I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Biết tên gọi thành phần và kết quả phép nhân
2. Kỹ năng:
- Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân
3. Thái độ:
- Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
- GV: Viết sẵn một số tổng ,tích trong các bài tập 1 ,2 lên bảng . Các tấm bìa ghi sẵn
,
- HS: Vở bài tập
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1991 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 2 Tiết 93, 94, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm .........
Tiết 93: THỪA SỐ – TÍCH (SGK tr 94)
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp học sinh:
Biết tên gọi thành phần và kết quả phép nhân
Kỹ năng:
- Củng cố cách tìm kết quả của phép nhân
Thái độ:
Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Viết sẵn một số tổng ,tích trong các bài tập 1 ,2 lên bảng . Các tấm bìa ghi sẵn
Thừa số
Tích
,
HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Phép nhân
4 + 4 = ; 4 x 2 = ; 6 + 6 = ; 6 x 2 =
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’) Thừa số – Tích.
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Nhận biết tên gọi thành phần và kết quả của phép nhân.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
* ĐDDH: Bộ thực hành Toán.
- GV viết 2 x 5 = 10 lên bảng , gọi HS đọc ( hai nhân năm bằng mười )
GV nêu : Trong phép nhân hai nhân năm bằng mười , ( chỉ vào 2 ) gọi là thừa số ( gắn tấm bìa “ thừa số ” ngay dưới hoặc viết thừa số ngay dưới , 5 cũng gọi là thừa số ( làm ương tự như với 2 ) , 10 gọi là tích ( gắn tấm bìa “ tích ” ngay dưới 10 hoặc viết như SGK ) . Chỉ vào từng số 2, 5, 10 gọi HS nêu tên của từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép tính
Lưu ý : 2 x 5 = 10 , 10 là tích 2 x 5 cũng gọi là tích , như vậy ta sẽ có :
Thừa số thừa số
2 x 5 = 10
Tích Tích
v Hoạt động 2: Thực hành.
Phương pháp: Thực hành.
* ĐDDH: Bảng phụ.
Bài 1:
- GV hướng dẫn HS chuyển tổng thành tích rồi tính tích bằng cách tính tổng tương ứng .
GV viết lên bảng : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = , cho HS đọc rồi viết thành tích ( 3 được lấy 5 lần nên viết 3 x 5 sau dấu = ) .
GV viết bảng : 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 ; 3 x 5 = 15
Phần a , b , c làm tương tự
Bài 2: GV hướng dẫn HS chuyển tích thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tích đó theo mẫu
6 x 2 = 6 + 6 = 12 vậy 6 x 2 = 12
Lưu ý : Trong quá trình chữa bài nên cho HS đọc phép nhân và nêu tên gọi từng thành phần ( thừa số ) và kết quả ( tích ) của phép nhân
Bài 3:
- Trò chơi: Ai nhanh sẽ thắng.
- GV hướng dẫn HS làm bài rồi chữa bài .
- Nhận xét – Tuyên dương.
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Bảng nhân 2.
- Hát
- Học sinh thực hiện. Bạn nhận xét.
- Học sinh quan sát. Học sinh đọc.
- Học sinh nêu
- HS tự tính tích 3 x 5 . Muốn tính tích 3 x 5 ta lấy 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 15, vậy 3 x 5 = 15
- HS làm bài. Sửa bài
- HS làm bài. Sửa bài
- HS tính nhẩm các tổng tương ứng
- Chia 2 dãy thi đua.
Thứ ........., ngày ...... tháng ...... năm .........
Tiết 94: BẢNG NHÂN 2 (SGK tr 95)
I. Mục tiêu
Kiến thức:
Giúp học sinh:
Lập bảng nhân 2 ( 2 nhân với 1 , 2 , 3 … , 10 ) và học thuộc bảng nhân này
Kỹ năng:
- Thực hành nhân , giải bài toán và đếm thêm 2
Thái độ:
- Ham thích học Toán. Tính đúng nhanh, chính xác.
II. Chuẩn bị
GV: Các tấm bìa , mỗi tấm có 2 chấm tròn ( như SGK ) .
HS: Vở bài tập. Bảng con.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Thừa số – Tích.
Chuyển tổng thành tích rồi tính tích đó:
6 + 6 , 8 + 8 , 3 + 3 , 4 + 4
3 x 5: Nêu tên gọi từng thành phần của phép nhân?
Nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Phép nhân.
Phát triển các hoạt động (28’)
v Hoạt động 1: Lập bảng nhân 2
Phương pháp: Trực quan, thực hành.
ĐDDH: Bộ thực hành Toán. Các tấm bìa.
- GV giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm vẽ 2 chấm tròn rồi lấy 1 tấm gắn lên bảng và nêu: Mỗi tấm bìa đều có 2 chấm tròn, ta lấy 1 tấm bìa, tức là 2 (chấm tròn ) được lấy 1 lần, ta viết: 2 x 1 = 2 ( đọc là: Hai nhân một bằng hai )
- Viết 2 x 1 = 2 vào chỗ định sẵn trên bảng để sau sẽ viết tiếp 2 x 2 = 4 ; 2 x 3 = 6 .. thành bảng nhân 2.
- GV gắn 2 tấm bìa , mỗi tấm có 2 chấm tròn lên bảng rồi hỏi và gọi HS trả lời để nêu được 2 được lấy 2 lần , và viết
2 x 2 = 2 + 2 = 4 như vậy 2 x 2 = 4 rồi viết tiếp 2 x 2 = 4 ngay dưới 2 x 1 = 2
- Cho HS đọc : 2 x 1 = 2 ; 2 x 2 = 4
Tương tự 2 x 2 = 4 . GV hướng dẫn lập tiếp
2 x 3 = 6 … ; 2 x 10 = 20
GV giới thiệu : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của 5 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 2 , ta chuyển thành phép nhân, viết như sau : 2 x 5 = 10 ( viết 2 x 5 dưới tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 và viết số 10 dưới số 10 ở dưới số 10 ở dòng trên : 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
2 x 5 = 10
- GV nêu tiếp cách đọc phép nhân 2 x 5 = 10 ( đọc là “Hai nhân năm bằng mười” ) và giới thiệu dấu x gọi là dấu nhân
- GV giúp HS tự nhận ra, khi chuyễn từ tổng:
2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10
thành phép nhân 2 x 5 = 10
thì 2 là một số hạng của tổng , 5 là số các số hạng của tổng , viết 2 x 5 để chỉ 2 được lấy 5 lần . Như vậy , chỉ có tổng các số hạng bằng nhau mới chuyển được thành phép nhân
v Hoạt động 2: Thực hành nhân, giải bài toán và đếm thêm 2
Phương pháp: Thực hành.
Bài 1:
- Ghi nhớ các công thức trong bảng. Nêu được ngay phép tính 2 x 6 = 12
Bài 2:
- Lưu ý : viết phép tính giải bài toán như sau : 2 x10 = 20 ( chân )
Bài 4:
- GV cho HS điền số thích hợp vào ô trống để có 2 , 4 , 6 ,8, 10 , 12 ,14 , 16 , 18 , 20 .
4. Củng cố – Dặn dò (2’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
- Hát
- HS thực hiện. Bạn nhận xét.
- HS nêu.
- 2 chấm tròn
- HS trả lời
- HS trả lời
- Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta tính nhẩm tổng 2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10 ( chấm tròn )
- HS nhận xét
- HS đọc hai nhân hai bằng bốn
- HS đọc.
- HS đọc
- HS làm bài. Tính nhẩm
- HS đọc đề, làm bài, sửa bài.
- HS nhận xét đặc điểm của dãy số này . Mỗi số đều bằng số đứng ngay trước nó cộng với 2
- HS đọc dãy số từ 2 đến 20 và từ 20 đến 2 ( Khi đọc từ 2 đến 20 thì gọi là “ đếm thêm 2 ” khi đọc từ 20 đến 2 thì gọi là “ đếm bớt 2 ”
v Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- toan 2 tiet 9394.doc