Giáo án Tiếng Việt 2 Tuần 26 Trường Tiểu học Tây Đô

1. Kiến thức:

- HS đọc lưu loát được cả bài.

- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ.

- Phân biệt được lời của các nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới: búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm khen, quẹo, bánh lái, mái chèo,

- Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con.

3. Thái độ:

- Ham thích học môn Tiếng Việt.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 2 Tuần 26 Trường Tiểu học Tây Đô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đêm qua cây đổ vì gió to. + Cỏ cây héo khô vì han hán. Gọi HS trả lời miệng bài tập 4. Nhận xét, cho điểm HS. II/ Bài mới 1/ Giới thiệu: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy. 2/ Hướng dẫn làm bài Bài 1 Treo bức tranh về các loài cá. Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi HS đọc tên các loài cá trong tranh. Cho HS suy nghĩ. Sau đó gọi 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS lên gắn vào bảng theo yêu cầu. Gọi HS nhận xét và chữa bài. Cho HS đọc lại bài theo từng nội dung: Cá nước mặn; Cá nước ngọt. Bài 2 Treo tranh minh hoạ. Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Gọi 1 HS đọc tên các con vật trong tranh. Chia lớp thành 2 nhóm thi tiếp sức. Mỗi HS viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian quy định, HS các nhóm đọc các từ ngữ tìm được. Nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng. Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bài 3 Gọi 1 HS đọc yêu cầu. Treo bảng phụ và đọc đoạn văn. Gọi HS đọc câu 1 và 4. Yêu cầu 1 HS lên bảng làm. Gọi HS nhận xét, chữa bài. Gọi HS đọc lại bài làm. Nhận xét, cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Dặn dò HS ghi nhớ cách dùng dấu phẩy, kể lại cho người thân nghe về những con vật ở dưới nước mà em biết. Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII 1 HS lên bảng đặt câu hỏi cho phần được gạch chân. 1 HS lên bảng viết các từ có tiếng biển. 3 HS dưới lớp trả lời miệng bài tập 4. Quan sát tranh. Đọc đề bài. 2 HS đọc. Cá nước mặn Cá nước ngọt (cá biển) (cá ở sông, hồ, ao) cá thu cá mè cá chim cá chép cá chuồn cá trê cá nục cá quả (cá chuối) Nhận xét, chữa bài. 2 HS đọc nối tiếp mỗi loài cá. Quan sát tranh. 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. Tôm, sứa, ba ba. HS thi tìm từ ngữ. Ví dụ: cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chày, cá diếc, cá rô, ốc, tôm, cua, cáy, trạch, trai, hến, trùng trục, đỉa, rắn nước, ba ba, rùa, cá mập, cá thu, cá chim, cá nụ, cá nục, cá hồi, cá thờn bơn, cá voi, cá mập, cá heo, cá kiếm, hà mã, cá sấu, sư tử biển, hải cẩu, sứa, sao biển,… 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 2 HS đọc lại đoạn văn. 2 HS đọc câu 1 và câu 4. 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều … Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần. 2 HS đọc lại. CHíNH Tả SÔNG HƯƠNG I. Mục tiêu -Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “Sông Hương” -Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có âm đàu r/d/gi; có vần ưt / ưc -Rèn hs tính cẩn thận, tự giác, trung thực. II.Đồ dùng dạy học: GV : Bảng phụ viết nội dung BT2 HS : Vở, VBT, bảng con III. Các hoạt đông dạy hoc : 1. Kiểm tra bài cũ: -Cho 2 hs lên bảng viết , lớp viết bảng con các tiếng có âm đầu r/d/gi. -GV nhận xét. 2. Bài mới: a)Giới thiệu : Nghe viết bài “Sông Hương” b) Các hoạt động dạy học : HOạT ĐộNG DạY HOạT ĐộNG HọC Hướng dẫn nghe-viết Mục tiêu : Viết chính xác một đoạn trong bài “ Sông Hương” - Giáo vien đọc đoạn viết. -Y/C hs nêu nội dung bài thơ. -Nhân xét. -Hướng dẫn hs nhận xét bài chính tả. -Y/C hs tìm từ khó -Hướng dẫn viết bài vào vở : Gv đọc. -Chấm chữa bài. (5 – 7 bài) Hướng dẫn luyện tập Mục tiêu : Hs biết tìm tên các loài cá, tìm các tiếng có thanh hỏi/ thanh ngã. Bài tập 2: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn đề điền vào chỗ trống : (Chọn bài 2a) -Gv treo bảng phụ ghi nội dung bài tập. -Gv nhận xét : giải thưởng, rải rác, dải núi, rành mạch, để dành, tranh giành. Bài tập 3: Tìm các tiếng (chọn bai 3b) có vần ưt hoặc ưc, có nghĩa như sau : -Gv chốt lại lời giải đúng : dở, giấy, mực, mứt. -Lớp theo dõi. -3 học sinh đọc lại . -Hs nêu. -Cá nhân nhận xét. -Nêu từ kho : sắc độ, đặc ân, êm đềm,… -Đọc, phân tích từ khó -Viết bảng con. -Hs nghe viết bài vào vở. -Hs soát lỗi. -Hs đọc yêu cầu. -Cho 2 hs lên bảng làm. -Nhận xét về bạn. -Đọc yêu cầu. -Lớp làm vào bảng con. 3. Củng cố : -Nhận xét tiết học TậP LàM VĂN ĐáP LờI ĐồNG ý. Tả NGắN Về BIểN. I. Mục tiêu Kiến thức: Biết đáp lại lời nói của mình trong một số tình huống giao tiếp đồng ý. Kỹ năng: Trả lời và viết được đoạn văn ngắn về biển. Thái độ: Biết đánh giá, nhận xét lời của bạn. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ cảnh biển ở tuần. Các tình huống viết vào giấy. Vở bài tập Tiếng Việt HS: Vở. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Bài cũ: Đáp lời đồng ý. QST, TLCH: Gọi 2 HS hoạt động theo cặp trong các tình huống sau. Tình huống 1 HS 1: Hỏi mượn bạn cái bút. HS 2: Nói đồng ý. HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn. Tình huống 2 HS 1: Đề nghị bạn làm trực nhật hộ vì bị ốm. HS 2: Nói đồng ý. HS 1: Đáp lại lời đồng ý của bạn. Gọi HS nhận xét. Cho điểm từng HS. 2. Bài mới a Giới thiệu: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển. b/Hướng dẫn học sinh làm bài Bài 1 GV đưa các tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại. Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành. Nhận xét, cho điểm từng HS. Bài 2 Treo bức tranh. Tranh vẽ cảnh gì? Sóng biển ntn? Trên mặt biển có những gì? Trên bầu trời có những gì? Hãy viết một đoạn văn theo các câu trả lời của mình. Gọi HS đọc bài viết của mình, GV chú ý sửa câu từ cho từng HS. Cho điểm những bài văn hay. 3. Củng cố – Dặn dò Nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS luôn đáp lại các lời đồng ý lịch sự, có văn hóa, về nhà viết lại bài văn vào vở. Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII. 2 cặp HS lên bảng thực hành. HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. HS 1: Đọc tình huống. HS 2: Nói lời đáp lại. Tình huống a. HS 2: Cháu cảm ơn bác ạ./ Cảm ơn bác. Cháu sẽ ra ngay./… Tình huống b HS 2: Cháu cảm ơn cô ạ./ May quá, cháu cảm ơn cô nhiều./ Cháu cảm ơn cô. Cô sang ngay nhé./ Tình huống c HS 2: Hay quá. Cậu sang ngay nhé./ Nhanh lên nhé. Tớ chờ… Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng. Sóng biển xanh như dềnh lên./ Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh. Trên mặt biển có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn. Mặt trời đang dần dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng. HS tự viết trong 7 đến 10 phút. Nhiều HS đọc. VD: Cảnh biển lúc bình minh thật đẹp. Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. Những cánh buồm đỏ thắm đang lướt sóng. Đàn hải âu chao lượn. Mặt trời lên, những đám mây trắng bồng bềnh trôi. Luyện ĐọC-cHíNH Tả Cá SấU Sợ Cá MậP I. Mục tiêu Kiến thức: Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: du lịch, quả quyết, làm gì có, khiếp đảm,… (MB); ven biển, ở biển, quả quyết,… (MT, MN). Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Giọng đọc khẩn trương, nhịp dồn dập, phân biệt giọng từng nhân vật. Kỹ năng: Hiểu ý nghĩa các từ mới: khách sạn, tin đồn, quả quyết, cá mập, mặt cắt không còn giọng. Thái độ: Ham thích môn học. II. Chuẩn bị GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) về cá sấu và cá mập. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. Các hoạt động - dạy học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học 1/ Bài cũ Sông Hương. Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Sông Hương. Nhận xét cho điểm HS. 2. Bài mới Giới thiệu: Treo bức tranh và hỏi: Nội dung bức tranh nói gì? Vì sao trong đầu họ lại hiện ra hai loài cá hung dữ, truyện vui Cá sấu sợ cá mập sẽ cho các con biết điều đó. v Luyện đọc a) Đọc mẫu GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý: giọng người kể: đọc khẩn trương, nhịp dồn dập. Giọng người khách: lo lắng, bồn chồn. Giọng ông chủ: quả quyết, ôn tồn. b) Luyện phát âm Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: + Tìm các từ có âm đầu l, n, d, r, ch, tr, … trong bài. + Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã. Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng. Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm). Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có. c) Luyện đọc đoạn Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn? Các đoạn được phân chia ntn? Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp nhau. Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. d) Thi đọc e) Cả lớp đọc đồng thanh. Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh. */Chính tả: Yêu cầu h/s làm bài tập chính sau: Tìm 10 từ phân biệt có phụ âm đầu là: L/n -Tìm 10 từ có vần ăm theo thứ tự abc. - Nhận xét: 3. Củng cố dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn HS về học bài cũ và chuẩn bị bài sau. 3 HS nối tiếp đọc cả bài. 1 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 của bài. Hai người khách du lịch đang nói chuyện với một người đàn ông béo tốt. Trong đầu họ hiện ra hình ảnh một con cá sấu và một con cá mập. Mở SGK trang 74. Theo dõi và đọc thầm theo. Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: + Các từ đó là: du lịch, quả quyết, làm gì có, khiếp đảm. + Các từ đó là: ven biển, quả quyết, ở biển, khiếp đảm. 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh. Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài. Bài tập đọc được chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: Có một … có cá sấu. Đoạn 2: Một số … rất sợ cá mập. Đoạn 3: Phần còn lại. 3 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 1 đoạn. Đọc từ đầu cho đến hết bài. Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. -- H/s làm bài sau đó lên bảng chữa bài. Tiếng Việt: Ôn luyện từ và câu I/ Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng: Tìm từ chỉ đặc điểm của loài thú, từ ngữ về sông biển. Tạo từ ghép từ một tiếng cho trước. Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: Yêu cầu HS làm các bài tập sau vào vở: * Bài 1. Nối tên con thú với đặc điểm của nó? Hổ Nai Cáo Sóc Gấu Vượn Voi Ngựa béo và dữ tợn hiền lành hung dữ nhanh nhẹn ranh mãnh khoẻ nhất trong các loài thú hay đá hậu thường hay hú * Bài 2. Tìm từ có tiếng biển? Ví dụ: biển khơi, ... * Bài 3. Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao trong mỗi câu sau: a. Khi có bão, thuyền bè không được ra khơi vì nguy hiểm. b. Tàu thuyền không đi lại trên sông này vì nước cạn. * Bài 4. Tìm và viết tên các loài cá theo yêu cầu sau: a. Những loài cá sống ở biển. b. Những loài cá sống ở sông, hồ, ao. - Gọi học sinh lên bảng trả lời miệng - Nhận xét. III/ Củng cố – dặn dò. - Nhận xét giờ học.

File đính kèm:

  • docTuan 26.doc
Giáo án liên quan