Giáo án Tổng hợp bồi dưỡng hsg môn tiếng Việt lớp 4, 5

*NỘI DUNG :

Phần I : Luyện từ và câu :

1) Cấu tạo từ.

2) Cấu tạo từ phức.

3) Từ loại.

 3.1-Danh từ, động từ, tính từ.

 3.2- Đại từ, đại từ xưng hô.

 3.3- Quan hệ từ.

4) Các lớp từ:

 4.1- Từ đồng nghĩa.

 4.2- Từ trái nghĩa.

 4.3- Từ đồng âm.

 4.4- Từ nhiều nghĩa.

5) Khái niệm câu.

6)Các thành phần của câu (cấu tạo ngữ pháp của câu)

7)Các kiểu câu (chia theo mục đích nói):

 7.1- Câu hỏi.

 7.2- Câu kể.

 7.3- Câu khiến.

 7.4- Câu cảm.

8) Phân loại câu theo cấu tạo- Câu ghép.

9) Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.

10) Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.

11) Dấu câu.

12) Liên kết câu.

 

doc13 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tổng hợp bồi dưỡng hsg môn tiếng Việt lớp 4, 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...) - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT ) * Động từ : - Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,... ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...) - Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...) *Tính từ : - Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...) * Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT. e) Bài tập thực hành : Bài 1 : Cho các từ sau: Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thần, , chiếc, bàn ghế, gió mùa, xã, huyện, phấn khởi, tự hào, mong muốn, truyền thống, hoà bình. a)xếp các từ trên vào 2 loại : DT và không phải DT b)Xếp các DT tìm được vào các nhóm : DT chỉ người, DT chỉ vật, DT chỉ hiện tượng, DT chỉ khái niệm, DT chỉ đơn vị. * Đáp án : a) - DT :.... - Không phải DT: phấn khởi, tự hào, mong muốn. b) - ..... - DT chỉ hiện tượng : sấm , sóng thần, gió mùa. - DT chỉ khái niệm : văn học, hoà bình , truyền thống. - DT chỉ đơn vị : cái , xã, huyện. Bài 2 : Tìm chỗ sai trong các câu sau và sửa lại cho đúng : Bạn Vân đang nấu cơm nước. Bác nông dân đang cày ruộng. Mẹ cháu vừa đi chợ búa. Em có một người bạn bè rất thân. *Đáp án : Các từ cơm nước, ruộng nương, chợ búa, bạn bè đều có nghĩa khái quát, không kết hợp được với ĐT mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ít ở trước. Cách sửa : Bỏ tiếng đứng sau của mỗi từ ( nước, nương, búa, bè ) Bài 3 : Cho các từ : cánh đồng, tình thương, lịch sử. Hãy đặt thành 2 câu ( với mỗi từ ) sao cho trong 2 câu đó mỗi từ nằm ở 2 bộ phận chính khác nhau. *Đáp án : V.D: Cánh đồng rộng mênh mông / Em rất yêu cánh đồng quê em. Bài 4 : Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây : Anh ấy đang suy nghĩ. Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc. Anh ấy sẽ kết luận sau. Những kết luận của anh ấy rất chắc chắn. Anh ấy ước mơ nhiều điều. Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao. *Đáp án : Ý 1, 3, 5 là ĐT ; Ý 2, 4, 6 là DT. Bài 5 : Các từ gạch chân trong từng câu dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho ĐT đứng trước nó : Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến. Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa. *Đáp án : - vẫn : bổ sung ý nghĩa tiếp diễn. - đã : bổ sung ý nghĩa thời gian ( quá khứ ) - đang : bổ sung ý nghĩa thời gian ( hiện tại ) - sắp : bổ sung ý nghĩa thời gian 9 tương lai ). Bài 6 : Xác định từ loại của các từ trong các thành ngữ : Đi ngược về xuôi. Nhìn xa trông rộng. nước chảy bèo trôi. *Đáp án : - DT: nước, bèo. - ĐT : đi , về, nhìn, trông. - TT : ngược, xuôi, xa, rộng. Bài 7 : Xác định DT, ĐT, TT của các câu sau : Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. Non cao gió dựng sông đầy nắng chang. Họ đang ngược Thái Nguyên, còn tôi xuôi Thái Bình. Nước chảy đá mòn. *Đáp án : - DT : bốn mùa, sắc trời, đất, non, gió, sông, nắng, Thái Nguyên, Thái Bình, nước, đá. -ĐT :mòn, dựng, ngược, xuôi. - TT : riêng, đầy, cao. ( Lưu ý : từ ngược, xuôi trong bài 7 khác từ ngược , xuôi trong bài 6.) Bài 8: Xác định từ loại của những từ sau : Niềm vui, vui tươi, vui chơi, tình thương, yêu thương, đáng yêu. *Đáp án : -DT: niềm vui, tình thương. - ĐT : vui chơi, yêu thương. - TT : vui tươi, đáng yêu. Bài 9 : Xác định từ loại của những từ sau : Sách vở, kiên nhẫn, kỉ niệm, yêu mến, tâm sự,lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn , vui, thân thương, sự nghi ngờ, suy nghĩ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, trìu mến, nỗi buồn. *Đáp án : - DT : sách vở, kỉ niệm, sự nghi ngờ, cái đẹp, cuộc vui, cơn giận dữ, nỗi buồn. - ĐT : kiên nhẫn, yêu mến, tâm sự, lo lắng, xúc động, nhớ, thương, lễ phép, buồn, vui, suy nghĩ,. - TT : thân thương, trìu mến. 3.2. Đại từ - Đại từ xưng hô ( Tuần 9, Tuần 11- Lớp 5 ): a) Ghi nhớ : * Đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế DT, ĐT, TT (hoặc cụm DT, cụm ĐT, cụm TT ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy. * Đại từ dùng để xưng hô (đại từ xưng hô , đại từ xưng hô điển hình ) : Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp . Đại từ xưng hô thể hiện ở 3 ngôi : - Đại từ chỉ ngôi thứ nhất ( chỉ người nói ) : tôi, ta, tớ, chúng tôi, chúng ta,... - Đại từ chỉ ngôi thứ hai ( chỉ người nghe ) : mày, cậu, các cậu, ... - Đại từ chỉ ngôi thứ ba ( người được 2 người ở ngôi thứ nhất và thứ 2 nói tới) : họ, nó, hắn, bọn họ, chúng nó,... * Đại từ dùng để hỏi : ai ? gì? nào? bao nhiêu ?... * Đại từ dùng để thay thế từ ngữ đã dùng cho khỏi lặp : vậy, thế . Lưu ý : Đại từ có khả năng thay thế cho từ loại nào thì có thể giữ những chức vụ giống như từ loại ấy. Cụ thể : - Các đại từ xưng hô có khả năng thay thế DT đo đó chúng có thể có chức vụ trong câu như DT. - Các đại từ vậy, thế có khả năng thay thế ĐT, TT do đó chúng có thể có chức vụ trong câu như ĐT, TT. - Bên cạnh các đại từ xưng hô chuyên dùng, Tiếng Việt còn sử dụng nhiều DT làm từ xưng hô (gọi là DT chỉ người lâm thời làm đại từ xưng hô). Đó là các DT : + Chỉ quan hệ gia đình-thân thuộc : ông, bà,anh, chị, em, con ,cháu,... + Chỉ một số chức vụ - nghề nghiệp đặc biệt :chủ tịch, thứ trưởng, bộ trưởng, thầy, bác sĩ, luật sư,... Để biết khi nào một từ là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc, DT chỉ chức vụ- nghề nghiệp và khi nào nó được dùng như DT chỉ đơn vị hoặc khi nào nó là đại từ xưng hô , ta cần dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể của nó. V.D1: Cô của em dạy Tiếng Anh ( Cô là DT chỉ quan hệ gia đình- thân thuộc ) V.D2 : Cô Hoa luôn giúp đỡ mọi người ( Cô là DT chỉ đơn vị ). V.D3 : Cháu chào cô ạ ! ( cô là đại từ xưng hô ) b)Bài tập thực hành : Bài1: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây : Tôi đang học bài thì Nam đến. Người được nhà trường biểu dương là tôi. Cả nhà rất yêu quý tôi. Anh chị tôi đều học giỏi. Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng. *Đáp án : a) Chủ ngữ. b) Vị ngữ. c) Bổ ngữ. d) Định ngữ. e) Trạng ngữ. Bài 2 : Tìm đại từ trong đoạn hội thoại sau , nói rõ từng đại từ thay thế cho từ ngữ nào : Trong giờ ra chơi , Nam hỏi Bắc : Bắc ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh ? ( câu 1 ) Tớ được điểm 10, còn cậu được mấy điểm ?- Bắc nói. (câu 2 ) Tớ cũng thế. (câu 3 ) *Đáp án : - Câu 1 : từ bạn ( DT lâm thời làm đại từ xưng hô ) thay thế cho từ Bắc. - Câu 2 : tớ thay thế cho Bắc ,cậu thay thế cho Nam. - Câu 3 : tớ thay thế cho Nam, thế thay thế cụm từ được điểm 10. Bài 3 : Đọc các câu sau : Sóc nhảy nhót chuyền cành thế nào ngã trúng ngay vào Chó Sói đang ngủ. Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt, Sóc bèn van xin : - Xin ông thả cháu ra. Sói trả lời : -Thôi được, ta sẽ thả mày ra. Có điều mày hãy nói cho ta hay , vì sao họ nhà Sóc chúng mày lúc nào cũng vui vẻ như vậy ? ( Theo Lép Tôn- xtôi ). Tìm đại từ xưng hô trong các câu trên. Phân các đại từ xưng hô trên thành 2 loại : Đại từ xưng hô điển hình. Danh từ lâm thời làm đị từ xưng hô. *Đáp án : a) Ông, cháu, ta, mày, chúng mày. b)- Điển hình : ta, mày, chúng mày. - lâm thời, tạm thời : ông, cháu (DT làm đại từ ). Bài 4 : Thay thế các từ hoặc cụm từ cần thiết bằng đại từ thích hợp để câu văn không bị lặp lại : Một con quạ khát nước, con quạ tìm thấy một cái lọ. Tấm đi qua hồ, Tấm vô ý đánh rơi một chiếc giày xuống nước. - Nam ơi ! Cậu được mấy điểm ? Tớ được 10 điểm. Còn cậu được mấy điểm ? Tớ cũng được 10 điểm. *Đáp án : a) Thay từ con quạ (thứ 2) bằng từ nó. b) Thay từ Tấm (thứ 2) bằng từ cô. c) Thay cụm từ “được mấy điểm” bằng “thì sao” ; cụm từ “được 10 điểm”(ở dưới ) bằng “cũng vậy”. 3.3.Quan hệ từ (QHT)- (Tuần 11- Lớp 5): a) Ghi nhớ : - QHT là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. - Các QHT thường dùng là : và, với, hay, hoặc, nhưng ,mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về,... - Nhiều khi, từ ngữ trong câu được nối với nhau bằng 1 cặp QHT. Các cặp QHT thường dùng là : + Vì...nên...; Do...nên...; Nhờ ...nên... ( biểu thị quan hệ nguyên nhân- kết quả ). + Nếu ...thì...; Hễ... thì... (biểu thị quan hệ giả thiết, điều kiện - kết quả ). + Tuy ...nhưng...; Mặc dù... nhưng... (biểu thị quan hệ tương phản, nhượng bộ, đối lập ). + Không những... mà còn...; Không chỉ... mà còn... (biểu thị quan hệ tăng tiến ). b)Bài tập thực hành : Bài 1 : Tìm QHT và cặpQHT trong đoạn trích sau và nêu rõ tác dụng của chúng : Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi mà Vạc chẳng nghe. Nhờ chăm chỉ siêng năng nên Cò học giỏi nhất lớp. *Đáp án : QHT và cặp QHT : và, nhưng, còn, mà, Nhờ...nên... Tác dụng : và : nêu 2 sự kiện song song. nhưng, còn , mà : neu sự đối lập. Nhờ...nên : biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả. Bài 2 : Chọn từ ngữ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống trong từng câu : nhưng, còn , và , hay, nhờ. Chỉ ba tháng sau,.....siêng năng ,cần cù, cậu vượt lên đầu lớp. Ông tôi đã già.....không một ngày nào ông quên ra vườn. Tấm rất chăm chỉ.....Cám thì lười biếng. Mình cầm lái....cậu cầm lái ? Mây tan .... mưa tạnh dần. Bài 3 : Đặt câu với mỗi QHT sau : của , để, do, bằng, với , hoặc. *Đáp án : - Chiếc áo của Lan đã ngắn. - Tôi nói vậy để anh xem xét. - Cây nhãn này do ông em trồng. - Chiếc bàn này được làm bằng gỗ. -..... Bài 4 : Hãy đặt 4 câu trong đó có sử dụng 4 cặp QHT dùng để biểu thị quan hệ : Nguyên nhân- kết quả. Điều kiện ( giả thiết ) - kết quả. Nhượng bộ (đối lập, tương phản ). Tăng tiến. ........ *Mời bạn tham khảo phần tiếp theo ở bài : Giáo án BDHSG môn T.V lớp 4- 5.Phần I (mục 4 ).

File đính kèm:

  • docGIAO AN DAY BOI DUONG TIENG VIET LOP 45.doc
Giáo án liên quan