Giáo án Toán - Đạo đức - TNXH Lớp 1, 2 - Tuần 11

Buổi chiều

Tiết 1: Toán: (Lớp 2A)

12 TRỪ ĐI MỘT SỐ

I. Mục tiêu:

-Biết cách thực hiện phép trừ dạng 12 - 8, lập được bảng 12 trừ đi 1 số.

-Biết giải bài toán có 1 phép trừ dạng 12 - 8.

-Giáo dục tính chính xác.

II. Chuẩn bị: T và H: Que tính (Bộ đồ dùng).

III. Lên lớp:

 

doc18 trang | Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán - Đạo đức - TNXH Lớp 1, 2 - Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm làm việc. -Kết luận: Gia đình Mai ai cũng tham gia việc nhà tùy theo sức của mình. Mọi người đều phải yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau và phải làm tốt nhiệm vụ của mình. -Nhận xét, tuyên dương các nhóm làm việc tốt. Hoạt động 2: Nói về công việc thường ngày của những người trong gia đình mình: -Điều gì sẽ xảy ra nếu bố mẹ hoặc những người khác không làm tròn trách nhiệm của mình? -Những lúc rảnh rỗi, gia đình em thường có những hoạt động giải trí nào? Những ngày nghỉ, em thường được bố mẹ cho đi chơi ở đâu?... -Kết luận: +Mỗi người đều có một gia đình. +Mọi người trong gia đình cần biết quan tâm nhau.. +Cần có kế hoạch nghỉ ngơi lúc rảnh... 3. Củng cố dặn dò: -Nhận xét giờ học, dặn về nhà ôn bài, thực hiện các điều vừa học. -Ă uống đầy đủ, lao động vừa sức, tập thể dục thường xuyên, ăn sạch, uống sạch ở sạch... -Hát bài "Ba ngọn nến". -Quan sát hình 1,2,3,4,5 SGK tr 24,24 và tập đặt câu hỏi, trả lời. VD: Đố bạn gia đình của mai có những ai? Ông bạn Mai đang làm gì? Ai đang đi đón em bé ở trường mầm non? Bố của Mai đang làm gì? Mẹ của Mai đang làm gì? Mai giúp mẹ làm gì? Hình nào mô tả cảnh nghỉ ngơi của gia đình Mai? -các nhóm trình bày. -Trao đổi theo nhóm đôi (Ông, bà, bố , mẹ, anh, chị...) -Trao đổi với cả lớp -Tự liên hệ để trả lời. Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP A.Mục đích yêu cầu: -Thuộc bảng 12 trừ đi 1 số. -Thực hiện được phép trừ dạng 52 - 18. -Biết tìm số hạng của 1 tổng, giải bài toán có 1 phép trừ dạng 52 - 28 -(H biết vận dụng kiến thức đã học hoàn thành tốt các bài tập. C. Lên lớp : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ : -Gọi 2 em lên bảng – lớp bảng con - Đặt tính rồi tính : 42 - 17 ; 52 - 38 ; -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: Luyện tập -Bài 1: Tính -Yc lớp nhẩm và nối tiếp nêu kết quả. -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: Đặt tính rồi tính - YC làm bảng con :62 – 27 ; 72 – 15 ; 53 + 19. - Gọi 3 HS lên bảng làm , mỗi em làm một ý . - Nhận xét ghi điểm . Bài 3 Tìm x -Muốn tìm số hạng trong một tổng ta làm TN? -Yêu cầu cả lớp làm vào vở . -Mời 3 em lên bảng làm bài . - Gọi em khác nhận xét bài bạn . -Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh . Bài 4: Yêu cầu H đọc đề bài . -Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn biết Gà có bao nhiêu con ta làm NTN? -Yêu cầu HS tự làm vào vở . -Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 5:Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng -Hoạt động nhóm 4 – đại diện nhóm trình bày. -Giáo viên nhận xét đánh giá 3. Củng cố - Dặn dò: -Nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học và làm bài tập . -Hai em lên bảng – lớp bảng con -Học sinh khác nhận xét . -H nối tiêp nêu kế quả. - Em khác nhận xét bài bạn . - Lớp thực hiện vào bảng con. -Ba em lên bảng thực hiện . - Lấy tổng trừ đi số hạng đã kia . a. x + 18 = 52 c. 27 + x = 82 x = 52 - 18 x = 82 - 27 x = 34 x = 55 - Em khác nhận xét bài bạn - 2 em đọc đề . - Gà và thỏ : 42 con , trong đó Thỏ 18 con - Có bao nhiêu con gà ? - Ta lấy 42 - 18 *Giải : Số con gà có là : 42 - 18 = 24 ( con ) Đ/S : 24 con gà . - 10hình tam giác . - Nhóm khác nhận xét bài bạn . - Hai em nhắc lại nội dung bài vừa học . - Về học bài và làm các bài tập còn lại . Tiết 4: Đạo đức: THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIỮA KỲ I I.Mục tiêu -Ôn luyện các kiến thức đã học(từ bài 1 đến bài 5) -Vận dụng kiến thức đã học giải quyết được 1 số tình huống. - Có ý thức học tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị: phiếu, các tình huống. III.Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ : Em hãy cho biết những bài đạo đức đã được học. -GV nhận xét, hệ thống kiến thức. 2.Bài mới. A.Ôn lý thuyết -Hãy nêu các bài đạo đức đã được học. -Cần làm gì sau khi mắc lỗi? Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì? -Ích lợi của việc sống gọn gàng , ngăn nắp? -Em đã làm được những việc gì để giúp đỡ bố mẹ? -Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì? + GV nhận xét, kết luận. B. Thực hành -N1: Hãy nêu và xử lý 1 tình huống em mắc lỗi, đã biết nhận và sửa lỗi? -N2: Bố mẹ xếp cho em 1 góc học tập ở nhà nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của em. Em sẽ ứng xử thế nào? Vì sao? -N3: Em đang làm việc nhà thì có bạn đến rủ đi chơi. Theo em nên làm gì? -N4:Thế nào là chăm chỉ học tập? chăm chỉ học tập có lợi gì? -GV nhận xét, sửa chửa. 3.Củng cố, dặn dò. -Hệ thống kiến thức tiết học. -Về nhà ôn các bài đạo đức đã được học. * HĐ nhóm 5 – mỗi nhóm thảo luận 1 câu 5 phút. + Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. +HĐ nhóm đóng vai xử lí tình huống. +Đại diện các nhóm trình bày – Nhận xét, bổ sung. Soạn: 16/11/2009 Giảng: Thứ 6 ngày 20/11/2009 Buổi chiều: Lớp 1A Tiết 1: Toán: LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục đích, yêu cầu: -Giúp HS củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học. -Phép cộng, phép trừ với số 0, trừ 2 số bằng nhau. -Gió dục tính chính xác. II. Đồ dùng dạy học: -Sách Toán. -Tranh trong bài 4 phóng to. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Kiểm tra bài cũ: -Bài 1: Tính: 5 - 1 3 - 3 4 - 4 5 – 4 2 + 0 0 + 5 -Bài 2: > < = 1 + 4 5 - 0 5 + 0 4 - 4 -GV nhận xét 2/ Bài mới: +Bài 1b: Tính -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại cách đặt tính (Thẳng cột) +Bài 2( cột 1,2):Tính. -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại +Bài 3 (cột 2,3): >, < = -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại +Bài 4: Viết phép tính thích hợp -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại 4. Củng cố, dặn dò: -Về nhà ôn bài -Chuẩn bị bài sau: Phép cộng phạm vi -HS làm bảng con. -Tính kết quả (tính dọc) -Làm vào bảng con. Tính kết quả (tính ngang) -Chơi chuyền: tổ nào chuyền nhanh nhất và đúng nhất sẽ thắng. -HS sửa bài- lớp nhận xét. -Thực hiện tính rồi so sánh và diền dấu. -HS sửa bài- lớp nhận xét -Điền số thích hợp vào ô trống -Chơi tiếp sức: tổ nào nhanh nhất và đúng nhất sẽ thắng: -Đặt đề toán, nêu phép tính thích hợp -Lớp sửa bài- nêu nhận xét Tiết 2: Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG. I. Mục tiêu: -Giúp HS củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi các số đã học. -Phép cộng, phép trừ với số 0 -Viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh. II. Đồ dùng dạy học: -Sách Toán. -Tranh trong bài 4 phóng to. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Kiểm tra bài cũ: -Bài 1: Tính: 5 - 2 3 - 2 3 - 3 5 – 1 2 + 0 0 + 4 -Bài 2: > < = 1 + 3 4 - 0 3 + 0 4 - 2 -GV nhận xét 2/ Bài mới: +Bài 1: Tính: 1 + 2 = 1 + 2 = 1 + 4 = 1 + 0 = 2 + 1 = 2 + 2 = 2 + 3 = 3 + 2 = 1 + 9 = 0 + 2 = 3 + 0 = 4 + 0 = 3 - 1 = 2 - 1 = 3 - 2 = 4 - 2 = 3 - 0 = 4 - 1 = 4 - 0 = 5 - 2 = 5 - 1 = 5 - 3 = 5 - 4 = 5 - 0 = -GV chốt lại +Bài 2:Tính (cột dọc) -GV chốt lại +Bài 3: Số: 1 + ... = 3 2 + ... = 3 5 - ... = 5 2 = ... = 4 0 + ... = 2 4 - ... = 3 +Bài 4: Viết phép tính thích hợp -Bài yêu cầu gì? -GV chốt lại +Bài 5: +; - 1 ... 2 = 5 4 ... 0 = 4 5 ... 0 = 5 3 ... 1 = 4 4 ... 4 = 0 5 ... 5 = 0 4. Củng cố, dặn dò: -Về nhà ôn bài -Chuẩn bị bài sau: Phép cộng phạm vi 6 HS làm bảng con. -Tính kết quả (tính ngang) -Chơi chuyền: tổ nào chuyền nhanh nhất và đúng nhất sẽ thắng. -HS sửa bài- lớp nhận xét. Bảng con Làm bài vào vở. Tiết 3: GDPTBM&VLCN TRÁNH XA VẬT LẠ VÀ NHỮNG NƠI NGUY HIỂM I.Mục tiêu: -HS hiểu được xung quanh nơi các em đang sống, bom mình và vật liệu chưa nổ còn sót lại rất nhiều. -Khi nhìn thấy những vật lạ nghi là bom mìn và gặp những nơi nguy hiểm các em phải tránh xa. II.Đồ dùng dạy học: Sách học , giấy A4 III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Bài cũ: Những quả bom mìn trong tranh giống hình gì? Nhận xét bổ sung hoàn chỉnh 2 .Bài mới: Hoạt động 1: Kể chuyện - Mục tiêu: Học sinh nắm được nội dung cuả chuyện và biết được nguyên nhân xảy ra tai nạn - Cách tiến hành: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát từng tranh Ví dụ: - Tranh 1: Trong tranh có những ai ? Họ đang làm gì ? - Tranh 2 : Hai bạn nhìn thấy gì ? - Tranh 3 : Một bạn đã làm gì ? - Tranh 4 : Chuyện gì đã xảy ra ? - Tranh 5 : Điều gì xảy đến với hai bạn sau tai nạn ? Sau đó gọi 1,2 học sinh đọc to lời dưới mỗi bức tranh cho cả lớp nghe để nắm vững hơn nội dung cuả chuyện. Gọi một vài em xung phong kể lại câu chuyện cho cả lớp cùng nghe, trong đó đã nêu tên cụ thể của hai bạn. Nhận xét, bổ sung, khen ngợi những em kể đủ và rõ ràng nội dung. Kể lại câu chuyện cho cả lớp nghe, nếu thấy các em kể chưa được rõ ràng, đầy đủ nội dung cốt yếu của câu chuyện. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi: +Mục tiêu: HS quan sát tranh trả lời được câu hỏi. +Tiến hành: Chia lớp thành 3 nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận cả 3 câu hỏi. C1:Tại sao tai nạn xảy ra với An và Bình? C2:Điều gì xảy đến với An và Bình sau tai nạn? C3:Khi nhìn thấy vật lạ , em có nhặt lên xem không? Tại sao? *Kết luận: Chúng ta cần phải cẩn thận khi đi trên đường , khi chơi . Ngoài vật mà bạn nhỏ trong truyện nhặt là một quả bom nhỏ , còn rất nhiều vật nổ tương tự như thế còn sót lại . Khi nhìn thấy vật lạ nghi là bom mìn , các em không được đụng đến mà phải tránh xa vì chúng rất nguy hiểm. Hoạt động 3: Đọc thơ. +Mục tiêu: HS đọc thuộc bài thơ . +Tiến hành: Đọc từng câu xong. Nối cả 4 câu lại Bài thơ nói lên điều gì? *Kết luận: Khi nhìn thấy vật nghi là bom mìn , vật liệu chưa nổ các em không được nhặt lên mà phải tránh xa chúng. IV. Củng cố dặn dò: Qua bài này em rút ra được điều gì cần ghi nhớ? -Dặn về nhà đọc thuộc bài thơ và đọc cho cả nhà cùng nghe Nhận xét giờ học. 2 HS trả lời Quan sát tranh SGK An và Bình đi học về Hai bạn nhìn thấy một vật lạ An nhặt lên xem Ngay lập tức một tiếng nổ vang lên An và Bình phải vào bệnh viện 2 HS đọc to nội dung mỗi tranh 2 em kể lại câu chuện Chia nhóm 6 , thảo luận trong 5 phút Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi Đại diện các nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung. Lắng nghe HS đọc từng câu theo giáo viên Đọc đồng thanh cả 4 câu thơ 2 -3 em đọc thuộc bài thơ Khi gặp vật lạ không được cầm trên tay mà phải tránh xa. Lắng nghe , nhắc lại Hãy tránh xa vật lạ và những nơi nguy hiểm.

File đính kèm:

  • docGIAO AN TOAN TNXH DAO DUC12.doc
Giáo án liên quan