I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS viết số 10 000 vào bảng con.
- Mười nghìn còn gọi là gì?
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 5, 6/ 97.
- Nhận xét bài cũ.
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI :ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán lớp 3 - Tiết 94: Điểm ở giữa – Trung điểm của đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán Tiết 94: ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là điểm ở giữa hai điểm cho trước.
- Hiểu thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ vẽ sẵn nội dung bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
- Yêu cầu HS viết số 10 000 vào bảng con.
- Mười nghìn còn gọi là gì?
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 5, 6/ 97.
- Nhận xét bài cũ.
B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI :ĐIỂM Ở GIỮA – TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
HĐ
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1
2
3
Giới thiệu điểm ở giữa
- Vẽ hình như SGK lên bảng
1 1 1
- A, O, B là 3 điểm thẳng hàng.
- Gọi HS nêu thứ tự của ba điểm này.
- Giữa hai điểm A và B là điểm nào?
- GV: O là điểm ở giữa hai điểm A và B.
- Bên trái của điểm O là điểm nào?
- Bên phải của điểm O là điểm nào?
- GV: A là điểm bên trái điểm O, B là điểm bên phải điểm O, nhưng với điều kiện ba điểm phải thẳng hàng.
Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng
- Vẽ hình như trong SGK.
- M là điểm ở giữa hai điễm A và B.
- Yêu cầu HS nhận xét độ dài đoạn thẳng AM và độ dài đoạn thẳng MB.
- GV: M là điểm ở giữa hai điểm A và B. Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB.
Viết là: AM = MB.
M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.
- Yêu cầu HS cho ví dụ về trung điểm của một đoạn thẳng.
Luyện tập:
Bài 1:- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách làm.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Theo dõi.
- Thứ tự: Điểm A, điểm O, điểm B.
- Giữa hai điểm A và B là điểm O.
- Nhiều HS nhắc lại.
- Bên trái của điểm O là điểm A.
- Bên phải của điểm O là điểm B.
- HS theo dõi và nhắc lại.
- Theo dõi.
- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB và cùng bằng 3cm.
- Theo dõi và nhắc lại.
- HS suy nghĩ và cho ví dụ.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) Ba điểm thẳng hàng là: A, M, B ; M, O, N và C, N, D.
b) M là điểm ở giữa hai điểm A và B.
N là điểm ở giữa hai điểm C và D.
O là điểm ở giữa hai điểm M và N.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
+ Các câu đúng là: a, e.
+ Các câu sai là: b, c, d.
- Giải thích các làm của mình. Chẳng hạn:
+ O là trung điểm của đoạn thẳng AB vì:
A, O, B thẳng hàng.
AO = OB = 2 cm.
+ M không là trung điểm đoạn thẳng CD và M không là điểm ở giữa hai điểm C và D vì C, M, D không thẳng hàng.
+ H không là trung điểm cùa đoạn thẳng EG vì EH không bằng HG (EH = 2 cm, HG = 3 cm), tuy E, H, G thẳng hàng.
IV
CỦNG CỐ-DẶN DÒ
- Thế nào là điểm ở giữa? Cho ví dụ.
- Cho ví dụ về trung điểm của đoạn thẳng.
- Về nhà làm bài tập 3/98.
- Chuần bị bài luyện tập.
- GV nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- 096.doc