I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
· Biết cách thực hiện phép nhân số có năm chữ số với số có một chữ số .
· Áp dụng phép nhân số có năm chữ số để giải các bài toán có liên quan
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
· Bảng phụ viết nội dung bài tập 3
43 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán Tuần 31 Trường Tiểu Học Vĩnh Nguyên 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề nhà.
1’
- Giao bài tập về nhà: Ôn động tác tung bóng và bắt bóng cá nhân.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
THỂ DỤC
Bài 62 : ÔâN ĐỘNG TÁC TUNG VÀ BẮT BÓNG
TRÒ CHƠI “ AI KÉO KHOẺ”
A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :
Ôn động tác tung bóng và bắt bóng .Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối đúng.
Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi ở mức tương đối chủ động.
B. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm : Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện : Chuẩn bị 2- 3 em một quả bóng và sân cho trò chơi “ Ai kéo khoẻ”
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
NỘI DUNG
ĐL
YÊU CẦU KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. Mở đầu :
1. Nhận lớp:
2’
- Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
x x x x x x x
x x x x x x x
2.Phổ biến bài mới: (thị phạm)
1’
- Ôn động tác tung bóng và bắt bóng.
- Chơi trò chơi “Ai kéo khoẻ”
x x x x x x x
x x x x x x x
3. Khởi động :
- Chung :
- Chuyên môn :
1’
2’
2’
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Đi thường theo 1 hàng dọc, sau đó chuyển thành đội hình vòng tròn
* Chơi trò chơi “Đi - chạy ngược chiều theo tín hiệu”
HS đi bình thường sau đó tăng dần tốc độ, chuyển sang đi nhanh hoặc chạy, khi GV thổi một hồi còi, thì quay ngược lại và lại đi bình thường (hoặc chạy)
x x x x x x x x
II. CƠ BẢN
1. Ôn bài cũ :
2. Bài mới
(Ghi rõ chi tiết các động tác kỹ thuật)
12’- 14’
- Tung và bắt bóng theo nhóm 2 người.
+ GV tập hợp HS, hướng dẫn lại tư thế đứng chuẩn bị tung bóng, hứng bóng.
+ Từng em tập tung và bắt bóng tại chỗ, di chuyển một số lần.
+ Cho tập theo từng đôi một, GV nhắc các em chú ý phối hợp toàn thân khi thực hiện động tác và cách di chuyển để bắt bóng. Khi tung bóng các em dùng lực vừa phải để tung bóng đúng hướng. Khi bắt bóng cần khéo léo, nhẹ nhàng chắc chắn.
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
x x x x x x x
3. Trò chơi vận động (hoặc trò chơi bổ trợ thể lực)
III. KẾT THÚC
1. Hồi tĩnh
(Thả lỏng)
6’- 8’
- Chơi trò chơi “ Ai kéo khoẻ”
GV nhắc lại tên trò chơi và cách chơi sau đó cho HS chơi. Trước khi chơi cần cho HS khởi động kĩ các khớp. GV chú ý nhắc HS phải đảm bảo an toàn trong tập luyện, không đùa nghịch. Đối với từng đôi chỉ thi 3 lần, bạn nào được 2 lần bạn đó thắng.
* Chạy chậm 1 vòng sân tập khoảng 200 -300 m.
2. Tổng kết giờ học
1’
- Đi lại thả lỏng và hít thở sâu.
x x x x x x x
x x x x x x x
3. Nhắc nhở và giao bài tập về nhà.
3’
- GV cùng HS hệ thống bài và nhận xét
x x x x x x x
x x x x x x x
1’
- Giao bài tập về nhà: Ôn tung và bắt bóng cá nhân.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 61 : TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG
HỆ MẶT TRỜI
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt trời.
Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Có ý thức giữõ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 116, 117.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 85 (VBT)
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Quan sát trang theo cặp
Mục tiêu :
- Có biểu tượng ban đầu về hệ Mặt Trời.
- Nhận biết được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV giảng cho HS biết : Hành tinh là thiên thể chuyển động quanh Mặt Trời.
- HS nghe.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 116 và trả lời với bạn các câu hỏi sau :
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi.
+ Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh ?
+ Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ mấy ?
+ Tại sao Trái Đất được gọi là một hành tinh của hệ Mặt Trời ?
Bước 2 :
- GV gọi một số HS trả lời trước lớp.
- HS trả lời trước lớp.
- GV hoặc HS bổ sung hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận : Trong hệ Mặt Trời có 9 hành tinh, chúng chuyển động không ngừng quanh Mặt Trời và cùng với Mặt Trời tạo thành hệ Mặt Trời.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
Mục tiêu :
- Biết trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống.
- Có ý thức giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm các câu hỏi gợi ý :
- HS thảo luận nhóm.
+ Trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có sự sống ?
+ Chúng ta phải làm gì để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp ?
Bước 2 :
- GV yêu cầu các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
Kết luận : Trong hệ Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh có sự sống. Để giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp, chúng ta phải trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh ; vứt rác, đổ rác đúng nơi qui định ; giữ vệ sinh môi trường xung quanh,…
Hoạt động 3 : Thi kể về hành tinh trong hệ Mặt Trờii ( dành cho HS khá giỏi)
Mục tiêu :
Mở rộng hiểu biết về một số hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV chia nhóm và phân công các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời (GV giao nhiệm vụ này cho HS trước 1 - 2 tuần lễ)
- Các nhóm sưu tầm tư liệu về một hành tinh nào đó trong 9 hành tinh của hệ Mặt Trời.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm.
- HS trong nhóm nghiên cứu tư liệu để hiểu về hành tinh.
- HS tự kể về hành tinh trong nhóm.
- Lưu ý : Hình thức kể phong phú, có thể tương tự như bài 58.
Bước 3 :
- GV yêu cầu các nhóm kể trước lớp.
- Đại diện các nhóm kể trước lớp.
- GV hoặc HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
- GV khen những nhóm kể hay, đúng và nội dung phong phú.
IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Tiết 62 : MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS có khả năng :
Trình bày mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất.
Vẽ được sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trăi Đất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 118, 119.
Quả địa cầu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS làm bài tập 1, 2 / 86 (VBT)
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động 1 : Quan sát tranh theo cặp
Mục tiêu :
Bước đầu biết mối quan hệ giữa Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời với bạn theo các gợi ý sau :
- HS quan sát hình 1 trang 118 trong SGK và trả lời theo nhóm đôi.
+ Chỉ Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng và hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất.
+ Nhận xét chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời và chiều quay của Mặt Trăng quanh Trái đất ( Cùng chiều hay ngược chiều).
+ Nhận xét độ lớn của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng.
Bước 2 :
- GV gọi vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- Vài HS trả lời câu hỏi trước lớp.
- GV bổ sung, hoàn thiện câu trả lời của HS.
Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần.
Hoạt động 2 : Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất
Mục tiêu :
- Biết Mặt Trăng là vệ tinh của Trái đất.
- Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái đất.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV giảng cho HS cả lớp biết : Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh.
- HS nghe giảng.
- GV hỏi : Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái đất ?
- HS trả lời.
- GV mở rộng cho HS biết : Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra, chuyển động quanh Trái đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ.
- HS nghe giảng.
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Mặt Trời như hình 2 trong SGK trang 119 vào vở của mình rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất.
- HS vẽ theo yêu cầu.
- HS trao đổi, nhận xét sơ đồ theo cặp.
Kết luận : Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất nên được gọi là vệ tinh của Trái đất.
Hoạt động 3 : Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái đất.
Mục tiêu :
- Củng cố cho HS kiến thức về sự chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái đất.
- Tạo hứng thú học tập.
Cách tiến hành :
Bước 1 :
- GV chia nhóm và xác định vị trí làm việc của các nhóm.
- GV hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm.
Bước 2 :
- GV yêu cầu các nhóm tiến hành chơi.
- Thực hành chơi theo từng nhóm.
Bước 3 :
- GV gọi vài HS lên biểu diễn trước lớp.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
- GV và HS nhận xét cách biểu diễn của các bạn, cụ thể nhận xét về cách quay, chiều quay của bạn đã đúng chưa.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
- GV mở rộng cho HS biết : Trên Mặt Trăng không có không khí, nước và sự sống. Đó là nơi tĩnh lặng.
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 31.doc