Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Trường Tiểu Học Văn Hải

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh:

- Tiếp xúc, làm quen với tranh của thiếu nhi, của hoạ sĩ về đề tài môi trường.

- Hiểu nội dung, cch sắp xếp hình ảnh, mu sắc trong tranh đề tài môi trường.

- Có ý thức bảo vệ môi trường.

Hs khá giỏi:

 Chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích.

Hs chưa đạt chuẩn:

 Tập mô tả các hình ảnh, các hoạt động và màu sắc trên tranh.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Giáo án.

- Sưu tầm tranh ảnh về môi trường.

- Tranh của hoạ sĩ (nếu có).

2. Học sinh

- Vở.

- Tranh, ảnh sưu tầm (nếu có).

3. Phương pháp dạy học

- Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, hợp tác nhóm, trị chơi.

 

doc88 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 3 Trường Tiểu Học Văn Hải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32: Tập nặn tạo dáng NẶN HOẶC VẼ, XÉ DÁN HÌNH DÁNG NGƯỜI Ngày dạy:............................ MỤC TIÊU Giúp học sinh: Nhận biết hình dáng của người đang hoạt động. Biết cách nặn hoặc xé dán hình người. Nặn hoặc xé dán được hình dáng người đang hoạt động. HS khá giỏi: Hình nặn hoặc xé dán cân đối, tạo được dáng hoạt động. CHUẨN BỊ Giáo viên Giáo án. Tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động. Một số tượng nhỏ về con người (nếu có). 2. Học sinh Vở, đất nặn hoặc giấy màu, tranh ảnh dáng người (nếu có). 3. Phương pháp dạy học Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, hoạt động nhóm. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp: hát bài hát. Kiểm tra bài cũ: 3 học sinh nộp vở vẽ – GV nhận xét, đánh giá. Vào bài mới: HĐ NỘI DUNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1 2 3 4 Quan sát nhận xét Cách nặn Thực hành Nhận xét – Đánh giá Giới thiệu bài Giới thiệu tranh ảnh và tượng về các dáng người. Gợi ý một số câu hỏi: Các bộ phận chính của cơ thể người? Hình dạng cơ bản của từng bộ phận? Nêu một số dáng hoạt động của con người? Khi hoạt động, các bộ phận của cơ thể người thay đổi ntn? Hướng dẫn cách nặn: + Nặn các bộ phận chính trước. + Nặn các chi tiết sau. + Ghép dính các bộ phận của cơ thể và chỉnh sửa cho cân đối, tạo dáng hoạt động. Chú ý: - Khi nặn phải chú ý chọn nhiều màu sáp cho một hình nặn. - Cần nặn thêm các chi tiết phụ với nhiều màu sắc cho sinh động. Thực hành theo nhóm (cá nhân), sắp xếp thành một đề tài. Chọn 1 dáng hoặc nhiều dáng khác nhau. Chọn nhiều màu cho 1 dáng người để thể hiện được vẻ đẹp của dáng. Hướng dẫn cụ thể từng nhóm (cá nhân). Nhắc nhở hs chú ý giữ vệ sinh bàn ghế, quần áo. Nhận xét bài nặn của các nhóm (cá nhân) về: Tỉ lệ của hình nặn? Dáng hoạt động phù hợp với đề tài? Đẹp hay chưa đẹp? - Đánh giá chung. Quan sát Trả lời . Đầu, thân, chân, tay. . Đầu dạng tròn, chân tay dạng hình trụ, thân dạng hình thang … . Đi, đứng, chạy, nhảy, cúi, quay,… . Thay đổi phù hợp với từng dáng chuyển động. Quan sát Tiếp thu - Tiếp thu Làm bài tập theo nhóm. - HS khá giỏi: Hình nặn hoặc xé dán cân đối, tạo được dáng hoạt động. Tập nhận xét, rút kinh nghiệm. CỦNG CỐ – LIÊN HỆ THỰC TẾ Nhắc lại từng bước cách nặn (vẽ). Nhắc nhở Hs phải biết giữ gìn các tác phẩm nghệ thuật tượng vì đó là kết quả làm việc của các nghệ nhân qua nhiều thời kì, nó tô đẹp thêm cho cuộc sống con người. Tập thói quen quan sát hoạt động của con người để vẽ dễ dàng hơn đối với tranh đề tài và những giờ tập nặn tiếp theo. DẶN DÒ Chuẩn bị bài mới: sưu tầm tranh vẽ của thiếu nhi (nếu có). BÀI 33: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH THIẾU NHI THẾ GIỚI Ngày dạy:............................ MỤC TIÊU Giúp học sinh: Hiểu nội dung các bức tranh. Có cảm nhận vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc. HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh em yêu thích. CHUẨN BỊ Giáo viên Giáo án. Một vài bức tranh của thiếu nhi VN, thế giới. 2. Học sinh Vở, sưu tầm tranh thiếu nhi (nếu có). 3. Phương pháp dạy học Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, hoạt động nhóm. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp: hát bài hát. Kiểm tra bài cũ: 2 nhóm nộp sản phẩm – GV nhận xét, đánh giá. Vào bài mới: HĐ NỘI DUNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1 a. b 2 Xem tranh Tranh “ Mẹ tôi” của Xvet-ta Ba-la-no-va “Cùng giã gạo” Xa-rau-giu Thê Pxông Krao Nhận xét – Đánh giá Giới thiệu bài Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh SGK, tìm hiểu: Trong tranh có những hình ảnh nào? Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất? Tình cảm của mẹ và em bé biểu hiện như thế nào? Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu? (Ở trong phòng: mẹ ngồi trên ghế salông, đằng sau là tấm rèm, phía trên là chiếc bàn nhỏ với bình hoa, bên cạnh là quả bóng, …) Chốt ý chính về màu sắc: - Mẹ đang ngồi trên chiếc ghế màu đỏ, nét mặt vui tươi hồng hào, môi đỏ, mài tóc nâu đậm được chải gọn gàng. Chiếc váy dài có những chấm vàng lung linh trên nền xanh đậm. Em bé được ủ ấm trong chiếc chăn màu xanh. - Hình vẽ ngộ nghĩnh, mảng màu tươi tắn, đơn giản, tạo cho tranh khoẻ khoắn, rõ nội dung. Tranh vẽ cảnh gì? Các dáng của người giã gạo có giống nhau không? (Mỗi người một dáng vẻ, làm cho người xem thấy cảnh giã gạo liên tục, dồn dập khẩn trương của công việc.) Hình ảnh chính? Hình ảnh khác? (Phong cảnh bên kia bờ sông, tán cây, thảm cỏ, xa xa các em nhỏ đang vui đùa bên những nếp nhà, …) Trong tranh có những màu nào? Nêu cảm nghĩ của em về hai bức tranh? Nhận xét chung giờ học, biểu dương những HS tích cực học tập. Quan sát theo nhóm. . Mẹ và em bé. . Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng, … . Thể hiện sự chăm sóc thương yêu, … . Cảnh diễn ra ở nhà. Lắng nghe và quan sát tranh, phát biểu. . Cảnh giã gạo trước sân nhà, bên cạnh là dòng sông. . Không giống nhau: người giơ chày cao, người đưa chày ra phía sau, … . Những người giã gạo. . Dòng sông trong xanh, nhà cửa, … . Màu vàng, xanh lá, xanh biển, đỏ, nâu, tím, … . Em rất thích 2 bức tranh vì các bạn vẽ đẹp, màu sắc tươi sáng, sinh động. Rút kinh nghiệm qua các bức tranh cho bài vẽ. - HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh em yêu thích. CỦNG CỐ – LIÊN HỆ THỰC TẾ Nhắc lại tựa bài học. Giúp Hs cảm nhận được tình cảm giữa mẹ con là thiêng liêng, anh chị là sâu sắc và bạn bè là nồng nhiệt. DẶN DÒ Chuẩn bị bài mới: Quan sát cây cối, trời mây, các hoạt động thường diễn ra trong mùa hè. BÀI 34: Vẽ tranh ĐỀ TÀI MÙA HÈ Ngày dạy:............................ MỤC TIÊU Giúp học sinh: Hiểu được nội dung đề tài mà hè. Biết cách vẽ tranh đề tài mùa hè. Vẽ được tranh và vẽ màu theo ý thích. HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh em yêu thích. CHUẨN BỊ Giáo viên Giáo án. Tranh ảnh về hoạt động vui chơi mùa hè. Hình gợi ý cách vẽ. 2. Học sinh Vở , dụng cụ học vẽ. 3. Phương pháp dạy học Quan sát, trực quan, vấn đáp - gợi mở, luyện tập. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp: hát bài hát. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh nhắc tên các bức tranh đã tìm hểu- GV nhận xét, đánh giá. Vào bài mới: HĐ NỘI DUNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS 1 2 3 4 Tìm, chọn nội dung đề tài Cách vẽ tranh Thực hành Nhận xét – Đánh giá Giới thiệu bài Giới thiệu một số tranh và gợi ý: Những hình ảnh, hoạt động trong tranh? Hình ảnh chính trong tranh? Hãy nêu, kể một số hoạt động diễn ra trong dịp hè? Gợi ý nội dung: - Nghỉ hè cùng gia đình ở biển. - Tham quan, du lịch … - Cắm trại, sinh hoạt hè … - Về quê thăm ông bà … Giới thiệu cách vẽ tranh: + Chọn hình ảnh phù hợp, đơn giản. + Vẽ hình ảnh chính. + Vẽ hình ảnh phụ cho sinh động. + Vẽ màu tươi sáng, nổi bật nội dung chính. Yêu cầu Hs chọn nội dung và thể hiện một cách độc lập, sáng tạo. Hướng dẫn từng HS thể hiện nội dung yêu thích. Nhắc nhở hs nhớ lại cảnh đẹp thiên nhiên, đưa vào tranh nhiều hình ảnh mới lạ sinh động làm cho bức tranh phong phú hơn. Chọn 1 số bài tiêu biểu, nhận xét: Cách chọn nội dung ? Hình ảnh chính, phụ sinh động? Màu sắc tươi sáng, nổi bật? - Đánh giá chung. Quan sát, trả lời: . Vui chơi, nhảy múa, thả diều, nhảy dây, đá banh, … . Các bạn nhỏ dang nhảy dây, thả diều, … . Các trò chơi dân gian, về quê thăm ông bà, … - Chú ý Quan sát, nhắc lại. . Chọn hình ảnh đơn giản, dễ vẽ, vẽ hình to rỏ. Vẽ màu sinh động. Làm bài tập. - HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh, màu sắc trên tranh em yêu thích. Nhận xét, rút kinh nghiệm. CỦNG CỐ – LIÊN HỆ THỰC TẾ Nhắc lại các bước vẽ tranh. Gợi mở để học sinh nhớ lại các hoạt động thường diễn ra vào dịp hè đến để các em thấy yêu thích hơn các hoạt động trong mùa hè, cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống để có ý thức giữ gìn và bảo vệ. Giúp HS yêu thích hơn các hoạt động trong mùa hè. DẶN DÒ Vẽ một bức tranh theo đề tài yêu thích để trưng bày kết quả học tập cuối năm. Bài 35: Tổng kết TRƯNG BÀY KẾT QUẢ HỌC TẬP Ngày dạy:............................ I. Mục tiêu: Giáo viên và học sinh thấy được kết quả giảng dạy, học tập trong năm. Giúp học sinh yêu mến nhiều hơn môn mĩ thuật, cảm nhận được vẻ đẹp trong cuộc sống hàng ngày. II. Hình thức tổ chức: Chọn lọc các bài vẽ đẹp vẽ về các đề tài đã học. Dán các bài vẽ đẹp lên bảng cho tất cả các học sinh tham khảo để thấy và biết nhiều hơn về cách vẽ, cách trình bày và màu sắc của các bài vẽ, rút kinh nghiệm cho bài vẽ của mình. Chọn các bài vẽ đẹp làm Đ D D H cho các năm tới. III. Đánh giá: Tổ chức cho các em xem tranh và gợi ý để các em nhận xét, đánh giá. Khen ngợi những học sinh có nhiều bài vẽ đẹp, động viên các em khác cố gắng nhiều hơn để bài vẽ đẹp hơn và được chọn để trưng bày.

File đính kèm:

  • docGIAO AN MT LOP 3 CA NAM.doc