Giáo án Toán 6 - Tiết 9: Phép trừ và phép chia - Nguyễn Hữu Phước

Hoạt động 1: Phép trừ hai số tự nhiên

1.1.Kiến thức:

HS biết công thức phép trừ, biết tìm số bị trừ và số trừ thông qua bài toán tìm x

HS hiểu các bước vận dụng qui tắc tìm số bị trừ và số trừ, Biết khi nào thì thực hiện được phép trừ

1.2 Kĩ năng

HS thực hiện được kĩ năng vận dụng công thức về phép trừ để tìm x trong bài toán tìm x

HS thực hiện thành thạo các bước tính toán khi vận dụng công thức về phép trừ

1.3 Thái độ

Thói quen: Tự giác, tích cực

Tính cách: cẩn thận, chính xác

Hoạt động 2: Phép chia hết và phép chia có dư

2.1 Kiến thức

HS biết khi nào thì phép chia là phép chia hết và khi nào thí phép chia có dư

HS hiểu qui tắc tìm số bị chia và số chia thong qua bài toán tìm x

2.2 Kĩ năng

HS thực hiện được: Biết vận dụng qui tắc trong phép chia để tìm số bị chia và số chia trong bài toán tìm x

HS thực hiện thành thạo: Biết khi nào thì ta có một phép chia hết và khi nào gọi là phép chia có dư

2.3 Thái độ

Thói quen: Tự giác, tích cực

Tính cách: cẩn thận, chính xác

 

doc4 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 9: Phép trừ và phép chia - Nguyễn Hữu Phước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Tiết PPCT 9 Ngày dạy: 3.9.13 PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA 1. MỤC TIÊU: Hoạt động 1: Phép trừ hai số tự nhiên 1.1.Kiến thức: HS biết công thức phép trừ, biết tìm số bị trừ và số trừ thông qua bài toán tìm x HS hiểu các bước vận dụng qui tắc tìm số bị trừ và số trừ, Biết khi nào thì thực hiện được phép trừ 1.2 Kĩ năng HS thực hiện được kĩ năng vận dụng công thức về phép trừ để tìm x trong bài toán tìm x HS thực hiện thành thạo các bước tính toán khi vận dụng công thức về phép trừ 1.3 Thái độ Thói quen: Tự giác, tích cực Tính cách: cẩn thận, chính xác Hoạt động 2: Phép chia hết và phép chia có dư 2.1 Kiến thức HS biết khi nào thì phép chia là phép chia hết và khi nào thí phép chia có dư HS hiểu qui tắc tìm số bị chia và số chia thong qua bài toán tìm x 2.2 Kĩ năng HS thực hiện được: Biết vận dụng qui tắc trong phép chia để tìm số bị chia và số chia trong bài toán tìm x HS thực hiện thành thạo: Biết khi nào thì ta có một phép chia hết và khi nào gọi là phép chia có dư 2.3 Thái độ Thói quen: Tự giác, tích cực Tính cách: cẩn thận, chính xác 2.NỘI DUNG HỌC TẬP Vận dụng công thức ,biết áp dụng lí thuyết vào bài toán 3.CHUẨN BỊ 3.1.GV: Chuẩn bị phấn màu, Thước thẳng 3.2.HS: Thước thẳng, các kiến thức 4.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh 6a1: 6a2: 6a3: 4.2. Kiểm tra miệng: Câu hỏi Em đã sử dụng những tính chất nào của phép nhân để tính nhanh? (2đ) Hãy phát biểu các tính chất đó? (3đ) Tính nhanh: 2.31.12 + 4.6.42 + 8.27.3 (5đ) Trả lời: Tính chất:giao hoán,kết hợp,phân phối Phát biểu :SGK Tính nhanh:2.31.12 + 4.6.42 + 8.27.3 = (2.12).31 + (4.6).42 +(8.3).27 = 24.31+ 24.42 + 24.27 = 24.(31 + 42 + 27) = 24.100 = 2400. 4.3.Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Họat động 1: Phép trừ hai số tự nhiên (18’) GV : Đưa câu hỏi: Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà: a./ 2 + x = 5 hay không? b./ 6 + x = 5 hay không? HS: Ở câu a tìm được x = 3 Ở câu b, không tìm được giá trị của x. GV: Ở câu a ta có phép trừ: 5 – 2 = x GV khái quát và ghi bảng: Cho 2 số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì có phép trừ a – b = x. GV giới thiệu cách xác định hiệu bằng tia số. Xác định kết quả của 5 trừ 2 như sau: 0 1 2 3 4 5 Đặt bút chì ở điểm 0, di chuyển trên tia số 5 đơn vị theo chiều mũi tên (GV dùng phấn màu). HS: dùng bút chì di chuyển trên tia số ở hình 14 SGK theo hướng dẫn của GV. Di chuyển bút chì theo chiều ngược lại 2 đơn vị( phấn màu). Khi đó bút chì chỉ điểm 3, đó là hiệu của 5 và 2. GV ::giải thích 5 không trừ được 6 vì khi di chuyển bút từ điểm 5 theo chiều ngược chiều mũi tên 6 đơn vị thì bút vượt ra ngoài tia số ( hình 16 SGK). *. Củng cố bằng ?1 ?1 HS :trả lời miệng: a-a = 0 a- 0 = a Điều kiện để có hiệu a- b là a b GV nhấn mạnh : Số bị trừ = số trừ ’ hiệu bằng 0 Số trừ = 0 ’ số bị trừ = hiệu. Số bị trừ số trừ Họat động 2: Phép chia hết và phép chia có dư (20’) GV: Xét xem số tự nhiên x nào mà: 3.x = 12 hay không? 5. x = 12 hay không? HS : a. x= 4 vì 3.4=12. b. Không tìm được giá trị của x vì không có số tự nhiên nào nhân với 5 bằng 12. GV: Khái quát và ghi bảng; Cho 2 số tự nhiên a và b ( b0), nếu có số tự nhiên x sao cho: b.x = a thì ta có phép chia hết a: b = x. ? 2 GV : yêu cầu HS đọc ?2 HS: đọc HS :trả lời miệng : 0: a = 0 (a 0) a: a = 1 (a 0) a : 1= a . 14 3 2 4 GV: giới thiệu hai phép chia: 4 12 3 0 GV: Hai phép chia trên có gì khác nhau? HS: Phép chia thứ nhất có số dư bằng 0, phép chia thứ hai có số dư khác 0. GV giới thiệu phép chia hết, phép chia có dư ( nêu các thành phần của phép chia). HS: Đọc tổng quát tr.22 SGK và ghi vở. GV: hỏi: Bốn số: số bị chia, số chia, thương, số dư có quan hệ gì? + Số chia cần có điều kiện gì? HS: Số bị chia = Số chia x thương + số dư ( số chia 0) Số dư < Số chia. ?3 Giáo viên yêu cầu HS làm theo nhóm. HS: Thực hiện Thương 35; số dư 5 Thương 41; Số dư 0 Không xảy ra vì số chia bằng 0 Không xảy ra vì số dư > số chia. 1.Phép trừ hai số tự nhiên: Cho 2 số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì có phép trừ a – b = x. 2/Phép chia hết và phép chia có dư: Cho 2 số tự nhiên a và b ( b0), nếu có số tự nhiên x sao cho: b.x = a thì ta có phép chia hết a: b = x. Tổng quát (SGK/22) a= b.q + r (0 r < b) Nếu r= 0 thì phép chia hết. a= b.q Nếu r 0 thì phép chia có dư. a= b.q + r 4.4.Tổng kết Nêu cách tìm số bị chia. Nêu cách tìm số bị trừ. Nêu điều kiện để thực hiện được phép trừ trong N. Nêu điều kiện để a chia hết cho b. Nêu điều kiện của số chia, số dư của phép chia trong N. Trả lời: Số bị chia = thương x Số chia + Số dư Số bị trừ = Hiệu + Số trừ Số bị trừ Số trừ Có số tự nhiên q sao cho cho a = b.q ( b0). Số bị chia = Số chia x Thương + Số dư Số chia 0, Số dư < số chia. Bài tập 44: Tìm x biết x: 13 = 41 x = 41.13 = 533. d. Tìm x biết : 7x – 8 = 713 7x= 713 + 8 7x =721 x=721:7 = 103. 4.5.Hướng dẫn tự học: Đối với bài học tiết học này: Học thuộc khái niệm phép chia hết, phần tổng quát. - Bài 41 ,44b,c,e,g, 45 (SGK)/23,24 Đối với bài học tiết học tiếp theo: Chuẩn bị luyện tập + Xem công thức về phép trừ và phép chia + Chuẩn bị bài tập 5. PHỤ LỤC Phần mềm MathType 5.0

File đính kèm:

  • doctiet 9.doc