A. Tập Đọc :
- Bước đầu đọc đúng các kiểu câu,biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.
(trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4).
B. Kể Chuyện :
Kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
HS khá, giỏi kể được từng đoạn hoặc cả câu chuyện theo lời một bạn nhỏ
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán & Tiếng Việt Tuần 8 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặt câu từ : nghẹn ngào
- Yêu cầu luyện đọc nhóm 5.
- Đọc nhóm 5, mỗi em 1 đoạn.
- 5 HS đọc nối tiếp 5 đoạn của bài.
- Tổ chức thi đọc giữa các nhóm.
- 2 nhóm thi đọc bài.
3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, 2
- Học sinh đọc thầm đoạn 1, 2.
- Các bạn nhỏ đi đâu ?
- .. đi về nhà sau cuộc dạo chơi …
- Điều gì gặp trên đường khiến các bạn nhỏ phải dừng lại ?
- Các bạn gặp ông cụ... u sầu.
- Các bạn quan tâm đến ông cụ ntn?
- Các bạn băn khoăn, đoán cụ bị ốm...
- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy ?
- Vì các bạn là đứa trẻ, ngoan đôn hậu, muốn giúp đỡ ông cụ.
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 3, 4.
- Học sinh đọc thầm đoạn 3, 4
- Ông cụ gặp chuyện gì buồn ?
- Cụ bà bị ốm nặng, nằm bệnh viện, khó qua khỏi.
- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn ?
Học sinh trao đổi nhóm phát biểu.
+ Vì ông cụ được chia sẻ nỗi buồn với các bạn.
+ Vì sự quan tâm của các bạn nhỏ làm ông cụ bớt cô đơn.
+ Vì ông cụ cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 5
- 1 học sinh đọc đoạn 5
- Trao đổi nhóm đặt tên khác cho truyện? Vì sao ?
- Học sinh chọn.
- Câu chuyện muốn nói với em điều gì
- Học sinh phát biểu.
® Giáo viên chốt ý.
4. Luyện đọc lại :
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp các đoạn 2, 3, 4, 5 của bài.
- Bốn học sinh tiếp tục nối tiếp nhau thi đọc các đoạn 2, 3, 4, 5.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo vai.
- 6 học sinh thi đọc chuyện theo vai.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc
- 2 nhóm thi đọc.
- Tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Lớp bình chọn học sinh đọc tốt.
* KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ :
Tưởng tượng mình là một bạn nhỏ trong truyện kể toàn câu chuyện theo lời của bạn.
- Học sinh theo dõi.
2. Hướng dẫn học sinh kể :
- 1 HS nêu yêu cầu của phần kể chuyện.
- GV mời 1HS chọn kể mẫu một đoạn
- 1 học sinh kể.
- Kể theo lời bạn nhỏ em cần chú ý gì về cách xưng hô ?
- Xưng hô là tôi (mình, em).
- Kể theo nhóm.
- Từng cặp HS tập kể theo lời nhân vật.
- Kể trước lớp.
- Một vài HS thi kể trước lớp.
- 1 học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
- Tuyên dương khen học sinh kể tốt
- Lớp nhận xét, chọn người kể hay
C. Củng cố :
- Em học được bài học gì từ các bạn nhỏ trong truyện ?
- Về kể chuyện cho người thân nghe.
TOÁN GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN
I.MỤC TIÊU :
- Biết thực hiện giảm đi một số lần và vận dụng vào giải toán .
- Biết phân biệt giảm đi một số đợn vị với giảm đi một số lần .
II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP : Tranh vẽ mô hình 8 con gà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : - Một HS làm bài 3 trên bảng, lớp làm bảng con.
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. H dẫn cách giảm một số đi nhiều lần:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp con gà lên bảng như SGK.
- Quan sát hình minh họa, đọc lại đề toán và phân tích đề :
- Số con gà hàng trên ?
- 6 con gà.
- Số gà hàng trên so với hàng dưới ?
Vừa hỏi, giáo viên vừa tóm tắt :
Hàng trên : 6 con
Hàng dưới ?
- Giảm 3 lần thì được số gà hàng dưới.
Gà hàng dưới là :
6 : 3 = 2 (con gà)
Đ.S = 2 con gà
-GV:Số gà ht giảm đi 3 lần được số gà hd
* GV hướng dẫn HS (tương tự bài a) độ dài đường thẳng AB và CD.
- Muốn giảm 8cm đi 4 lần ta làm ntn?
A 8cm B
C D CD = ? cm. 8 : 4 = 2 (cm)
- Muốn giảm10kg đi 5 lần ta làm thế nào?
10 : 5
Þ Kết luận : Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào ?
Muốn giảm một số đi nhiều lần, ta chia số đó cho số lần. (vài học sinh đọc lại).
2. Thực hành :
* Bài 1 :
HS đọc hàng đầu của bảng.
- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm ?
- HS tính nhẩm làm vở. Đổi vở chấm .
* Bài 2a : Gọi 1 học sinh đọc đề.
- Học sinh đọc đề.
- Mẹ có bao nhiêu quả bưởi ?
- Mẹ có 40 quả bưởi.
- Số bưởi còn lại sau khi bán như thế nào so với số bưởi ban đầu ?
- Số bưởi còn lại bằng 1/4 số bưởi ban đầu.
Vậy ta vẽ sơ đồ như thế nào ?
Cho HS giải vào vở
Mẹ có : 40 quả
Mẹ còn :
* Bài 2 b : Tương tự giải như phần a.
- Học sinh tự làm bài b, chữa bài
* Bài 3 : Gọi 1 học sinh đọc đề.
- Học sinh đọc đề.
® Hướng dẫn học sinh giải như bài 2.
- Muốn vẽ đoạn thẳng CD và MN, ta phải biết gì ? Yêu cầu học sinh tính.
- Ta phải biết độ dài của mỗi đoạn thẳng.
- Yêu cầu học sinh vẽ hình.
HSvẽ hình - HS đổi vở chấm chéo. :
3/Củng cố: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm thế nào?
TOÁN LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU :
Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm đi một số lần và vận dụng vào giải toán .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ : 1 học sinh giải bài 2b - Lớp giải ở bảng con.
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Bài 1 : Dòng 2
- GV hướng dẫn HS giải thích bài mẫu
- Học sinh tự làm bài còn lại.
- Tính nhẩm điền SGK
- Sửa bài.
* Bài 2a :
- Gọi 1 học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh tự giải.
- Học sinh tự giải vào vở.
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài :
Buổi chiều cửa hàng bán là :
60 : 3 = 20 (lít)
Đ.S = 20 lít
* Bài 2b : Tương tự HS giải phần b
Số quả có là :
60 : 3 = 20 (quả)
Đ.S = 20 quả
- Yêu cầu HS nhận xét hai bài a, b ?
® Học sinh phát hiện giảm 3 lần = tìm 1/3 của số đó.
* Bài 3 :
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài
- Học sinh đọc đề, nêu cách làm.
- Làm vở bài tập.
- Yêu cầu HS thực hành đo độ dài.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
Độ dài đoạn AB = 10cm
Giảm độ dài AB đi 5 lần là :
10 : 5 = 2 (cm)
Đ.S = 2 cm
- Học sinh vẽ đoạn thẳng MN = 2cm
- Chữa bài, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò :
- Củng cố tiết học - Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ TIẾNG RU
I.MỤC TIÊU :
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát .
- Làm đúng BT (2) b.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ viết bài tập 2b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- 2 học sinh lên làm trên bảng, lớp làm bảng con : buồn bã, buông tay, diễn tuồng, muôn tuổi..
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : Giáo viên viết đề lên bảng.
2. Hướng dẫn nghe, viết :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a. Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc khổ 1, 2 bài "Tiếng ru".
- Học sinh theo dõi.
- 2 HS đọc thuộc bài "Tiếng ru"
- Bài thơ viết theo thể thơ gì ?
- Lục bát.
- Cách trình bày có gì chú ý ?
- Dòng 6 cách lề 2 ô.Dòng 8 cách lề 1 ô.
- Dòng thơ nào có dấu phẩy ?
- Dòng thơ thứ 2.
- Dòng thơ nào có dấu gạch nối ?
- Dòng thơ thứ 7.
- Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi ?
- Dòng thơ thứ 7.
- Dòng thơ nào có dấu chấm than ?
- Dòng thơ thứ 8.
- Học sinh viết từ khó, nhẩm học thuộc
b. Học sinh nhớ - viết 2 khổ :
- Học sinh viết 2 khổ.
- Giáo viên theo dõi học sinh viết bài.
c. Chấm chữa bài
- Học sinh đọc bài, soát lỗi, sửa.
- Giáo viên chấm 7 bài. Nhận xét.
3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả
- HS làm bài 2b. Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Học sinh làm nháp.
- 3 học sinh lên bảng viết lời giải.
- Giáo viên chốt lời giải đúng.
- Nhận xét.
- Lớp làm bài vào vở.
4. Củng cố dặn dò :-Về viết lại từ sai
TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA G
I. MỤCTIÊU:
- Viết đúng chữ hoa G (1 dòng) ,C, KH (1 dòng); Viết đúng tên riêng Gò Công (1 dòng) và câu ứng dụng : Khôn ngoan ...chớ hoài đá nhau (1 lần)bằng chữ cỡ nhỏ .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ viết hoa.-Tên riêng và câu TN vào dòng ô li.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ : 2 học sinh viết trên bảng, lớp viết ở bảng con : Ê-đê, Em.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu trực tiếp yêu cầu tiết học. Ghi đề lên bảng.
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a. Luyện chữ viết hoa :
- Yêu cầu học sinh tìm các chữ hoa có trong bài ?
G C K
- 1 học sinh nhắc lại quy trình viết.
- Giáo viên viết mẫu, nhắc cách viết.
- HS viết G, K ở bảng con.
- 2 HS lên bảng viết.
b. Luyện viết từ ứng dụng :
- Gọi 1 học sinh đọc từ ứng dụng.
- Học sinh đọc : Gò Công
- Giáo viên giới thiệu Gò Công là tên riêng thuộc tỉnh Tiền Giang.
- GV h/dẫn viết, chú ý chiều cao, khoảng cách.
- Học sinh viết bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng :
- Học sinh đọc câu ứng dụng.
- Giúp HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ.
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào ?
- Chữ K, h, g, đ, G cao 2 ly rưỡi; các chữ còn lại cao 1 ly.
- HS viết bảng con chữ : Khôn, Gà
- 2 học sinh lên bảng viết, sửa lỗi.
3. Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
- Giáo viên nêu yêu cầu.
- Học sinh viết :
+ 1 dòng chữ G cỡ nhỏ.
+ 1 dòng chữ C, Kh cỡ nhỏ.
+ 2 dòng Gò Công cỡ nhỏ.
+ 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
- Theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
4. Chấm chữa bài :
- Giáo viên chấm 5 học sinh.
- Nhận xét, rút kinh nghiệm.
5. Củng cố dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Học thuộc câu ứng dụng.
- Luyện viết ở nhà.
TLV KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I.MỤC TIÊU :
- Biết kể về một người hàng xóm theo gợi (BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ .
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Chúng ta ai cũng có hàng xóm láng giềng. Trong giờ tập làm văn này, các em sẽ kể về một người hàng xóm mà mình yêu quý.
- Giáo viên ghi đề lên bảng.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a. Bài tập 1 :
- Gọi 1 học sinh đọc đề.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý. Lớp đọc thầm.
- Có thể kể nhiều câu hơn về hình dáng, tính tình của người đó, tình cảm của gia đình em với người đó và ngược lại.
- Học sinh tự suy nghĩ về người hàng xóm mình định kể.
- Gọi 1 học sinh khá kể.
- 1 học sinh khá kể mẫu vài câu, lớp theo dõi nhận xét.
- Yêu cầu hoạt động nhóm đôi.
- HS kể theo cặp, kể cho nhau nghe.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung cho từng học sinh.
- 6 học sinh thi kể, lớp nhận xét.
b. Bài tập 2 :
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- Chú ý viết giản dị, chân thật điều em vừa kể.
- Học sinh làm bài.
- Viết xong 5-7 học sinh đọc lại bài.
- Lớp nhận xét.
- Nhận xét bài viết của học sinh.
3. Củng cố dặn dò :
- Về xem lại, bổ sung cho bài viết hoàn chỉnh.
- Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Tuan 8(2).doc