ta sẽ bị mệt.
+Để đảm bảo sức khoẻ cho con người và động vật thì giải pháp có hiệu quả nhất là trồng cây xanh.
Tiết 150: TOÁN
THỰC HÀNH
I.Mục tiêu:
Giúp HS:-Biết cách đo độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa hai điểm) trong thực tế bằng thước dây, ví dụ: đo chiều dài bảng lớp, đo chiều dài, chiều rộng phòng học,
-Biết xác định ba điểm thẳng hàng trên mặt đất (bằng cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu).
II. Đồ dùng dạy học:
-HS chuẩn bị theo nhóm, mỗi nhóm: một thước dây cuộn, một số cộc mốc, một số cọc tiêu.
-GV chuẩn bị cho mỗi nhóm HS một phiếu ghi kết quả thực hành như sau:
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: 1’
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:1’
-Trong giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng thực hành đo độ dài của một số đoạn thẳng trong thực tế.
-Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ thực hành.
b.Hướng dẫn thực hành tại lớp:
HĐ1: Cả lớp:
* Đo đoạn thẳng trên mặt đất
-Chọn lối đi giữa lớp rộng nhất, sau đó dùng phấn chấm hai điểm A, B trên lối đi.
-Nêu vấn đề: Dùng thước dây, đo độ dài khoảng cách giữa hai điểm A và B.
-Nêu yêu cầu: Làm thế nào để đo được khoảng cách giữa hai điểm A và B?
-Kết luận cách đo đúng như SGK:
+Cố định hai đầu thước dây tại điểm A sao cho vạch số 0 của thước trùng với điểm A.
+Kéo thẳng dây thước cho tới điểm B.
+Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B. Số đo đó là số đo độ dài đoạn thẳng AB.
-GV và 1 HS thực hành đo độ dài khoảng cách hai điểm A và B vừa chấm.
* Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất
-Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trong SGK và nêu:
+Để xác định ba điểm trong thực tế có thẳng hàng với nhau hay không người ta sử dụng các cọc tiêu và gióng các cọc này.
+Cách gióng các cọc tiêu như sau:
Đóng ba cọc tiêu ở ba điểm cần xác định.
Đứng ở cọc tiêu đầu tiên hoặc cọc tiêu cuối cùng. Nhắm một mắt, nheo mắt còn lại và nhìn vào cạnh cọc tiêu thứ nhất. Nếu:
Nhìn rõ các cọc tiêu còn lại là ba điểm chưa thẳng hàng.
Nhìn thấy một cạnh (sườn) của hai cọc tiêu còn lại là ba điểm đã thẳng hàng.
** Thực hành ngoài lớp học
HĐ2: Nhóm:
-Phát cho mỗi nhóm một phiếu thực hành như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học.
-Nêu các yêu cầu thực hành như trong SGK và yêu cầu thực hành theo nhóm, sau đó ghi kết quả vào phiếu.
-Giúp đỡ từng nhóm HS, ở yêu cầu thực hành đóng ba cọc tiêu thẳng hàng, GV kiểm tra luôn sau khi HS đóng cọc, nếu HS chưa đóng được thì GV cùng HS đóng lại.
** Báo cáo kết quả thực hành
-Cho HS vào lớp, thu phiếu của các nhóm và nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
-GV tổng kết giờ thực hành, tuyên dương các nhóm tích cực làm việc, có kết quả tốt, nhắc nhở các HS còn chưa cố gắng.
-Dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết thực hành sau.
+ Hát.
-HS lắng nghe.
-Các nhóm báo cáo về dụng cụ của nhóm mình.
-HS tiếp nhận vấn đề.
-Phát biểu ý kiến trước lớp.
-Nghe giảng.
-Quan sát hình minh hoạ trong SGK và nghe giảng.
-HS nhận phiếu.
-Làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 6 HS.
Tiết 30: ĐỊA LÝ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
I.Mục tiêu:
Học xong bài nay, HS biết:
-Dựa vào bản đồ VN xác định và nêu được vị trí Đà Nẵng.
-Giải thích được vì sao Đà Nẵng vừa là TP cảng vừ là TP du lịch.
II.Chuẩn bị:
GV: kế hoạch dạy học - SGK
-Bản đồ hành chính VN.
-Một số ảnh về TP Đà Nẵng.
HS: Bài cũ – bài mới
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC :
-Tìm vị trí TP Huế trên bản đồ hành chính VN.
-Vì sao Huế được gọi là TP du lịch?
GV nhận xét, ghi điểm.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: 1’
GV đề nghị HS quan sát lược đồ hình 1 của bài 24 và nêu tên TP ở phía nam của đèo Hải Vân rồi chuyển ý vào bài sau khi HS nêu được tên Đà Nẵng.
“ TP Đà Nẵng”.Ghi tựa
b. Tìm hiểu bài:
Hoạt động1: Nhóm:
-GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ và nêu được:
+Đà Nẵng nằm ở vị trí nào?
+Giải thích vì sao Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung?
+ Nhận xét tàu đõ ở cảng biển Tiên Sa?
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài để nêu các đầu mối giao thông có ở Đà Nẵng?
**GV nhận xét và rút ra kết luận: Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì TP là nơi đến và nơi xuất phát của nhiều tuyến đường giao thông: đường sắt, bộ, thủy, hàng không.
*Hoạt động2: Nhóm:
-GV cho các nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển để trả lời câu hỏi sau:
+Em hãy kể tên một số loại hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và hàng từ Đà Nẵng đưa đi các nơi khác bằng tàu biển.
+ GV yêu cầu HS liên hệ với những kiến thức bài 25 về hoạt động sản xuất của người dân để nêu được lí do Đà Nẵng sản xuất được một số mặt hàng vừa cung cấp cho địa phương, vừa cung cấp cho các tỉnh khác hoặc xuất khẩu.
-GV giải thích: hàng từ nơi khác được đưa đến ĐN chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp và hàng do ĐN làm ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là nguyên vật liệu, chế biến thủy hải sản.
* Hoạt động3: Cá nhân hoặc từng cặp:
-GV yêu cầu HS tìm trên hình 1 và cho biết những nơi nào của ĐN thu hút khách du lịch, những điểm đó thường nằm ở đâu?
-Cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. Đề nghị HS kể thêm những địa điểm khác mà HS biết.
GV nói ĐN nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. Do ĐN là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách có Bảo tàng Chăm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hóa của người Chăm.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
-2 HS đọc bài trong khung.
-Cho HS lên chỉ vị trí TP ĐN trên bản đồ và nhắc lại vị trí này.
-Giải thích lí do ĐN vừa là TP cảng, vừa là TP du lịch.
-Về xem lại bài và chuẩn bị bài: “Biển, Đảo và Quần đảo”
-Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng chỉ trên bản đồ.
- Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp quan sát, trả lời.
1.Đà Nẵng - TP cảng :
-HS quan sát và trả lời.
+Ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hàn và vịnh ĐN
+Đà Nẵng có cảng biển Sa Tiên, cảng sông Hàn gần nhau.
-Tàu lớn hiện đại.
+ tàu biển, tàu sông ( đến cảng biển Sa Tiên, cảng sông Hàn)
+ Ô tô (theo quố lộ 1A đi qua thành phố)
+ Tàu hoả ( có nhà ga xe lửa)
+ Máy bay (có sân bay)
2.Đà Nẵng- Trung tâm công nghiệp :
+ Mặt hành đưa đến: ôtô, máy móc, thiết bọ, hành may mặc, đồ dùng sinh hoạt
+ Một số mặt hành đua đi nơi khác:vật liệu xây dựng, đá mĩ nghệ, vải may quần áo, hải sản (đông lạnh, khô)
-HS liên hệ bài 25.
VD: Người dân miền Trung luôn khai thác các điều kiện để sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhân dân địa phương
3.Đà Nẵng - Địa điểm du lịch :
+ Những bãi tắm (Non Nước, Mĩ Khê, Bãi Nam)và một số chùa chiền năm ở ven biển.
+ HS kể thêm.
-HS đọc.
-HS tìm và trả lời.
-Cả lớp.
IaGlai, ngày 30 tháng 3 năm 2011
Người kiểm tra
Phạm Thị Liễu
File đính kèm:
- tuan 30-4.doc