I.Mục tiêu:
1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự giận dữ của cơn bão, sự bền bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
2. Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống gia đình.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
39 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 26, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tờ báo có chứa không khí.
+Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn.
+Không khí là vật cách nhiệt.
-Ví dụ:
Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ.
Đội 2: Bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ,
Đội 1: Đúng.
Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn điện cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng.
Đội 1: Bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa.
Đội 2: Đúng.
- HS đọc bài học
Tiết 130: TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
Giúp HS rèn kĩ năng:-Thực hiện các phép tính có phân số.
-Giải bài toán có lời văn.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Kế hoạch dạy học – SGK
HS: Bài cũ – bài mới.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: 1’
2.KTBC:5’
-GV gọi HS lên bảng làm bài 5.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:1’
-Trong giờ học toán hôm nay chúng ta tiếp tục làm các bài toán luyện tập về các phép tính với phân số và giải bài toán có lời văn.
b.Hướng dẫn luyện tập:
HĐ1: Cả lớp:18’
Bài 1: Trong các phép tính sau,...
-Cho HS nêu yêu cầu của bài, sau đó tự làm bài vào VBT.
-Tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp.
-GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 2: Tính.
-Khi thực hiện nhân 3 phân số với nhau ta có thể lấy 3 tử số nhân với nhau, lấy 3 mẫu số nhân với nhau.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:Tính
-Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em cố gắng để chọn được MSC nhỏ nhất có thể.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
HĐ2: Cá nhân:12’
Bài 4
-Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV nhận xét bài làm của HS trên bảng.
4.Củng cố- Dặn dò:3’
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-HS kiểm tra từng phép tính trong bài.
-HS lần lượt nêu ý kiến của mình về 4 phép tính trong bài:
a). Sai. Vì khi thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số ta không được lấy tử số cộng với tử số, mẫu số cộng với mẫu số mà phài quy đồng mẫu số các phân số, ...
b). Sai. Vì khi thực hiện phép trừ các phân số khác mẫu số ta không thể lấy tử số trừ tử số, mẫu số trừ mẫu số mà phải quy đồng mẫu số rồi ...
c). Đúng. Thực hiện đúng quy tắc nhân hai phân số.
d). Sai. Vì khi thực hiện chia cho phân số ta phải lấy phân số bị chia nhân với phân số đảo ngược của số chia nhưng bài lại lấy phân số đảo ngược của phân số bị chia nhân với phân số chia.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
a) Í Í = =
b) Í : = Í Í = =
c) : Í + Í Í = =
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a)
b)
c)
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Bài giải
Số phần bể đã có nước là:
+ = (bể)
Số phần bể còn lại chưa có nước là:
1 - = (bể)
Đáp số: bể
-HS đọc đề bài trước lớp, sau đó HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Số ki-lô-gam cà phê lấy ra lần sau là:
2710 Í 2 = 5420 (kg)
Số ki-lô-gam cà phê cả hai lần lấy ra là:
2710 + 5420 = 8130 (kg)
Số ki-lô-gam cà phê còn lại trong kho là:
23450 – 8130 = 15320 (kg)
Đáp số: 15320kg
-HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó tự kiểm tra bài làm của mình.
Tiết 26: ĐỊA LÝ
DẢI ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I.Mục tiêu:
-Học xong bài này HS biết: Dựa vào BĐ, lược đồ, chỉ và đọc tên các ĐB ở duyên hải miền Trung.
-Duyên hải miền Trung có nhiều ĐB nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải ĐB với nhiều đồi cát ven biển.
Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.
-Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
II.Chuẩn bị:
-BĐ Địa lí tự nhiên VN, BĐ kinh tế chung VN.
-Ảnh thiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ven bờ; Cánh đồng trồng màu, đầm phá, rừng phi lao trên đồi cát.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động:1’
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: 1’
“ Đồng bằng duyên hải miền Trung”.Ghi tựa
b.Tìm hiểu bài:
GV có thể gợi ý HS nghĩ về một chuyến du lịch từ HN đến TPHCM, từ đó chuyển ý tìm hiểu về duyên hải –vùng ven biển thuộc miền trung
Hoạt động1: Cả lớp: 15’
GV chỉ trên BĐ kinh tế chung VN tuyến đường sắt, đường bộ từ HN qua suốt dọc duyên hải miền Trung để đến TPHCM (hoặc ngược lại); xác định ĐB duyên hải miền trung ở phần giữa của lãnh thổ VN, phía Bắc giáp ĐB Bắc Bộ, phía Nam giáp ĐB Nam Bộ; Phía tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn; Phía Đông là biển Đông.
-GV yêu cầu các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng ở duyên hải miền Trung (so với ĐB Bắc Bộ và Nam Bộ). HS cần :
+Đọc đúng tên và chỉ đúng vị trí các đồng bằng
+GVCác ĐB nhỏ, hẹp cách nhau bởi các dãy núi lan ra sát biển.Các ĐB được gọi theo tên của tỉnh có ĐB đó. Đồng bằng duyên hải miền Trung chỉ gồm các ĐB nhỏ hẹp, song tổng diện tích cũng khá lớn, gần bằng diện tích ĐB Bắc Bộ.
-GV yêu cầu HS một số nhóm nhắc lại ngắn gọn đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
-GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây (như cồ cát ở ven biển, các đồi núi chia cắt dải đồng bằng hẹp do dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển), về hoạt động cải tạo tự nhiên của người dân trong vùng (trồng phi lao, làm hồ nuôi tôm)
-GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miền Trung lại nhỏ, hẹp.
Hoạt động: Cả lớp hoặc từng cặp:14’
-GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1 của bài theo yêu cầu của SGK. HS cần: chỉ và đọc được tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, TP Huế, TP Đà Nẵng; GV có thể yêu cầu HS dựa vào ảnh hình 4 mô tả đường đèo Hải Vân: nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, bên trái là sườn núi cao, bên phải sườn núi dốc xuống biển.
-GV giải thích vai trò “bức tường” chắn gió của dãy Bạch Mã. GV nói thêm về đường giao thông qua đèo Hải Vân và về tuyến đường hầm qua đèo Hải Vân được xây dựng vừa rút ngắn vừa dễ đi, hạn chế được tắc nghẽn giao thông do đất đá ở vách núi đổ xuống hoặc cả đoạn đường bị sụt lở vì mưa lớn.
-GV nói về sự khác biệt khí hậu giữa phía bắc và nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình tháng 1 của Đà Nẵng không thấp hơn 200c, trong khi của Huế xuống dưới 200c; Nhiệt độ trung bình tháng 7 của hai TP này đều cao và chênh lệch không đáng kể, khoảng 290c.
-GV nêu gió tây nam vào mùa hạ đã gây mưa ở sườn tây Trường Sơn khi vượt dãy Trường Sơn gió trở nên khô, nóng. Gió này người dân thường gọi là “gió Lào” do có hướng thổi từ Lào sang .Gió đông bắc thổi vào cuối năm mang theo nhiều hơi nước của biển và thường gây mưa. GV có thể liên hệ với đặc điểm sông miền Trung ngắn nên vào mùa mưa, những cơn mưa như trút nước trên sườn đông của dãy Trường Sơn tạo nguồn nước lớn đổ dồn về ĐB và thường gây lũ lụt đột ngột. GV nên làm rõ những đặc điểm không thuận lợi do thiên nhiên gây ra cho người dân ở duyên hải miền Trung và hướng thái độ của HS là chia sẻ, cảm thông với những khó khăn người dân ở đây phải chịu đựng. GV chú ý cập nhật thông tin về tình hình bão, lụt hằng năm ở miền Trung hoặc yêu cầu HS tìm hiểu qua phương tiện thông tin đại chúng về tình hình này và thông báo để các bạn trong lớp cùng quan tâm, chia sẻ.
4.Củng cố : 4’
-GV yêu cầu HS:
+Sử dụng lược đồ duyên hải miền Trung hoặc bản đồ Địa lí tự nhiên VN, chỉ và đọc tên các đồng bằng, nhận xét đặc điểm đồng bằng duyên hải miền Trung.
+Nhận xét về sự khác biệt khí hậu giữa khu vực phía bắc và khu vực phía nam của duyên hải; Về đặc điểm gió mùa khô nóng và mưa bão vào những tháng cuối năm của miền này.
5.Dặn dò:1’
-Về học bài và làm bài tập 2/ 137 SGK và chuẩn bị bài: “Người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung”.
-Nhận xét tiết học.
-HS hát.
1.Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển :
-HS đọc câu hỏi và quan sát, trả lời.
+ ĐB Thanh – Nghệ – Tĩnh, ĐB Bình – Trị – Thiên, ĐB Nam – Ngãi, ĐB Bính Phú – Khánh Hoà, ĐB Ninh Thuận – Bình Thuận.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lặp lại đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
-HS quan sát tranh ảnh.
2.Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía bắc và phía nam:
-HS thấy rõ vai trò bức tường chắn gió mùa đông của dãy Bạch Mã.
+ HS quan sát lược đồ và trả lời.
-HS tìm hiểu.
IaGlai, ngày 2 tháng 3 năm 2011
Người kiểm tra
Phạm Thị Liễu
File đính kèm:
- tuan 26-4.doc