I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-.Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư )
2.Kĩ năng: HS làm tính nhanh, đúng, chính xác.
3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo.
II/ Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi bài tập
HS: Xem bài ở nhà.
53 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán Tuần 15-19 Lớp 3 Trường Tiểu học Phú Túc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảng phụ cho HS quan sát nhận xét:
+ Ở dòng đầu, em cho cô biết số này gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị.
+ Số này viết như thế nào và đọc ra sao ?
- GV cho HS viết số vào bảng con và đọc số
- GV nhận xét
- GV tiến hành tương tự cho đến hết các số còn lại và cuối cùng được bảng như sau
HÀNG
VIẾT SỐ
Nghìn
Trăm
Chục
Đơn vị
2
0
0
0
2000
2
7
0
0
2700
2
7
5
0
2750
2
0
2
0
2020
2
4
0
2
2402
2
0
0
5
2005
® Hướng dẫn HS thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc số như mẫu.
- GV cho HS nhẩm đọc số theo mẫu
- GV gọi HS đọc từng số, gọi HS nhận xét, GV sửa chữa, GV ghi bảng phần đọc đúng
- GV hỏi HS chữ số 0 ở mỗi số chỉ hàng gì ?
- GV khắc sâu cách đọc lần lượt các số đối với số có chữ số 0 ; chữ số 0 ở hàng nào thì chỉ 0 đơn vị ở hàng đó.
Bài 2 :
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV đính bảng phụ ghi bài 2
- GV cho HS nhận xét sự liên hệ giữa các số trong dãy số.
- GV chia lớp làm 5 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu học tập, 1 nhóm làm bảng phụ
- GV đính bảng phụ lên bảng, gọi HS nhận xét, GV sửa chữa và kiểm tra các nhóm còn lại.
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV ghi bảng 2 lần bài 3
- GV chia lớp làm 2 đội, mỗi đội cử ra 3 HS lên bảng làm thi đua tiếp sức.
- Gọi HS gọi HS nhận xét, GV sửa chữa và kiểm tra kết quả cả lớp, GV tuyên dương
- GV hỏi:
+ Dãy số a là các số có ba chữ số 0 ở cuối nên gọi là số gì ?
+ Dãy số b là các số có hai chữ số 0 ở cuối nên gọi là số gì ?
+ Dãy số c là các số có 1 chữ số 0 ở cuối nên gọi là số gì ?
- HS đọc, viết số
- HS viết số vào bảng con và đọc số
- Đọc lần lượt các số : 2700, 2750, 2020, 2402, 2005.
ĐỌC SỐ
Hai nghìn
Hai nghìn bảy trăm
Hai nghìn bảy trăm năm mươi
Hai nghìn không trăm hai mươi
Hai nghìn bốn trăm linh hai
Hai nghìn không trăm linh năm
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc mẫu: 7800 – bảy nghìn tám trăm.
- HS nhẩm đọc số theo mẫu
- HS đọc từng số
- HS trả lời
- HS đọc yêu cầu
- Số liền sau lớn hơn số liền trước 1 đơn vị.
- HS làm nhóm, bảng phụ
3000, 4000, 5000, 6000, 7000.
9000, 9100, 9200, 9300, 9400.
4420, 4430, 4440, 4450, 4460.
- HS nêu yêu cầu
- đội cử ra 3 HS lên bảng làm thi đua tiếp sức.
- HS trả lời
- tròn nghìn.
- tròn trăm.
- tròn chục
6’
1’
8’
24’
4. Củng cố, dặn dò: (1’)
- GV dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc, viết các số có 4 chữ số.
- Xem trước bài: Các số có bốn chữ số (tiếp theo)
* Nhận xét:
* Rút kinh nghiệm:
Tiết: 94
Ngày dạy: 7/1/2010
Các số có bốn chữ số
( Tiếp theo )
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nhận biết cấu tạo thập phân của các số có 4 chữ số.
- Biết viết các số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
2.Kĩ năng:
HS biết viết các số có 4 chữ số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại nhanh, chính xác.
3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ viết các bài tập 2, 3
HS: Xem bài ở nhà
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
TG
1. Ổn định :
2.Bài cũ :
- GV ghi bảng các số sau, gọi HS đọc số:
7800, 2503, 5042, 7061, 9005, 3570, 6000
- GV nhận xét.Nhận xét vở HS
3.Bài mới:
® Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa.
® Hướng dẫn viết các số có 4 chữ số thành tổng : các nghìn, trăm, chục, đơn vị.
* Trường hợp các số không có chữ số 0 :
- GV gọi 1 HS lên bảng, GV đọc số 5247 cho HS viết lên bảng và đọc lại số.
- GV hỏi:
+ Đây là số có mấy chữ số ?
+ Số 5247 mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ?
- Em nào có thể viết số 5247 thành tổng số nghìn ?, số trăm ?, số chục ? và số đơn vị (ghi bảng 5247 = … + … + … + … ).
- GV cho HS viết vào bảng con , GV ghi bảng.
- GV cho học sinh viết vào bảng con số 9683 thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị
* Trường hợp các số có chữ số 0 ở hàng trăm, hàng chục hoặc hàng đơn vị :
- GV gọi 1 HS lên bảng ghi số 3095 và đọc lại
- GV hỏi: Số 3095 gồm mấy nghìn, trăm, chục, đơn vị ?
- GV cho HS viết thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị vào bảng con, gọi 1 HS nêu miệng, GV ghi bảng lớp.
- Số 3095 có chữ số 0 ở hàng nào?
- Khi viết thành tổng tương ứng phải có một số hạng là mấy ?
- Khi đó ta có thể bỏ qua số hạng nào ? Vậy ta có thể viết số 3095 thành tổng có mấy số hạng ?
- Gọi HS nêu, GV cho HS nhận xét và GVghi bảng.
Cho HS thực hiện nhóm :
- GV cho HS viết các số còn lại lần lượt vào bảng con, 1 HS lên bảng ghi
- Gọi HS nhận xét, GV sửa chữa
- GV lưu ý HS khi viết tổng các số có chữ số 0 ở hàng trăm, chục, đơn vị
® Thực hành:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm mẫu lần lượt 1a và 1b, GV ghi bảng như SGK
- GV cho HS làm bảng con các bài còn lại.
- Gọi HS nhận xét
Bài 2: ( cột 1 câu a, b )
+ Gọi HS đọc yêu cầu 2a
- GV gọi HS làm bài mẫu
- GV cho HS làm theo 5 nhóm, 1 nhóm làm bảng phụ.
- GV đính bảng phụ lên bảng, gọi HS nhận xét
+ Gọi HS đọc yêu cầu 2b
- GV gọi HS làm bài mẫu
- GV cho HS làm bảng con
- Gọi HS nhận xét
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV đọc từng số, yêu cầu HS viết bảng con
- GV kiểm tra, sửa chữa.
- Gọi HS đọc lại 3 số vừa viết.
Bài 4: ( Dành cho HS khá giỏi )
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- GV cho HS suy nghĩ tự ghi nháp.
- GV gọi 2 nhóm mỗi nhóm 5 em lên bảng làm thi đua.
- Gọi HS nhận xét, GV sửa chữa và tuyên dương.
- GV hỏi: Có bao nhiêu số có 4 chữ số mà các chữ số của mỗi số đều giống nhau ?
- HS đọc, viết
- 1 HS viết, đọc số : 5247.
- HS trả lời
- Số có 4 chữ số.
- 5 nghìn, 2 trăm, 4chục và 7 đơn vị.
- Số 5247 thành tổng các số 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục và 7 đơn vị.
- 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7.
- 9683 = 9000 + 600 + 80 + 3.
- HS viết số và đọc số
- 3 nghìn, 0 trăm, 9 chục, 5 đơn vị
- HS viết bảng con và nêu :
3095 = 3000 + 0 + 90 + 5.
- ở hàng trăm.
- là 0.
- số hạng 0, 3 số hạng
- HS nêu: 3095 = 3000 + 90 + 5.
- HS viết các số còn lại lần lượt vào bảng con
7070 = 7000 + 0 + 70 + 0 = 7000 + 70
8102 = 8000 + 100 + 0 + 2 = 8000 + 100 + 2
6790 = 6000 + 700 + 90 + 0 = 6000 + 700 + 90
4400 = 4000 + 400 + 0 + 0 = 4000 + 400
2005 = 2000 + 0 + 0 + 5 = 2000 + 5
- HS làm mẫu
- HS làm bảng con
- HS đọc yêu cầu
- HS nêu miệng mẫu 1a:
- HS làm theo 5 nhóm
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài mẫu,
- HS làm bảng con :
.
- HS đọc yêu cầu
- HS viết bảng con
- HS đọc lại 3 số vừa viết.
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ tự ghi nháp.
- Thi đua 2 dãy
- Có tất cả 9 số.
5’
1’
5’
5’
20’
4. Củng cố, dặn dò: (1’)
- Tập đọc và viết số có bốn chữ số, viết các số đó thành tổng.
- Xem trước bài: Số 10 000 – Luyện tập
* Nhận xét:
* Rút kinh nghiệm:
Tiết: 95
Ngày dạy: 8/1/2010
Số 10 000 – Luyện tập
I/ Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Nhận biết số 10 000 ( mười nghìn hoặc một vạn )
- Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số.
2.Kĩ năng: HS nhận biết đọc, viết số 10 000, số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục nhanh, chính xác.
3.Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị:
GV: 10 tấm bìa viết số 1000, bảng nỉ
HS: Xem bài ở nhà
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
TG
1Ổn định :
2.Bài cũ :
- GV gọi 3 HS lên bảng viết các số sau thành tổng:
5872, 4304, 6028
- GV nhận xét, ghi điểm.GV
3.Bài mới:
® Giới thiệu bài:
GV nêu mục tiêu của tiết học, ghi tựa.
® Giới thiệu số 10 000
- GV cho HS xem tấm bìa 1000 hòi
Tấm bìa này là bao nhiêu ?
- GV đính các tấm bìa lên bảng và hỏi: Có mấy tấm bìa 1000 ? được bao nhiêu ?
- GV gọi HS lên bảng ghi số 8000 và đọc “tám nghìn”
- GV lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 đính tiếp lên bảng, hỏi:
+ Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn ?
- GV gọi HS lên bảng viết số 9000 và đọc“chín nghìn”
- GV lấy thêm 1 tấm bìa có ghi 1000 đính tiếp vào nhóm 9 tấm bìa, hỏi:
+ Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn ?
- GV gọi 1 HS lên bảng viết số 10 000 ở dưới nhóm các tấm bìa
- GV gọi HS đọc “mười nghìn”
- GV giới thiệu: số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn
- GV gọi vài HS đọc lại số: “mười nghìn” hoặc “một vạn”
- Mười nghìn hoặc một vạn là số có mấy chữ số ?
- GV cho HS nêu các chữ số chỉ hàng gì ?
® Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm bài vào bảng con.
- GV nhận xét, gọi HS đọc lại các số vừa tìm,kiểm tra kết quả cả lớp.
- Em có nhận xét gì về các số ở bài 1?
Bài 2:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm bài và đọc lại các số vừa tìm
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV gọi HS nhận xét
Bài 3:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV cho HS làm bài vào vở, chấm, sửa
- GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài
- GV nhận xét
Bài 4:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- GV gọi HS làm bài vào vở,
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài
- GV nhận xét
Bài 5:
- GV gọi HS đọc yêu cầu
- Muốn tìm số liền trước, số liền sau của mỗi số em làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm theo nhóm 5 , 1 nhóm làm bảng phụ.
- GV gọi HS nhận xét, GV sửa chữa và tuyên dương
- HS quan sát và trả lời: 1000
.
- Có 8 tấm bìa 1000, ta được “tám nghìn”
- Tám nghìn thêm một nghìn là chín nghìn
- Chín nghìn thêm một nghìn là mười nghìn
- HS đọc
- HS đọc “mười nghìn”
- Mười nghìn hoặc một vạn là số có năm chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0.
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
- HS đọc lại các số vừa tìm
- Các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải ba chữ số 0, riêng số 10 000 có tận cùng bên phải bốn chữ số 0
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài đọc lại các số vừa tìm
- HS lên bảng làm bài
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào vở, sửa
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài
-HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
HS đọc
- HS ngồi theo nhóm 5, 1 nhóm làm bảng phụ.
- HS nhận xét
5’
1’
8’
24’
4.củng cô, dặn dò: ( 1’ )
- Tập viết các số từ 1000 đến 10 000
- Xem trước bài : Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng
* Nhận xét:
…………………………………………………………………………………………………
* Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- TGA Toan tuan 1519 lop 3.doc