I- MỤC TIÊU:
- Ôn tập các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 9.
- Kĩ năng đọc: Đọc trôi chảy, phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu120chữ/ phút, biết ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc diến cảm thể hiện được nội dung bài, cảm xúc của nhân vật.
- Trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung bài đọc, hiểu được ý nghĩa của bài.
- Viết được những điểm cần ghi nhớ về : tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể từ tuần 1- 3.
- Tìm đúng các đoạn văn có giọng đọc như yêu cầu. Đọc diễn cảm được đoạn văn đó.
23 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án tổng hợp các môn lớp 4 - Tuần 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét- ghi điểm.
B- Dạy - học bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số.
a- GV hướng dẫn HS phép nhân không nhớ
- Gv dựa vào cách đặt phép tính để thực hiện.phép tính: 241324 x 2 =
- Yêu cầu HS thực hành và nêu cách tính của mình.
- Gv kết luận cách tính đúng
b- Hướng dẫn HS thực hiện phép tính có nhớ.
- Yêu cầu HS thực hành phép tính
136204 x 4 =
- Yêu cầu HS nêu kết quả, nêu cách tính.
HĐ3: Hướng dẫn luyện tập
- Yêu cầu HS làm bài tập1,2,3,4
- Gv giúp đỡ HS yếu- chấm một số bài
- GV chữa bài.
- Gv chữa những bài HS làm sai nhiều.
HĐ4: Củng cố, dặn dò.
Hướng dẫn HS làm bài tập luyện thêm ở nhà.
- 2HS lên bảng làm bài tập, cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành phép tính vào vở nháp, nêu cách tính của mình
241324
x 2
482648
- HS thực hành tính.
- HS nêu kết quả, cách tính.
136204
x 4
544816
- HS làm bài vào vở
- HS theo dõi
- HS chữa bài làm sai
Khoa học
Ôn tập: Con người và sức khoẻ( t2 )
I- Mục tiêu.
- Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ.
- Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản
- Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Y Tế.
- Biết áp dụng nững kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống hàng ngày.
- Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật, tai nạn.
II- Đồ Dùng Dạy - Học :
- HS chuẩn bị phiếu đã hoàn thành, các mô hình rau, quả, con giống.
- Ô chữ, vòng quay, phần thưởng.
- Nội dungthảo luận ghi sẵn trên bảng lớp.
III- Các Hoạt Động Dạy- Học
A- kiểm tra bài cũ.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tiêu chuẩn về một bữa ăn cân đối.
+ Một bữa có nhiều loại thức ăn với tỷ lệ hợp lí là một bữa ăn cân đối
Hoạt động1:Thảo luận về chủ đề : Con người và sức khoẻ
- Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được.
+ 4 nội dung phân cho các nhóm thảo luận :
- quá trình trao đổi chất của con người.
- Các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người.
- các bệnh thông thường.
- Phòng tránh tai nạn sông nước.
- Tổ chức cho Hs trao đổi cả lớp.
+ Yêu cầu sau mỗi nhóm trình bày các nhóm khác đều nhằm chuẩn bị câu hỏi để lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung.- Tổng hợp các ý kiến của HS.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Trò chơi xếp ô chữ :
- GV phổ biến luật chơi :
+ GV đưa ra một ô chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc. Mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học và kèm lưòi gợi ý.
+ Mỗi nhóm chơi phải phất cờ để dành được quyền trả lưòi.
+Nhóm nào trả lời nhanh đúng ghi được 10 điểm.
+ Nhóm nào trả lời sai nhường quyền trả lời cho nhóm khác.
+ Tìm được từ hàng dọc được 20 điểm.
+ Trò chơi kết thúc khi ô chữ hàng dọc được đoán ra.
- GV tổ chức cho HS chơi mẫu.
- GV tổ chức cho các nhóm HS chơi.
- GV nhận xét, phát phần thưởng.
- Tiến hành thảo luận sau đó đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
ví dụ về cách trình bày.
+ Nhóm 1: Trình bày trong quá trình sống con người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?
- Nhóm 2 : Giới thiệu về nhóm các chất dinh dưỡng, vai trò của chúng đối với cơ thể cơ thể người.
- Nhóm 3 : Giới thiệu về các bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá, dấu hiệu để nhận ra bệnh và cách phòng tránh cách chăm sóc người thân khi bị bệnh.
- Nhóm 4 : Giới thiệu những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nuớc.
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét.
+ Các nhóm tiến hành trao đổi hỏi nhóm trình bày một số câu hỏi như sau :
* Nhóm 1 :
+ Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất ?
+ Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống?
* Nhóm 2 :
+ Hầu hết thức ăn đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?
+ Tại sao chúng ta phải phối hợp nhiều loại thức ăn?
* Nhóm 3 :
+ Tại sao chúng ta phải diệt ruồi?
+ Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?
* Nhóm 4 :
+ Đối tượng nào hay bị tai nạn sông nước
+ Trước và sau khi bơi và tập bơi cần chú ý điều gì ?
- Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Buổi chiều: Luyện Tiếng Việt:
Luyện tập từ ghép - từ láy
I. mục tiêu:
- Rèn luyện kĩ năng xác định được từ ghép, từ láy trong câu, trong bài
II. hoạt động dạy học:
HĐ1: Làm việc cá nhân
Như thế nào là từ ghép? Cho ví dụ .
Như thế nào là từ láy ? Cho ví dụ.
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: Hãy xếp các từ sau đây thành 2 nhóm : từ ghép và từ láy
Ban mai, vàng óng, mùa đông, thoang thoảng, chim gáy, rung rinh, hoà nhịp , tiếng hát , thửa ruộng, thoăn thoắt, nhấp nhô, đoàn quân, nhịp nhành
Từ ghép :
Từ láy:
Bài 2: Tìm từ ghép từ láy chứa tiếng sau:
a, Từ ghép:
- đỏ :..
- sáng: ..
b, Từ láy :
- đỏ :.
- sáng:
Bài 3: Xếp các từ ghép sau đây vào ô thích hợp trong bảng phân loại:
Cây cối, ông cha, tiếng hát , đoàn quân, ruộng đồng, mùa đông, đồng bào,nhân dân, hạt thóc, bài hát, chim gáy
Từ ghép có nghĩa tổng hợp
Từ ghép có nghĩa phân loại
Bài 4: Xếp các từ láy sau vào ô trống thích hợp:
Ra rả, đều đều, bập bùng, rì rầm, thẳng thắn, lủng củng, chèo bẻo, ngoằn ngoèo, chót vót , nườm nựơp, thoang thoảng
Láy âm đầu
Láy vần
Láy âm đầu và vần
HĐ3: HS chữa bài
- GV nhận xét bài , dặn dò
Luyện Toán:
Luyện tập nhân với số có một chữ số
I. mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có 1 chữ số
- Thực hành tính nhân
II. hoạt động dạy học:
HĐ1: HS làm bài tập ở VBT
HĐ2: Luyện tập thêm
Bài 1: Đặt tính rồi tính
459 123 x 5 304 879 x 6 145 788 x 6
Bài 2: một xã được cấp 455550 cây giống . Hỏi một huyện có 7 xã thì được cấp bao nhiêu cây giống ?
HĐ3: Gọi HS chữa bài, GV nhận xét
Hoạt động ngoài giờ:
Kể chuyện , đọc thơ về cô giáo
Trong tháng 11 này chúng ta có ngày kỉ niêm gì ?
Em hãy nói ý nghĩa của ngày đó?
Em đã chuẩn bị những gì cho ngày kỉ niêm này ?
GV cho HS thi kể chuyện , đọc thơ ở trong nhóm
Thi đua giữa các nhóm , nhóm nào đọc hoặc kể được nhiều câu chuyện nói về ngày 20 -11
GV tuyên dương , nhận xét giờ học
Thứ 6 ngày 9 tháng 11 nă 2007
Tập làm văn.
Ôn tập( t 7 )
I- Mục tiêu.
- HS nắm được các chủ đề , nội dung, cốt truyện, tình tiết, sự việc, nhân vậtchính và nhân vật phụ, tính cách nhân vật, cách diễn đạt lời nói trực tiếp và gián tiếp, cách thể hiện suy luận của nhân vật.
II-hoạt động dạy học.
Đề bài: Viết một bức thư ngắn ( khoảng 10 dòng) cho bạn hoặc người thân nói về ước mơ của em.
- Yêu cầu HS đọc đề và xác định được yêu cầu của đề bài.
- HS làm bài.
- GV chấm bài .
- Yêu cầu một số em đọc bài của mình , cả lớp nhận xét.
- Củng cố bài.
Kể chuyện:
Ôn tập( t8 )
I- Mục tiêu:
- HS xác định được nội dung của bài: hệ thống lại một số điều cần ghi nhớ về thế loại: nội dung chính, nhân vật, tính cách.
III- Hoạt động dạy và học.
1- GV yêu cầu HS nêu các kiến thức cần ghi nhớ trong tuần 1- tuần 9.
- 3 HS nêu các nội dung : Như thế nào là văn kể chuyện; khi kể chuyện có mấy cách kể; học sinh biết xây dự cốt truyện ; viết được một đoạn văn, bài văn có mở bài , thân bài ,kết luận;
2- HS làm bài.
- Em và một người thân trong gia đình, cùng đọc một truyện, một người có nghị lực, có ý chí vươn lên, tính cách đáng khâm phục, chí hướng của em.
+ Em hãy nêu nội dung trao đổi, đối tượng trao đổi, hình thức trao đổi.
- Hãy kể lại câu chuyện một người chính trực theo lời kể của một vị quan trong triều.
3- GV chấm bài và chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc bài của mình , gọi HS lên nhận xét.
4- Củng cố, dặn dò.
- Về nhà hãy luyện viết một câu chuyện mà em thích.
Khoa học:
Nước có những tính chất gì ?
I. mục tiêu:
HS có khả năng phát hiện ra 1 số tính chất của nước bằng cách quan sát:
Quan sát để phát hiện màu , mùi, vị của nước
Làm thí nghiệm chứng minh nước không có hình dạng nhất định, chảy lan ra mọi phía, thấm qua một số vật và có thể hoà tan 1 số chất
II. đồ dùng dạy học:
Hình vẽ sgk
1 tổ : 2cốc, chai, khay, tấm kính,
III. hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Phát hiện màu , mùi vị của nước
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm
Lần lượt HS ngửi, nếm , quan sát để nhận ra tính chất của nước
+ GV kết luận
Hoạt động 2: Phát hiện hình dạng của nước
HS đổ nước vào cốc
Khi đặt ở vị trí khác nhau các vật có hình dạng như thế nào?
HS đổ nước vào các đồ vật trên và quan sát rút ra kết luận
Hoạt động 3 : Tìm hiểu xem nước chảy như thế nào?
HS trình bày cách làm thí nghiệm và rút ra kết luận
GV nhận xét
Hoạt động 4: Phát hiện thấm hoặc không thấm của nước đối với 1 số vật
- HS tìm hiểu qua thí nghiệm với các vật
Hoạt động 5: Phát hiện nước có thể hoặc không thể hoà tan 1 số chất
HS làm thí nghiệm: Cho 1 ít muối vào cốc và khuấy đều sau đó cho nhận xét
GV kết luận, nhận xét giờ học
Toán :
tính chất giao hoán của phép nhân
I. mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tính chất giao hoán của phép nhân
- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tính toán
II. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng tính
267534 x 3 196786 x 8
B. Bài mới:
Hoạt động 1:So sánh giá trị của hai biểu thức
Gọi HS đứng tại chổ so sánh kết quả của các phép tính
3 x 4 và 4 x 3
2 x 6 và 6 x 2
7 x 5 và 5 x7
Hoạt động 2: Viết kết quả vào chổ trống
- GV treo bảng phụ:
a = 4, b = 8 có a x b = 4 x 8 = 32
b x a = 8 x 4 = 32
- HS lần lượt ghi kết quả vào chổ trống và rút ra nhận xét : a x b = b x a
- HS nêu bằng lời t/c giao hoán của phép nhân
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS nêu nhận xét
Bài 2 : HS chuyển các phép tính đã cho về các phép tính đã học
Bài 3, 4 :HS làm vào vớau đó chữa bài
Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò
- GV nhận xét giờ học
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu
- Ban cán sự lớp đánh giá các hoạt động của lớp một cách chính xác, công bằng. Nêu được những ưu điểm, nhược điểm trong tuần qua
II- tiến hành đánh giá
1- Ban cán sự đánh giá các hoạt động( Phong trào học tập, sinh hoạt 15 phút, vệ sinh trong lớp và khu vực được phân công,..)
2- Bình bầu cá nhân xuất sắc và ý kiến thảo luận
3- GV nhận xét và nhắc nhở một số công việc trong tuần 10
Buổi chiều dạy bài chiều thứ 3
File đính kèm:
- tuan 10.doc