Toán
BÀI : TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
A/ Mục tiêu : Giúp HS.
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp , HS tự giới thiệu về mình . bước đầu làm quen với SGK , đồ dùng học toán , các hoạt động học tập trong giờ học toán .
B/ Đồ dung dạy học :
- GV + HS : SGK, vở bài tập, bộ ĐD học Toán.
C/ Các hoạt động dạy học :
103 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Toán lớp 1 học kỳ 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học tiết luyện tập chung
Hoạt động 1: Ôn kiến thức
@Mục tiêu: : ôn kiến thức
- Cho Hs làm bảng con 1 số phép tính
8 - 2 - 5 = 7 - 4 + 4 =
10 - 9 + 7= 4 + 4 - 6 =
10 - 0 + 5= 6 - 3 + 2 =
... + 7 = 0 8 = ... + 5
- Gv ghi bảng bài 5/92 Cho Hs thi đua tìm xem có bao nhiêu hình tam giác
_ Gv nhận xét, tuyên dương
Hoạt động 2: Thực hành
- Gv nêu yêu cầu :
_ Bài 1 : Tính
a/ Lưu ý Hs viết số thẳng cột
b/ Cho Hs nêu cách làm ở một vài phép tính cụ thể
Bài 2 : Số
- Gv hỏi lại cấu tạo số 10
Bài 3 : Cho Hs nêu số lớn nhất, số bé nhất và khoanh tròn
Bài 4 : Viết phép tính thích hợp.
Gv cho Hs nhìn tóm tắt nêu đề toán và phép tính tương ứng vào ô trống.
Bài 5: Cho Hs nhận xét về cách sắp xếp các hình ( cứ 2 hình vuông lại đến 1 hình tròn) từ đó vẽ hình hích hợp vào ô trống
4.Củng cố.
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
-Gv đính tóm tắt bài 4 cho Hs thi đua nêu bài toán, phép tính tương ứng.
-Đội nào làm đúng nhanh sẽ thắng.
-GV nhận xét ,tuyên dương.
5. Tổng kết - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Ôn lại các bảng cộng ,trừ đã học
- Chuẩn bị : Kiểm tra.
- Hs làm bảng con
- Hs thi đua nêu và chỉ hình tam giác
- Hs làm bài và sửa bài.
- Hs nêu cấu tạo số 10.
- Hs làm bài và sửa bài tiếp sức.
- Hs nêu và làm bài.
- Hs thực hiện
a/ Có 6 cây, trồng thêm 3 cây nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây?( 6+ 3= 9)
b/ Có 10 cái bát, làm vỡ 1 cái bát. Hỏi còn lại bao nhiêu cái bát?( 10 - 1= 9)
- Hs nêu và làm bài.
- Đại diện các tổ thi đua.
Thứ…ngày…tháng….năm…
Toán
Tiết 68 : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Thứ…ngày…tháng….năm…
Toán
ĐIỂM. ĐOẠN THẲNG
I/. MỤC TIÊU :
-HS nhận biết được điểm, đoạn thẳng.
-Biết kẻ được đoạn thằng qua 2 điểm,
-Biết đọc tên điểm và đoạn thẳng.
-Hỗ trợ: thước kẻ, mẫu câu: “ Điểm A”, “điểm B” ….. . ; “đoạn thẳng AB”, đoạn thẳng CD”.. .
II/. CHUẨN BỊ:
-thước kẻ, phiếu bài tập .
-Hộp đồ dùng học toán 1, vở bài tập.
III /HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/. Ổn định lớp:
2/.Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS sửa bài tập 4.
( 2 + 5 = 7 )
-Yêu cầu HS nêu kết quả bài 5 ( 8 hình tam giác )
-GV nhận xét – ghi điểm.
3/.Bài mới:
a)Giới thiệu Điểm và Đoạn thẳng: :
- GV hướng dẫn HS xem hình vẽ và đọc tên điểm
( điểm A, điểm B, điểm C, điểm D).
-GV vẽ 2 điểm và gọi HS đọc .
b)Giới thiệu Đoạn thẳng :
- GV dùng thước nối từ điểm A sang điểm B và nói
“Nối từ điểm A sang điểm B ta có đường thẳng AB”
-GV giới thiệu dụng cụ vẽ đoạn thẳng.
-GV hướng dẫn HS cách kẻ đoạn thẳng: chấm 2 điểm và đặt tân cho 2 điểm, đặt mép thước qua 2 điểm,dùng tay giữ cố định thước, đặt bút tại điểm A kéo sang điểm B.
c ) Thực hành :
* Bài 1 :
-GV nêu yêu cầu, hướng dẫn HS nêu tên các điểm
-GV nhận xét, chỉnh sửa.
* Bài 2 :
-GV hướng dẫn, cho HS làm bài vào vở bài tập
-Gv nhận xét ghi điểm.
* Bài 3:
-GV nêu yêu cầu phát phiếu bài tập
-GV ghi điểm, sửa bài. (4đoạn, 3 đoạn, 6 đoạn)
-GV nhận xét- tuyên dương.
4/Củng cố – Dặn dò:
-Gọi HS nêu tên bài, 1 HS lên vẽ 2 điểm A,B.1 HS lên vẽ đoạn thẳng AB.
-GV nhận xét- tuyên dương.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm bài vở bài tập.
-Chuẩn bị bài sau : Độ dài đoạn thẳng.
-1HS sửa bài, lớp nhận xét.
-1 HS nêu, lớp nhận xét.
-Lớp theo dõi chung.
-Cả lớp quan sát và đọc theo hướng dẫn của GV.
-HS nêu: trên bảng có 2 điểm là điểm A và điểm B.
-Cả lớp quan sát.
-Vài HS nhắc lại.
-Cả lớp chú ý lắng nghe.
-2 HS đọc ở bảng, lớp nhận xét
-Lớp theo dõi chung.
-Cả lớp làm bài vào vở bài tập theo yêu cầu GV .
-Lớp theo dõi, chỉnh sửa.
-Mỗi tổ 2 phiếu, làm bài thi đua theo tổ.
-Lớp theo dõi chung.
TUẦN 18 :
Thứ…ngày…tháng….năm…
Toán
ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I/. MỤC TIÊU :
-Giúp HS có biểu tượng dài hơn, ngắn hơn. Từ đó có biểu tượng về độ dài đoạn thẳng thông qua đặc tính của chúng.
-HS biết so sánh độ dài hai đoạn thẳng tuỳ ý bằng hai cách : so sánh trực tiếp hoặc so sánh gián tiếp qua độ dài trung gian.
-Hỗ trợ: mẫu câu: “thước trên dài hơn thước dưới”, “ thước dưới ngắn hơn
thước trên”, “ đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD”, “đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB”.
II/. CHUẨN BỊ:
- Tranh , phiếu bài tập .
-Hộp đồ dùng học toán 1, vở bài tập.
III /HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/. Ổn định lớp:
2/.Kiểm tra bài cũ :
-Cho HS kẻ đoạn thẳng AB.
-GV quan sát ,nhận xét , ghi điểm.
3/.Bài mới :
a) Dạy biểu tượng dài hơn, ngắn hơn so sánh trực tiếp độ dài hai đoạn thẳng :
-GV dùng 2 thước có độ dài khác nhau và hỏi cái nào dài hơn cái nào ngắn hơn?
-GV hướng dẫn HS cách đo( đặt 2 thước chập với nhau có 1 đầu bằng nhau ).
-Gọi HS lên so sánh 2 cái bút .
-Cho HS nhìn tranh nêu: “thước trên dài hơn thước dưới”, “ thước dưới ngắn hơn thước trên”, “ đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD”, “đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB”.
b) So sánh gián tiếp độ dài 2 đoạn thẳng :
-GV thực hành dùng gang tay hoặc chỉ số ô dưới mỗi đoạn thẳng để HS thấy được đoạn thẳng nào dài hơi, đoạn thẳng nào ngắn hơn mà không phải đạt chấp 2 doạn thẳng với nhau.
-GV kết luận chung cách đo độ dài đoạn thẳng.
c ) Thực hành :
* Bài 1 :
GV hướng dẫn HS nêu miệng, so sánh đoạn thẳng câu a,b,c,d.
* Bài 2 :
-GV hướng dẫn, cho HS làm bài vào vở bài tập
-Gv nhận xét ghi điểm.
* Bài 3:
-GV nêu yêu cầu phát phiếu bài tập
-GV nhận xét- tuyên dương.
4/.Củng cố – Dặn dò:
-GV nhắc nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm bài vở bài tập.
-Chuẩn bị bài sau :thực hành đo độ dài.
-2 HS vẽ ở bảng lớp bảng con.
-Lớp theo dõi chung.
-1-2 HS nêu, lớp nhận xét.
-Cả lớp quan sát.
-1 HS lên so sánh, lớp nhận xét.
-Vài HS nêu.
-Cả lớp quan sát GV thực hành
-Cả lớp lắng nghe.
-4HS mỗi em nêu 1 câu, lớp nhận xét.
-Cả lớp làm bài vào vở bài tập, sửa bài.
-Lớp theo dõi, chỉnh sửa.
-Mỗi tổ 2 phiếu, làm bài thi đua
Thứ…ngày…tháng….năm…
Toán
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI
I/. MỤC TIÊU :
-HS biết thực hành độ dài của một số đồ vật như bàn HS, vở, phòng học .... …bằng đơn vị đo chưa chuẩn như gang tay, bước chân, que tính…...
-HS nhận biết sự sai lệch độ dài khi đo( giữa người này và người khác).
-Bước đầu HS thấy được sự cần phải có đơn vị đo chuẩn..
-Hỗ trợ: que tính, mẫu câu “ gang tay”, “bước chân”, “ đơn vị đo chưa chuẩn”.
II/. CHUẨN BỊ:
-Thước kẻ, Giáo án, SGK.
-Hộp đồ dùng học toán 1, vở bài tập.
III /HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/. Ổn định lớp:
2/.Kiểm tra bài cũ :
-Gv vẽ 2 đoạn thẳng AB, CD gọi HS so sánh.
-GV nhận xét – ghi điểm.
3/.Bài mới :
a)Giới thiệu độ dài gang tay, độ dài bước chân:
- GV giới thiệu, hướng dẫn động tác đo bằng gang tay mẫu và nêu (“gang tay” làm đơn vị đo)
-GV giới thiệu, hướng dẫn đông tác đo bằng bước chân và nêu ( “bước chân” làm đơn vị đo).
b)Hướng dẫn HS cách đo :
-GV làm mẫu, hướng dẫn HS đo bằng gang tay rồi ghi kết quả đếm được bằng mấy gang tay.
-Hướng dẫn tiếp đo bằng bước chân, cũng ghi kết quả đếm được bằng mấy bước chân.
c ) Thực hành :
* GV nêu yêu cầu đo một số đồ vật bằng đơn vị đo như : bước chân, gang tay, que tính.
-GV gọi 1 HS lên đo bằng gang tay , bước chân cùng một đồ vật với GV và nêu nhận xét.
*GV nêu kết luận.
4/Củng cố – Dặn dò:
-Gọi HS nêu các đơn vị đo đã thực hành . Nhận xét các đơn vị đo này như thế nào?( chưa chuẩn).
-GV nhận xét- tuyên dương.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS chuẩn bị bài sau : Một chục – tia số.
-1HS nêu, lớp nhận xét.
-Lớp theo dõi chung.
-Cả lớp quan sát theo dõi.
-Cả lớp chú ý lắng nghe , theo dõi.
-Cả lớp theo dõi GV hướng dẫn.
*HS thực hành đo theo yêu cầu.
-Vài HS lên thực hành đo và nêu : số đo không bằng nhau vì đơn vị đo “ chưa chuẩn”.
-Cả lớp lắng nghe.
Thứ…ngày…tháng….năm…
Toán
MỘT CHỤC. TIA SỐ
I/. MỤC TIÊU :
-HS nhận biết 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.;biết quan hệ giữa chục và đơn vị;1 chục =10 đơn vị.
-HS biết đọc và ghi số trên tia số.
-Hỗ trợ: bó chục que tính, mẫu câu, từ : “một chục”, “ vạch”.
II/. CHUẨN BỊ:
- Tranh, Hộp đồ dùng học toán, phiếu bài tập.
-Hộp đồ dùng học toán 1, vở bài tập.
III /HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/. Ổn định lớp:
2/.Kiểm tra bài cũ :
- Cho HS nêu các đơn vị đo bài trước. Gợi ý thử đơn vị đo chuẩn là gì?
-GV nhận xét.
3/.Bài mới :
a) Giới thiệu “ một chục”:
-Cho HS xem tranh đếm số quả và nêu số lượng
quả .
-GV nói “ Mười quả còn gọi là một chục”.
-GV cho HS lấy 10 que tính và trả lời: mười que tính còn gọi là mấy chục ?
-GV hỏi: 10 đơn vị gọi là mấy chục?
-GV nêu lại phần trả lời của HS và ghi bảng:
10 đơn vị = 1 chục
1 chục bằng bao nhiêu đơn vị ?( 10 đơn vị )
b) Giới thiệu tia số :
-GV vẽ tia số rồi giới thiệu ( Trên tia số có 1 điểm gốc là 0 được ghi số 0. Các “ vạch” cách đều nhau được ghi số, mỗi vạch ghi một số theo thứ tự tăng dần: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ).
-GV hướng dẫn HS dựa và tia số để so sánh các số trên vạch tia số (số ở bên trái thì bé hơn số ở bên phải; số ở bên phải thì lớn hơn số ở bên trái).
c ) Thực hành :
* Bài 1 :
-GV nêu yêu cầu, cho HS thực hành ở bảng lớp.
-GV nhận xét, chỉnh sửa chung.
* Bài 2 :
-GV hướng dẫn, nêu yêu cầu và phát phiếu bài tập.
-GV cho lớp nhận xét, chỉnh sửa.
-GV chấm điểm, nhận xét tuyên dương.
* Bài 3 :
-GV hướng dẫn, yêu cầu HS làm bài vào vở.
-Gọi HS nêu thứ tự các số đã điền.
-GV nhận xét, khen ngợi.
4/. Củng cố – Dặn dò:
-GV gọi HS nhắc nội dung bài học.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm bài vở bài tập.
-Chuẩn bị bài sau : Mười một, mười hai.
-1-2 HS nêu lớp nhận xét, bổ sung.
-Lớp theo dõi chung.
-1-2 HS nêu : “ mười quả”
-Cả lớp quan sát GV thực hành
-Vài HS nhắc lại .
- “...một chục”.
- “ ...một chục”
-“... một chục”
-HS đọc : “một chục bằng mười đơn vị .Mười đơn vị bằng một chục”.
-Cả lớp theo dõi, HS khá giỏi nhắc lại.Lớp đọc các số trên tia số.
-Lớp theo dõi chung vài HS nhắc lại .
-5 HS lên bảng làm bài, lớp nhận xét.
-Cả lớp theo dõi.
-Mỗi tổ 2 phiếu bài tập. Thi đua làm theo tổ.
-Vài HS nêu nhận xét, sửa bài.
-Cả lớp ghi số dưới vạch tia số trong vở bài tập.
-Lớp theo dõi, nêu nhận xét và sửa bài.
-Cả lớp lắng nghe.
File đính kèm:
- TUAÀN 1.doc