Chuyên đề : Tự nhiên và xã hội lớp 2- Năm học: 2012- 2013 Trường TH Mỹ Cẩm A

Môn Tự nhiên và Xã hội (TN-XH) các lớp 2 nhằm giúp học sinh (HS):

• Có một số kiến thức cơ bản, ban đầu về:

- Con người và sức khỏe (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn)

- Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

• Bước đầu hình thành và phát triển những kĩ năng:

- Tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân, ứng xử hợp lí trong đời sống để phòng chống một số bệnh tật và tai nạn.

- Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiện và xã hội.

• Hình thành và phát triển những thái độ và hành vi:

- Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 4548 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : Tự nhiên và xã hội lớp 2- Năm học: 2012- 2013 Trường TH Mỹ Cẩm A, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên, gia đình, trường học, quê hương. Mục tiêu chương trình môn TN – XH lớp 2: Sau khi học xong môn TN – XH lớp 2, HS sẽ: Biết sơ lược về hoạt động của cơ quan vận động và cơ quan tiêu hóa ở cơ thể người; phòng chống cong vẹo cột sống; giữ vệ sinh ăn uống, phòng nhiễm giun. Biết về công việc của các thành viên trong gia đình, nhà trường và một số nghề nghiệp trong xã hội, ở địa phương; giữ sạch nhà ở, trường học, giữ an toàn khi ở nhà, ở trường và khi đi đường. Biết cây cối và các con vật có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước, trên không; biết quan sát bầu trời ban ngày, ban đêm; có hiểu biết sơ lược về hình dạng và đặc điểm của Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao. NỘI DUNG MÔN TN – XH LỚP 2: 1.Nội dung chương trình Chủ đề: Con người và sức khỏe Cơ quan vận đông (cơ xương, khớp xương; một số cử động vận động; phòng chống cong vẹo cột sống; tập thể dục và vận động thường xuyên để cơ, xương phát triển). Cơ quan tiêu hóa (nhận biết trên sơ đồ; vai trò của từng cơ quan trong hoạt động tiêu hóa); ăn sạch, uống sạch, phòng nhiễm giun. Chủ đề: Xã hội Gia đình: Công việc của các thành viên trong gia đình; cách bảo quản và sử dụng mộ số đồ dùng trong nhà; giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở và khu vệ sinh, chuồng gia súc; an toàn khi ở nhà (phòng tránh ngộ độc). Trường học: Các thành viên trong nhà trường và công việc của họ; cơ sở vật chất của nhà trường; giữ vệ sinh trường học; an toàn khi ở trường. Huyện hoặc quận nơi đang sống: Cảnh quan tự nhiên; nghề chính của nhân dân; các đường giao thông, các phương tiện giao thông, một số biển báo giao thông; an toàn giao thông (quy tắc đi những phương tiện giao thông công cộng). Chủ đề: Tự nhiên Thực vật và động vật: Một số cây cối và một số con vật sống trên mặt đất, dưới nước, trên không. Bầu trời ban ngày và ban đêm: Mặt Trời, cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời; Mặt Trăng và các vì sao. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC MÔN TN – XH: Như đã trình bày ở phần trên, GV phải có cách tiếp cận mới, cách dạy mới, tạo nên một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, tránh cho HS cách học vẹt, loại bỏ cách dạy áp đặt, cứng nhắc một chiều. Phương pháp thường dùng là: quan sát, động não, đóng vai, thảo luận nhóm, tham quan, giảng giải … GV cần hướng dẫn HS biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện những kiến thức mới về tự nhiên và xã hội phù hợp với lứa tuổi của các em. GV cũng cần tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành để HS biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Sau đây là những gợi ý cụ thể về việc áp dụng một số phương pháp dạy – học để dạy môn TN – XH nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS. Phương pháp quan sát: Phương pháp quan sát là gì? Phương pháp quan sát được dùng để dạy HS cách sử dụng các giác quan trước hết là cơ quan thị giác để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên mà không có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các hiện tượng hoặc sự vật đó. Phương pháp quan sát được vận dụng trong môn TN-XH như thế nào? Phương pháp quan sát được sử dụng phổ biến trong các tiết học môn TN-XH. HS quan sát chủ yếu là để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của cơ thể người, của một số cây xanh, một số động vật; hoặc để nhận biết các hiện tượng đang diễn ra trong môi trường tự nhiên, trong cuộc sống hằng ngày. Mục tiêu quan sát phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm nhận thưc và tư duy hình tượng của HS. Trong quá trình quan sát, GV cần đặt ra các câu hỏi ngắn và rõ ràng để hướng dẫn HS tập trung vào các kiến thức cần tìm kiếm. GV có thể tổ chức cho HS quan sát ở trong lớp hay ngoài lớp (sân trường, vườn trường, các địa điểm xung quanh trường …) Cách tiến hành Xác định mục đích quan sát Trong một bài học không phải mọi kiến thức HS cần lĩnh hội đều được rút ra từ quan sát, vì vậy GV cần xác định rõ việc tổ chức cho HS quan sát nhằm đạt được mục tiêu kiến thức hay kĩ năng nào. Lựa chọn đối tượng quan sát Đối tượng quan sát có thể là các sự vật, hiện tượng, các mối quan hệ đang diễn ra trong môi trường tự nhiên hay xã hội hoặc các tranh ảnh, mô hình, sơ đồ diễn tả các sự vật, hiện tượng đó … Khi lựa chọn đối tượng quan sát, GV cần lựa chọn tối đa các vật thật. Ví dụ: Với thực vật, GV cần tổ chức cho HS quan sát các cây trồng trong sân trường, vườn trường hay trên đường phố … Khi không có điều kiện tiếp xúc với vật thật thì GV nên cho các em quan sát tranh ảnh, mô hình … Khi học về một số động vật, về cơ thể người hay về cuộc sống xã hội, GV nên phối hợp hướng dẫn HS quán sát các con vật thật, quan sát chính cơ thể các em và cuộc sống xung quang lẫn tranh ảnh hoặc sơ đồ. Khi quan sát vật thật, cuộc sống thật, HS hình thành được những biểu tượng sinh động, còn tranh ảnh hay sơ đồ thể hiện được sự vật, hiện tượng ở trạng thái tĩnh với sự khái quát cao. Điều đó rất có lợi cho sự phát triển tư duy của HS. Tổ chức Có thể tổ chức cho HS quan sát cá nhân, quan sát theo nhóm hay cả lớp tùy theo số đồ dùng học tập có được hoặc khả năng quản lí của GV và kĩ năng tự quản, làm việc hợp tác nhóm của HS (nhất là khi cho HS học ngoài lớp). Hướng dẫn Tùy theo mục đích và đối tượng quan sát, GV cần chỉ dẫn cho HS sử dụng nhiều giác quan để tri giác (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi …), để cảm nhận một cách đầy đủ các sự vật và hiện tượng. Trình tự tiến hành quan sát cũng rất quan trọng. Ví dụ: GV cần hướng dẫn các em bắt đầu bằng sự quan sát tổng thể chung rồi mới đi vào quan sát các bộ phận, chi tiêt; quan sát bên ngoài rồi mới đến bên trong … Dạy – học hợp tác trong nhóm nhỏ: Tại sao tổ chức cho HS học theo nhóm lại quan trọng? Việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm là quan trọng kể cả đối với HS mới bắt đầu vào lớp 2 bởi nhiều lí do. Trước hết, nó cho phép HS có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của chúng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói. Nó cũng cho phép HS có cơ hội để học hỏi từ các bạn, phát huy vai trò trách nhiệm, điều đó làm phát triển những kĩ năng xã hội và hình thành tính cách của trẻ. Tổ chức cho HS học theo nhóm như thế nào? Một bài học của môn TN – XH thường được chia thành 3 giai đoạn (phần) chính: + Hoạt động cơ bản. + Hoạt động thực hành. + Hoạt động ứng dụng. Có 4 cách tổ chức cho HS học tập được sử dụng trong bài học của môn TN – XH theo logo của bài. Quan trọng nhất làm việc theo nhóm. Làm việc theo nhóm + Từng cá nhân làm việc độc lập, theo sự phân công của nhóm. Ví dụ: Các cá nhân phải quan sát kĩ một bức tranh, một mẫu hay thực hiện một nhiệm vụ nào đó. + Tập hợp các kết quả làm việc của từng cá nhân để thành sản phẩm chung của nhóm hoặc thảo luận về những gì từng cá nhân đã quan sát được. Việc thảo luận nhóm phải thực sự có sự tham gia của mọi thành viên, thể hiện: Các em phải nói với nhau; Nghe lẫn nhau; Đáp lại điều bạn khác nói; Đưa ra ý kiến riêng của mình. + Trong quá trình các nhóm hoạt động GV cần theo dõi và hướng dẫn, uốn nắn kịp thời. + Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. + GV kết luận. Trò chơi học tập:(tùy theo nội dung bài) -Thế nào là trò chơi học tập? Trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của HS Trong dạy học nói chung, môn TN – XH nói riêng, việc tổ chức các trò chơi học tập cho HS vào bất cứ phần nào của bài học đều rất quan trọng, vì các lí do sau đây: Làm thay đổi hình thức học tập; Làm không khí trong lớp được thỏa mái, dễ chịu hơn; Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn; HS thấy vui, nhanh nhẹn, cởi mở hơn; HS tiếp thu kiến thức một cách tự giác, tích cực hơn; HS được củng cố và hệ thống hóa kiến thức ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TN – XH -Quan điểm đánh giá. Việc đánh giá kết quả học tập môn TN – XH cần quan tâm đến các mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ theo mục tiêu cụ thể của môn học đã được trình bày ở phần trên. Mục đích của việc đánh giá là nhằm uốn nắn những sai sót về kiến thức, kĩ năng và phát hiện những khó khăn của HS trong quá trình học tập, vì vậy GV phải chú trọng đến việc đánh giá bằng lời nhận xét cụ thể. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện cho HS tự đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động học tập cá nhân, học nhóm. Hình thức đánh giá có thể sử dụng là: vấn đáp, trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc câu hỏi mở… Đánh giá thường xuyên hằng ngày bằng cách quan sát, nhận xét thái độ học tập của HS trong tiết học một cách kịp thời. QUY TRÌNH DIỄN TIẾN MỘT TIẾT DẠY CỤ THỂ NHƯ SAU: Mục tiêu Hoạt động cơ bản Hoạt động thực hành Hoạt động ứng dụng -Bài Soạn. LÀM GÌ ĐỂ TRƯỜNG HỌC SẠCH SẼ VÀ AN TOÀN? Mục tiêu: (HS đọc mục tiêu trong sgk). HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Liên hệ thực tế HĐ chung cả lớp Chúng em cùng hát Em yêu trường em GV nhận xét chung 2. Em đã làm gì để trường học Của mình xanh- sạch đẹp? Một số em nêu (nhận xét bổ xung) GV nhận xét chung +Quan xát hình 1,2,3,4 và thảo Luận Thảo luận cặp đôi Trong từng hình gồm những ai? Các bạn trong hình đang làm gì? Hãy chỉ và ghép cụm tư dưới đây Với các hình cho phù hợp: .Chăm sóc bồn hoa. .Vệ sinh lớp học. .Quét dọn sân trường. . Trồng cây ở vườn trường. Một số em nêu (nhận xét bổ sung) GV nhận xét khen gợi. 3.Quan sát và liên hệ thực tế Thảo luận nhóm ( Câu hỏi trong SGK và quan sát các Bạn trong hình 5,6,7 đang làm gì?) Gv đến từng nhóm quan sát HS Thảo luận. Đại diện nhóm báo cáo kết quả Của nhóm mình(nhóm khác nhận xét bổ sung) GV nhận xét chung trong nhóm. 4.Đọc và thảo luận. GV giao tiếp nhiệm vụ cho nhóm Tiếp tục thảo luận nhóm Đọc đoạn văn sau: (Trong SGK) Cùng đọc trong nhóm Một số em đọc lại đoạn văn +Thảo luận để hoàn thành các câu Sau: +Những việc làm để chăm sóc và bảo Vệ cây là…………………………… +Những việc làm để giữ cho trường, lớp luôn sạch, đẹp là ……………… ……………………………………… +Nhưng trò chơi nguy hiểm không Không chơi ổ trường là…………….. ………………………………………. Nhóm trường báo cáo kết quả Của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung. +GV nhận xét. +Một số em đọc lại bài. + Nhóm trưởng tuyên dương các bạn Học tốt trong nhóm. HẾT TIẾT1

File đính kèm:

  • docde thi.doc
Giáo án liên quan