1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
1.2.Kĩ năng:
- HS biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản
- Biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
1.3.Thái độ:
-HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một thừa số ra thừa số nguyên tố.
2. TRỌNG TM:
- Cch phn tích 1 hợp số ra thừa số nguyn tố
3. CHUẨN BỊ:
· GV: bảng phu viết BT 126, thước thẳng.
· HS: thước thẳng, bảng nhóm
4 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 27, Bài 15: Phân tích một số ra thừa số nguyên tố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15 ; Tiết 27:
Tuần 9 PHÂN TÍCH MỘT SỐ RA
THỪA SỐ NGUYÊN TỐ
1. MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- HS hiểu được thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố.
1.2.Kĩ năng:
- HS biết phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong các trường hợp đơn giản
- Biết dùng luỹ thừa để viết gọn dạng phân tích.
1.3.Thái độ:
-HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết đã học để phân tích một số ra thừa số nguyên tố
- Biết vận dụng linh hoạt khi phân tích một thừa số ra thừa số nguyên tố.
2. TRỌNG TÂM:
- Cách phân tích 1 hợp số ra thừa số nguyên tố
3. CHUẨN BỊ:
GV: bảng phu viết BT 126, thước thẳng.
HS: thước thẳng, bảng nhóm
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A 2: ………………………………………………….6A3: ………………………....................
4.2. Kiểm tra miệng:
a)Phát biểu định nghĩa số nguyên tố, hợp số?(5đ)
b.) Chỉ ra số nguyên tố trong các số sau:1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,12,13,15(5đ)
Đ/a:
a.(như sách giáo khoa)
b.Số nguyên tố:2,3,5,7,13
4.3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
@ Họat động 1: Giới thiệu bài
GV đặt vấn đề: Làm thế nào để viết một số dưới dạng tích các thừa số nguyên tố? Ta xét bài học hôm nay.
@Hoạt Động 2: Phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố
GV: Số 300 có thể viết được dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay không?
HS: Phát biểu
Căn cứ vào câu trả lời của HS, GV viết dưới dạng sơ đồ cây.
Ví dụ:
Hoặc
300
3
100
300
6
50
GV: Với mỗi thừa số trên, có viết được dưới dạng một tích của hai thừa số lớn hơn 1 hay không?
HS: Có thể
GV:Cứ làm như vậy cho đến khi mỗi thừa số không thể viết được dưới dạng 1 tích hai thừa số lớn hơn 1 thì dừng lại.
Phần này GV để HS làm tiếp.
300
6
50
2
3
2
25
5
5
300
3
100
10
10
2
5
2
5
300
2
150
2
75
3
25
5
5
Hình 1
Hình 2
Hình 3
-GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS tự phân tích 300 thành tích của nhiều thừa số lớn hơn 1 sao cho kết quả cuối cùng là tích của các thừa số nguyên tố.
-GV: Theo phân tích ở hình 1 em có 300 bằng các tích nào?
HS: 300 = 6. 50 = 2. 3. 2. 25 = 2. 3. 2. 5. 5
GV: Ở hình 2
300 = 3. 100 = 3. 10. 10 = 3. 2. 5. 2. 5
GV: Còn ở hình 3
HS: 300 = 2. 150 = 2. 2.75 = 2. 2. 3. 25
=2. 2. 3. 5. 5
GV: các số 2, 3, 5 là các số nguyên tố.
Ta nói rằng 300 đã được phân tích ra thừa số nguyên tố.
-Vậy phân tích ra thừa số nguyên tố là gì?
HS: Phát biểu
-GV trở lại hình vẽ:
+Tại sao lại không phân tích tiếp 2, 3, 5?
HS: Số nguyên tố phân tích ra là chính số đó.
GV: Tại sao 6, 50, 100, 150, 75, 25, 10 lại phân tích được tiếp?
HS: Vì đó là các hợp số.
-GV nêu 2 chú ý
GV: trong thực tế các em thường phân tích số 300 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc.
@Họat động 3: Cách phân tích 1 số ra thừa số nguyên tố
GV hướng dẫn HS phân tích
Lưu ý:
+Nên lần lượt xét tính chia hết cho các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn: 2, 3, 5, 7, 11.
+Trong quá trình xét tính chia hết nên vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 3, cho 5 đã học.
+Các số nguyên tố được viết bên phải của cột, các thương được viết bên trái cột.
+ GV hướng dẫn HS viết gọn bằng luỹ thừa và viết các ước nguyên tố của 300 theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
-GV trở lại với việc phân tích 300 ra thừa số nguyên tố bằng sơ đồ cây và cho HS nhận xét các kết quả?
HS: các kết quả đều giống nhau.
?
Củng cố làm trong SGK
Phân tích 420 ra thừa số nguyên tố.
GV kiểm tra 1 5 em HS
1. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố là gì?
300 = 6. 50
hoặc: 300 = 3. 100
hoặc 300 = 2. 150. .
300 = 6. 50 = 2. 3. 2. 25 = 2. 3. 2. 5. 5
300 = 3. 100 = 3. 10. 10 = 3. 2. 5. 2. 5
300 = 2. 150 = 2. 2.75 = 2. 2. 3. 25
=2. 2. 3. 5. 5
a) Khái niệm: (SGK/ 49)
Phân tích 1 số tự nhiên lớn hơn 1ra thừa số nguyên tố là viết các số đĩ dưới dạng tích các thừa số nguyên tố
b) Chú ý: SGK/ 49.
2. Cách phân tích một thừa số ra thừa số nguyên tố:
2
2
3
5
5
300
150
75
25
5
1
300 = 22.3.52
Nhận xét / 50 SGK.
2
2
3
5
7
420
210
105
35
7
1
4.4. Câu hỏi và bài tập củng cố :
Bài 125 tr.50 SGK:
GV cho cả lớp làm bài sau đó cho 3 HS lên bảng phân tích theo cột dọc.Mỗi em làm 2 câu.
Bài 125 tr.50 SGK
Kết quả viết gọn:
a/ 60 = 22.3.5
b/ 84= 22.3.7
c/ 285 = 3.5.19
d/ 1035 =32.5.23
e/ 400 = 24.52
g/ 1000000 = 26.56
Bài 126 / 50 SGK
GV: Bạn An làm như trên có đúng không? Nếu sai hãy sữa lại cho đúng
HS: Thực hiện
Phân tích ra TSNT
Đ
S
Sửa lại
120 = 2.3.4.5
306 =2.3.51
567 =92.7
X
X
X
120=23.3.5
306=2.32.17
567=34..7
Bài 126 / 50 SGK
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
Học bài: Học thuộc khái niệm phân tích ra thừa số nguyên tố
Làm bài tập 127, 128, 129 tr.50 SGK.
Làm bài 166/sbt
Đọc mục” Cĩ thể em chưa biết”
Chuẩn bị tiết sau Luyện Tập
File đính kèm:
- Tiet 27(1).doc