1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
HS biết : Một số dạng phương trình quy được về phương trình bậc hai như: phương trình trùng phương, phương trình có chứa ẩn ở mẫu thức, một vài dạng phương trình bậc cao.
Hs hiểu : Cách giải phương trình quy được về phương trình bậc hai.
1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán, tính nhẩm nghiệm, phân tích đa thức thành nhân tử.
1.3. Thái độ: GD tính cẩn thận, chính xác.
2.TRỌNG TÂM: Giải phương trình quy được về phương trình bậc hai .
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ , thước.
3.2. Học sinh: Baûng nhoùm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2. Kiểm tra miệng:
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3537 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 9 - Tiết 60: Phương trình quy về phương trình bậc hai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG TRÌNH QUY VỀ
PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI
Bài :7- tiết :60
Tuần dạy:29
Ngày dạy: 21 /03/2013
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
HS biết : Một số dạng phương trình quy được về phương trình bậc hai như: phương trình trùng phương, phương trình có chứa ẩn ở mẫu thức, một vài dạng phương trình bậc cao.
Hs hiểu : Cách giải phương trình quy được về phương trình bậc hai.
1.2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính toán, tính nhẩm nghiệm, phân tích đa thức thành nhân tử.
1.3. Thái độ: GD tính cẩn thận, chính xác.
2.TRỌNG TÂM: Giải phương trình quy được về phương trình bậc hai .
3. CHUẨN BỊ:
3.1. Giáo viên: Bảng phụ , thước.
3.2. Học sinh: Baûng nhoùm.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện.
4.2. Kiểm tra miệng:
GV đưa bảng phụ ghi câu hỏi lên bảng.
Giải phương trình: 3x2 – 7x = 0 (10đ)
Gọi 1 hs lên bảng làm.
GV kiểm tra vở bài tập của HS.
GV nhận xét, ghi điểm.
3x2 – 7x = 0 Û x(3x – 7)=0
Û x = 0 hoặc x =
Vậy phương trình có 2 nghiệm: x1= 0; x2 =
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
*Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu bài.
*Hoạt động 1:Phương trình trùng phương
GV giới thiệu: Phương trình trùng phương là phương trình có dạng:
ax4 + bx2 + c = 0 (a ¹ 0)
GV gọi HS cho ví dụ:
Làm thế nào để giải được phương trình trùng phương?
Xét ví dụ 1 SGK/ 55.
Giải phương trình x4-13x2+ 36 =0
Ta có thể đưa phương trình về dạng phương trình bậc hai bằng cách đặt ẩn phụ không?
Giải phương trình với ẩn t.
Thay vào phương trình x2 = t ta tìm x như thế nào?
GV gọi 1 HS lên bảng.
GV cho HS thực hiện (?1) theo nhóm.
Nhóm 1, 2: làm câu a.
Nhóm 3, 4: làm câu b.
Cho HS làm trong 5’.
GV mời đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày.
Nhận xét chung.
* Hoạt động 3: Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức.
GV: Ở lớp 8, chúng ta đã biết cách giải phương trình chứa ẩn ở mẫu. Hãy nêu lại các bước giải.
HS thực hiện (?2)
-Tìm điều kiện của x?
-Khử mẫu bằng cách nào?
GV gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Cả lớp cùng làm để nhận xét.
* Hoạt động 4: Phương trình tích
Xét ví dụ 2: SGK/ 56.
GV: một tích bằng 0 khi nào?
GV gọi 1 HS lên bảng giải.
Nhận xét chung.
I. PHƯƠNG TRÌNH TRÙNG PHƯƠNG:
Dạng ax4 + bx2 + x = 0 (a ¹ 0)
Ví dụ: 3x4 – 5x2+1 = 0
7x4 – 15 = 0
–5x4 + 2x2 = 0
Nhận xét: SGK/ 55.
Ví dụ 1: Giải phương trình.
x4 – 13x2 + 36 = 0
Đặt: x2 = t 0
Phương trình trở thành:
t2 – 13t + 36 = 0
r= 169 – 144 = 25 >0
t1 = (nhận); t2 = (nhận)
Với t = t1 = 4 ta có x2 = 4 Û x = 2
với t = t2 = 9 ta có x2 = 9 Û x = 3
Vậy phương trình đã cho có 4 nghiệm :
x1 = 2; x2 = –2; x3 = 3; x4 = –3
?1
Giải các phương trình:
a/ 4x4 + x2 – 5 = 0
Đặt x2 = t 0
Phương trình trở thành:
4t2 + t – 5 = 0
Có : a + b + c = 4 + 1 – 5 = 0
Þ t1 = 1 (nhận) ; t2 = (loại)
t1 = x2 = 1 Û x12 =1
b/ 3x4 + 4x2 + 1 = 0
Đặt : x2 = t 0 ta có:
Có : a – b + c = 3 – 4 + 1 = 0
Þ t1 = –1 (loại); t2 = (loại)
Vậy phương trình vô nghiệm.
II. PHƯƠNG TRÌNH CHỨA ẨN Ở MẪU THỨC:
Cách giải: SGK/ 56.
?2
Giải phương trình:
(ĐK: x ¹ 3)
Û x2 – 3x + 6 = x + 3
Û x2 – 4x + 3 = 0
Û x1 = 1 (nhận); x2 = 3 (loại)
Vậy nghiệm của phương trình đã cho là x1 = 1
III. PHƯƠNG TRÌNH TÍCH:
Ví dụ 2:
Giải phương trình: (x + 1)(x2 + 2x –3) = 0
Û x + 1 = 0 hoặc x2 + 2x – 3= 0
Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm:
x1 = –1; x2 = 1; x3 = –3.
4.4. Câu hỏi ,bài tập củng cố:
GV đưa (?3)lên bảng.
Giải phương trình: x3+ 3x2+ 2x = 0
GV gọi 1 HS lên bảng làm.
Cả lớp cùng làm để nhận xét.
Cả lớp nhận xét chung.
?3
x3 + 3x2 + 2x = 0
Û x(x2 + 3x + 2) = 0
Û x = 0 hoặc x2 + 3x + 2 = 0
Vậy phương trình đã cho có 3 nghiệm:
x1 = 0; x2 = –1; x3 = –2.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này:
- Nắm vững cách giải từng loại phương trình.
- Bài tập về nhà: 34, 35a SGK/ 56.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Xem trước bài :Luyện tập.
-Ôn kĩ các bước giải phương trình trùng phương.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:
Phương pháp:
Sử dụng đồ dùng ,thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- T60DS9.doc