I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS biết:
- Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó; số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
2. Kỹ năng:
- Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
3. Thái độ:
- Ham thích môn học.
I. Chuẩn bị
- GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ.
- HS: Vở
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 2 Tiết 131, 132, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm
Tiết 131: SỐ 1 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (SGK tr 132)
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS biết:
Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó; số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
Kỹ năng:
Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
Thái độ:
Ham thích môn học.
I. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ.
HS: Vở
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
Sửa bài 4
GV nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Số 1 trong phép nhân và chia.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân có thừa số 1.
a) GV nêu phép nhân, hướng dẫn HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
1 x 2 = 1 + 1 = 2 vậy 1 x 2 = 2
1 x 3 = 1 + 1 + 1 = 3 vậy 1 x 3 = 3
1 x 4 = 1 + 1 + 1 + 1 = 4 vậy 1 x 4 = 4
GV cho HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
b) GV nêu vấn đề: Trong các bảng nhân đã học đều có
2 x 1 = 2 ta có 2 : 1 = 2
3 x 1 = 3 ta có 3 : 1 = 3
HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Chú ý: Cả hai nhận xét trên nên gợi ý để HS tự nêu; sau đó GV sửa lại cho chuẩn xác rồi kết luận (như SGK).
v Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia cho 1 (số chia là 1)
Dựa vào quan hệ của phép nhân và phép chia, GV nêu:
1 x 2 = 2 ta có 2 : 1 = 2
1 x 3 = 3 ta có 3 : 1 = 3
1 x 4 = 4 ta có 4 : 1 = 4
1 x 5 = 5 ta có 5 : 1 = 5
GV cho HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
v Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm (theo từng cột)
Bài 2: Dựa vào bài học, HS tìmsố thích hợp điền vào ô trống (ghi vào vở).
1 x 3 = 3 5 x 1 = 5 3 : 1 = 3
3 x 1 = 3 5 : 1 = 5 4 x 1 = 4
Bài 3: HS tự nhẩm từ trái sang phải.
a) 2 x 3= 6; 6 x 1 = 6 viết 2 x 3 x 1 = 6 x 1 = 6
b và c tương tự
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Số 0 trong phép nhân và phép chia.
Hát
2 HS lên bảng sửa bài 4. Bạn nhận xét.
HS chuyển thành tổng các số hạng bằng nhau:
1 x 2 = 2
1 x 3 = 3
1 x 4 = 4
HS nhận xét: Số 1 nhân với số nào cũng bằng chính số đó.
Vài HS lặp lại.
HS nhận xét: Số nào nhân với số 1 cũng bằng chính số đó.
Vài HS lặp lại.
Vài HS lặp lại:
2 : 1 = 2
3 : 1 = 3
4 : 1 = 4
5 : 1 = 5
HS kết luận: Số nào chia cho 1 cũng bằng chính só đó.
Vài HS lặp lại.
HS tính theo từng cột. Bạn nhận xét.
2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét.
HS dưới lớp làm vào vở.
3 HS lên bảng thi đua làm bài. Bạn nhận xét.
v Rút kinh nghiệm:
Thứ ngày tháng năm
Tiết 132: SỐ 0 TRONG PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA (SGK tr 133)
I. Mục tiêu
Kiến thức: Giúp HS biết:
Số 0 nhân với số nào hoặc số nào nhân với số 0 cũng bằng 0.
Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
Không có phép chia cho 0.
Kỹ năng:
Ghi nhớ công thức và thực hành đúng, chính xác.
Thái độ:
Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bộ thực hành Toán. Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Số 0 trong phép nhân và phép chia.
Sửa bài 3
a) 4 x 2 = 8; 8 x 1 = 8 viết 4 x 2 x 1 = 8 x 1 = 8
b) 4 : 2 = 2; 2 x 1 = 2 viết 4 : 2 x 1 = 2 x 1 = 2
c) 4 x 6 = 24; 24 : 1 = 24 viết 4 x 6 : 1 = 24 : 1 = 24
GV nhận xét
3. Bài mới
Giới thiệu: (1’)
Số 0 trong phép nhân và phép chia.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Giới thiệu phép nhân có thừa số 0.
- Dựa vào ý nghĩa phép nhân, GV hướng dẫn HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau:
0 x 2 = 0 + 0 = 0, vậy 0 x 2 = 0
Ta công nhận: 2 x 0 = 0
Cho HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không.
0 x 3 = 0 + 0 + 0 = 0 vậy 0 x 3 = 3
Ta công nhận: 3 x 0 = 0
Cho HS nêu lên nhận xét để có:
+ Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
v Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia có số bị chia là 0.
Dựa vào mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu sau:
Mẫu: 0 : 2 = 0, vì 0 x 2 = 0
0 : 3 = 0, vì 0 x 3 = 0
0 : 5 = 0, vì 0 x 5 = 0
Cho HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
GV nhấn mạnh: Trong các ví dụ trên, số chia phải khác 0.
GV nêu chú ý quan trọng: Không có phép chia cho 0.
Chẳng hạn: Nếu có phép chia 5 : 0 = ? không thể tìm được số nào nhân với 0 để được 5 (điều này không nhất thiết phải giải thích cho HS).
v Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
0 x 2 = 0
2 x 0 = 0
Bài 2: HS tính nhẩm. Chẳng hạn:
0 : 5 = 0
Bài 3: Dựa vào bài học. HS tính nhẩm để điền số thích hợp vào ô trống. Chẳng hạn:
0 x 4 = 0
0 : 4 = 0
Bài 4: HS tính nhẩm từ trái sang phải. Chẳng hạn:
Nhẩm: 4 : 4 = 1; 1 x 0 = 0.
Viết 4 : 4 x 0 = 1 x 0.
= 0
Nhẩm 0 : 5 = 0; 0 x 5 = 0.
Viết 0 : 5 = 0 x 5
= 0
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
3HS lên bảng sửa bài 3, bạn nhận xét.
- HS viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau:
0 x 2 = 0
2 x 0 = 0
HS nêu bằng lời: Hai nhân không bằng không, không nhân hai bằng không.
HS nêu nhận xét:
+ Số 0 nhân với số nào cũng bằng 0.
+ Số nào nhân với 0 cũng bằng 0.
Vài HS lặp lại.
HS thực hiện theo mẫu:
0 : 2 = 0, vì 0 x 2 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia)
HS làm: 0 : 3 = 0, vì 0 x 3 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia)
0 : 5 = 0, vì 0 x 5 = 0 (thương nhân với số chia bằng số bị chia)
HS tự kết luận: Số 0 chia cho số nào khác cũng bằng 0.
HS tính
HS làm bài. Sửa bài.
HS làm bài. Sửa bài.
HS làm bài. Sửa bài.
HS làm bài.
HS sửa bài.
v Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- toan 2 tiet 131132.doc