A.Mục tiêu:
- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết cách so sánh các số tròn chục.
- Bài 1; 2;3
B.Đồ dùng dạy học:
- Giaùo vieân: Bảng phụ bài tập, mô hình
- Học sinh: vbt
6 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 6230 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 2 Tiết: 134 Các số tròn chục từ 110 đến 200, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Nguyễn Thị Hiền
Đơn vị: Trường Tiểu học Lâm Hòa
Ngày dạy: 27 /03/2014
Lớp dạy: 2A – Trường Tiểu học Hàm Thắng1.
GIÁO ÁN
TOÁN ( Lớp 2) TIẾT: 134
CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200
SGK/ 140 TGDK: 40’
A.Mục tiêu:
- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.- Biết cách so sánh các số tròn chục.
- Bài 1; 2;3
B.Đồ dùng dạy học:
- Giaùo vieân: Bảng phụ bài tập, mô hình …
- Học sinh: vbt
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên:Kiểm tra bài cũ : So sánh các số tròn trăm
- HS1: Ghi các số tròn chục có 2 chữ số mà em đã học? ( 10; 20;30;40;50;60;70;80;90;100)
- HS2: Lên bảng điền dấu >, <, =
300 …….500
700……..700
900……..400
- HS3: Đọc thứ tự các số tròn trăm mà em đã học? (100; 200; 300; 400; 500; 600; 700; 800; 800; 1000)
* Nhận xét, sửa sai.
* Nhận xét bài cũ.
II. Hoạt động dạy học bài mới:
1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Các em đã biết các số tròn chục từ 10 đến 100. Để giúp các em nhận biết tiếp các số tròn chục từ 110 đến 200 và biết cách đọc, viết, so sánh các số này thì hôm nay cô cùng các em tìm hiểu qua bài : CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200. –> Ghi bảng
H/ Em nào cho cô biết : Số tròn chục là số như thế nào? ( Số tròn chục là những số có hàng đơn vị bằng 0)
=> GV: À! Đúng rồi. Số tròn chục là những số có hàng đơn vị bằng 0.
2.Hoạt động 2: Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200
*Chuyển ý: Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu các số tròn chục từ 110 đến 200.
- GV gắn mô hình biểu diễn ( số 110) . H/ Nhìn vào mô hình, em nào cho cô biết có mấy trăm, mấy chục , mấy đơn vị? ( 1 trăm , 1 chục , 0 đơn vị) – HS nhận xét, Gv nhận xét => 1 hs lên bảng viết. ( Hay Gv ghi)
H/ GV chỉ và nói: Em nào nêu cách viết số có 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị cho cô? (Ta viết: Chữ số 1 ở hàng trăm viết trước, chữ số 1 ở hàng chục viết bên phải chữ số hàng trăm, cuối cùng là chữ số hàng đơn vị) –> Hs, Gv nhận xét.
-> Mời HS đó lên bảng lớp viết: 110 – Nhận xét xong, giáo viên viết lên bảng chính.)
* Cách 1:
H/ ( GV chỉ vào số : 110) Bạn nào đọc được số này?
( HS đọc được thì gv gút: à! đúng rồi: số này đọc là : một trăm mười . Đính thẻ từ.)
- GV hướng dẫn đọc:
+ (Gv che số 1 hàng trăm lại, chỉ vào số 10, H/ Bạn nào đọc được số này? (10)
+ GV: Đối chiếu với cách đọc số 10 là mười, ta suy ra số này ( chỉ vào 110) đọc là: một trăm mười
- GV: Đính thẻ từ: một trăm mười lên bảng-> 2 hs đọc-> đồng thanh 1 lần.
* Cách 2:
- Gv che số 1 hàng trăm lại, chỉ vào số 10, H/ Bạn nào đọc được số này? (10)
- GV: Đối chiếu cách đọc số 10, ta suy ra cách đọc số này ( chỉ vào 110) đọc ntn? ( mười- một trăm mười)
- Gv gút: Để đọc được số này, các em dựa vào cách đọc số 10 suy ra cách đọc số 110: mười- một trăm mười.
- GV: Đính thẻ từ: một trăm mười lên bảng-> 2 hs đọc-> đồng thanh 1 lần.
* cách 3:
- Cô sẽ hướng dẫn đọc số này ( chỉ vào 110) như sau:
+ Đầu tiên; Đọc chữ số hàng trăm trước ( một trăm), tiếp theo đọc (mười ). Đọc là : một trăm mười
Gv đính thẻ từ-> HS đọc cá nhân ( 2 em) -> Đồng thanh 1 lần.
********** Tiếp theo:
H/ Số 110 có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào ? ( Số 110 có 3 chữ số, chữ số 1 ở hàng trăm,
chữ số 1 ở hàng chục, chữ số 0 ở hàng đơn vị.
H1/ Một trăm là mấy chục ? ( Một trăm là 10 chục )
H2/ Vậy 110 có tất cả bao nhiêu chục? ( 11 chục)
H3/ Có lẻ ra đơn vị nào không ? ( không lẻ đơn vị nào)
=> GV: Chính vì hàng đơn vị bằng 0 nên số 110 là một số tròn chục.
( Có cần hỏi 3 câu H1,H2,H3)
* GV gắn mô hình biểu diễn ( số 120)
- H/ Nhìn vào mô hình, em nào cho cô biết có mấy trăm, mấy chục , mấy đơn vị? ( 1 trăm , 2 chục , 0 đơn vị) -> Gv hay hs ghi: 1 2 0
- H/ Em nào lên bảng viết số này vào cột viết số? ( 120)
- H/ Bạn nào đọc được số này? ( một trăm hai mươi) -> HS, GV nhận xét. -> Đính bảng thẻ từ.
-> HS đọc cá nhân, đồng thanh.
H/ Số 120 có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào ? ( Số 110 có 3 chữ số, chữ số 1 ở hàng trăm,
chữ số 2 ở hàng chục, chữ số 0 ở hàng đơn vị.)
=> GV: số 120 cũng là một số tròn chục.
Gv gỡ giấy phần còn lại và yêu cầu các em:
- GV: Đối với các mô hình còn lại, các em suy nghĩ thảo luận theo nhóm đôi để tìm ra cách đọc , cách viết cho cô. ( Có làm phiếu cho hs không hay để hs nhìn vào mô hình thảo luận )
+ HS thảo luận -> Gọi 1 nhóm lên báo cáo ( 1 em ghi phần số, 1 em tìm thẻ từ gắn vào phần đọc số)
( Gv làm sẵn thẻ từ các số cần gắn hay làm thêm số khác)
+ Nhóm nhận xét, giáo viên nhận xét gút.
+ Lưu ý học sinh: Số 200: cũng là số tròn trăm.
* ĐỌC ĐỒNG THANH: GV chỉ vào viết số cho hs đọc đồng thanh 1 lần .
*******Gv: Chỉ và nói: Đây là các số tròn chục từ 110 đến 200.
3. Hoạt động 3: So sánh các số tròn chục.
- Gv gắn lên bảng:
120…….130
130…….120
………………………….. ………………………………
- Gv gắn mô hình lên bảng và nói: Các em dựa vào kiến thức vừa học lên bảng viết số vào chỗ chấm cho cô? ( 120 - 130 ) -> HS, GV nhận xét.
H/ Vậy số 120 so với số 130 thì thế nào? ( 120 bé hơn 130) => Yêu cầu em đó lên điền dấu < vào ô trống và đọc : 120 bé hơn 130.
H/ ( GV gắn bảng số màu hồng ) H/ Dựa vào mô hình, em hãy so sánh và điền dấu vào bảng này cho cô và đọc ? ( 120 120) -> HS, GV nhận xét.
Hs đọc đồng thanh: 120 bé hơn 130
130 lớn hơn 120
* HƯỚNG DẪN CÁCH SO SÁNH DỰA VÀO CÁC CHỮ SỐ HÀNG CHỤC CỦA HAI SỐ:
* GV: Ngoài cách so sánh số 120 và 130 thông qua mô hình thì em nào còn có cách so sánh nào khác không?( HSTL) => GV lấy bảng màu hồng xuống, gắn lại 1 bảng khác chưa điền dấu
* GV: Ngoài cách so sánh số 120 và 130 thông qua mô hình thì trong toán học chúng ta so sánh các chữ số cùng hàng của hai số với nhau.
H1/ Em có nhận xét gì về chữ số hàng trăm của số 120 và 130? ( Chữ số hàng trăm đều là 1)
H2/ Em có nhận xét gì về chữ số hàng chục của số 120 và 130? ( 2 bé hơn 3 )
H3/ 2 bé hơn 3 cho nên 120 như thế nào với 130? ( 120 < 130)
* GV: Vậy Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn . H/ Ngược lại số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó như thế nào? ( lớn hơn.)
* GV gút: Số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn . Ngược lại số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn.
-H/ Dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng, em nào lên so sánh cặp số này cho cô? ( 120 120) – HS, GV nhận xét.
( Có nên thay đổi số khác không?)
* Tóm lại: Để so sánh các số tròn chục từ 110 đến 200 thì các em so sánh các chữ số cùng hàng của hai số với nhau. Nếu 2 số ở hàng trăm bằng nhau thì ta tiếp tục so sánh 2 số ở hàng đơn vị.
4. Hoạt động 4: Thực hành
*Chuyển ý: Để xem các em có hiểu bài hay không thì bây giờ chúng ta chuyển qua phần thực hành VBT/ 55
GV: Để giúp các em rèn cách đọc các số tròn chục thì đầu tiên chúng ta làm bài tập 2/ 56 vbt => Ghi: VBT/56
* Y/C hs nêu yêu cầu BT 2
Bài 2:Viết ( theo mẫu)
- Gv gắn nội dung bài tập lên bảng.
Viết số
Đọc số
130
một trăm ba mươi
120
150
170
140
Viết số
Đọc số
180
110
160
190
200
H/ Em có nhận xét gì về các số ở bài tập 1? ( Các số ở bài tập 1 đều là các số tròn chục)
GV: Các em dựa vào cách đọc các số tròn chục vừa học làm bài tập 1
HDHS làm mẫu : Nhìn số đã viết ( 130) , chúng ta viết cách đọc ( một trăm ba mươi).
Các em dựa vào bài mẫu và làm tiếp các số còn lại vào vbt. Bài này các em làm cá nhân.
-> 2 em làm bảng phụ-> Gắn bảng, đọc bài làm của mình-> HS, Gv nhận xét.
H/ Bạn nào làm đúng bài tập này? ( HS đưa tay). Bạn nào làm đúng thì ghi âm đ, bạn nào làm sai thì sửa bài bằng bút chì cho cô.
* GV gút: Khi gặp dạng toán này thì các em nhớ áp dụng vào cách đọc các số tròn chục vừa học để làm bài.
* Chuyển ý: Để giúp các em nhận biết số thông qua mô hình và biết cách so sánh các số tròn chục thì chúng ta làm bài tập 3 / 56 vbt => Ghi: VBT/56
* Y/C hs nêu yêu cầu BT 3
Bài 3:Viết ( theo mẫu)
- Gv gắn nội dung bài tập lên bảng.( nội dung không có kết quả bài mẫu)
- H/ Dựa vào kiến thức vừa học, em nào cho cô biết :
+ mô hình này ( gv chỉ) thể hiện số mấy? ( 130) -> gv ghi: 130 .
+ mô hình này ( gv chỉ) thể hiện số mấy? ( 110) -> gv ghi: 110 .
+ Mời 1 bạn so sánh 2 số này? ( 130 > 110, điền dấu >)-> gv ghi dấu: >
+ Bạn nào nêu được cặp số ngược lại với cặp số này? ( 110 < 130) . GV ghi bảng, Lớp, Gv nhận xét.
- GV: Bài tập này yêu cầu chúng ta : Nhìn vào mô hình rút các cặp số, rồi dựa vào chữ số hàng chục để so sánh các cặp số đó.
Các em dựa vào bài mẫu làm tiếp bài 3 cho cô theo nhóm 2. -> 1 nhóm làm bảng phụ-> Nhóm khác nhận xét-> Gv gút.
H/ Nhóm nào làm đúng như nhóm bạn? -> Y/C hs sửa bài.
Gút dạng: Khi gặp dạng toán này thì các em quan sát mô hình rút cặp số, rồi dựa vào chữ số hàng chục so sánh các cặp số đó.
*Chuyển ý: Để giúp các em rèn cách so sánh các số tròn chục thì chúng ta làm bài tập 4/ 56 vbt => Ghi: VBT/56
* Y/C hs nêu yêu cầu BT 4
Bài 4: >; <; =
- Gv gắn nội dung bài tập lên bảng.
- Bài này y/c yêu cầu chúng ta làm gì? ( Điền dấu >,<,=)
150…..170 160…… 130
160…..140 180 .….. 200
180…..190 120 ……170
150…..150 190……130
* Gv: Các em dựa vào cách so sánh các chữ số cùng hàng của hai số với nhau để làm bài tập 4 cho cô theo cá nhân.
- HS làm bài -> 2 em làm bảng phụ ->gắn bảng, nêu kết quả bài làm của mình-> HS, Gv nhận xét.
H/ Dưới lớp bạn nào làm đúng. Em nào sai sửa lại bài bằng bút chì.
150 130
160 > 140 180 < 200
180 < 190 120 < 170
150 = 150 190 >130
* Gút dạng: Khi gặp dạng toán này thì các em dựa vào các chữ số cùng hàng của hai số để so sánh.
3.Hoạt động cuối cùng: Củng cố dặn dò
- Gọi 1-2 hs nêu các số tròn chục từ 110 đến 200.
= >HS, GV nhận xét, tuyên dương
- Dặn học sinh xem lại bài. Chuẩn bị bài tiếp theo : Các số từ 101 đến 110
- Nhận xét tiết học.
D. Phần bổ sung :
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
File đính kèm:
- toan 2.doc