Toàn tiết 37: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết so sánh hai số thập phân với nhau.
- Áp dụng so sánh 2 số thập phân để sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung cách so sánh hai số thập phân như trong SGK.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
4 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 5 Tuần 8 - Trường TH Lê Dật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toàn tiết 37: SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Biết so sánh hai số thập phân với nhau.
- Áp dụng so sánh 2 số thập phân để sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Bảng phụ viết sẵn nội dung cách so sánh hai số thập phân như trong SGK.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài.
B. DẠY - HỌC BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài.
- HS lắng nghe.
2. Hướng dẫn tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau
- GV nêu bài toán SGK.
-HS trao đổi tìm cách so sánh 8,1m và 7,9m.
- Cho HS trình bày cách so sánh của mình trước lớp.
* So sánh luôn 8,1m > 7,9m
* Đổi ra đề-xi-mét rồi so sánh:
8,1m = 81dm ; 7,9m = 79dm
Vì 81dm > 79dm Nên 8,1m > 7,9m
- Một số HS trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét, bổ sung. HS có thể có cách:
- GV hỏi: Biết 8,1m > 7,9m, em hãy so sánh 8,1 và 7,9.
- HS nêu: 8,1 > 7,9
- Hãy so sánh phần nguyên của 8,1 và 7,9.
HS: Phần nguyên 8 > 7
- GV kết luận.
3. Hướng dẫn so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau.
- GV nêu bài toán
- HS nghe và ghi nhớ yêu cầu của bài.
* So sánh 35,7m và 35,698m
Ta thấy 35,7m và 35,698m có phần nguyên bằng nhau (cùng bằng 35m) ta so sánh phần thập phân:
- GV nhắc lại kết luận trên.
Phần thập phân của 35,7m là
0,7m = 7dm = 700mm
Phần thập phân của 35,698m là
0,698m = 698mm Mà 700mm > 698mm
Do đó 35,7m > 35,798m.
- GV hỏi: Nếu cả phần nguyên và hàng phần mười của hai số đều bằng nhau thì ta làm tiếp như thế nào?
- HS trao đổi và nêu ý kiến: Ta so sánh tiếp đến hàng phần trăm, số nào có hàng phần trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn.
4. Ghi nhớ.
SGK
5. Luyện tập - thực hành
Bài 1- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh hai số thập phân.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn.
- HS nhận xét bài bạn làm đúng/sai.
- GV nhận xét câu trả lời của HS và cho điểm.
Bài 2- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
6,375 ; 6,735 ; 7,19 ; 8,72 ; 9,01.
Bài 3- cho HS làm bài tương tự như bài tập 2.
- GV chữa bài, cho điểm HS.
- HS làm bài.
* Vậy các số sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là: 0,4 ; 0,321 ; 0,32 ; 0,197 ; 0,187.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh hai số thập phân.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò tập hướng dẫn luyện
- 1 HS nhắc lại trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
HS về nhà làm bài tập thêm
Toán tiết 38: LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố kĩ năng so sánh hai số thập phân, sắp xếp các số thập phân theo thứ tự xác định.
- Làm quen với một số đặc điểm về thứ tự của các số thập phân.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập.
- Gọi HS nhắc lại cách so sánh hai chữ số thập phân.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
B. DẠY - HỌC BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán và nêu cách làm.
- HS đọc thầm đề bài và nêu: So sánh các số thập phân rồi viết dấu so sánh vào chỗ trống.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở bài tập.
84,2 > 84,19 ; 6,843 < 6,85
47,5 = 47,500 ; 90,6 > 89,6
- GV yêu cầu HS giải thích cách làm của từng phép so sánh trên.
- 4 HS lần lượt giải thích trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Các số 5,7 ; 6,02 ; 4,23 ; 4,32 ; 5,3 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:
4,23 ; 4,32 ; 5,3 ; 5,7 ; 6,02.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu HS nêu rõ cách sắp xếp của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS chữa bài.
- 1 HS nêu cách sắp xếp theo thứ tự đúng.
Bài 3- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
- GV gọi 1 HS khá nêu cách làm của mình.
- 1 HS khá lên bảng làm bài.
9,7 x 8 < 9,718
* Phần nguyên và hàng phần mười của hai số bằng nhau.
* Để 9,7 x 8 < 9,718 thì x < 1.
Vậy x = 0
Ta có 9,708 < 9,718
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV gọi 1 HS khá lên bảng làm bài, sau đó đi hướng dẫn các HS kém làm bài
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS cả lớp làm bài.
a) 0,9 x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2
b) 64,97 < x < 65,14
x = 65 vì 64,97 < 65 < 65,14
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV tổng kết tiết học
Chuẩn bị bài sau
Toán tiết 39: LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS củng cố về:
- Đọc, viết, so sánh các số thập phân.
- Tính nhanh bằng cách thuận tiện.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
B. DẠY - HỌC BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV viết các số thập phân lên bảng và chỉ cho HS đọc.
- GV có thể hỏi thêm HS về giá trị theo hàng của các chữ số trong từng số thập phân. Ví dụ: Hãy nêu giá trị của chữ số 1 trong các số 28,416 và 0,187.
Giá trị của chữ số 1 trong số 28,416 là 1 phần trăm (vì chữ số 1 đứng ở hàng phần trăm).
Giá trị của chữ số 1 trong số 0,187 là 1 phần mười (vì chữ số 1 đứng ở hàng phần mười).
Bài 2
- GV gọi 1 HS lên bảng viết số, yêu cầu HS cả lớp viết vào vở bài tập.
- HS viết số.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2, tiết 37.
- HS làm bài.
41,538 ; 41,835 ; 42,358 ; 42,538.
Bài 4- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Làm thế nào để tính được giá trị của các biểu thức trên bằng cách thuận tiện.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
- HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS trao đổi với nhau và nêu cách làm của mình (tìm thừa số chung của cả tử số và mẫu số, sau đó chia cả tử số và mẫu số cho thừa số chung đó).
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
=
= 54
36 x 45 6 x 6 x 9 x 5
6 x 5 6 x 5
=
= 49
56 x 63 8 x 7 x 9 x 7
9 x 8 9 x 8
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 17 tháng 10 năm 2008
Toán tiết 40: VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Ôn về bảng đơn vị đo độ dài ; mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề và quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng.
- Luyện cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài nhưng để trống trên các đơn vị.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KIỂM TRA BÀI CŨ
- GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
B. DẠY - HỌC BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
2. Ôn tập về các đơn vị đo độ dài.
a. Bảng đơn vị đo độ dài
- GV treo bảng đơn vị đo độ dài, yêu cầu HS nêu các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
b. Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề
-Cho Hs nêu mối quan hệ của các đơn vị đo
- HS nêu:
c. Quan hệ giữa các đơn vị đo thông dụng
3. Hướng dẫn viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
a. Ví dụ 1
- GV nêu bài toán: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 6m 4dm = m
- GV yêu cầu HS tìm số thập phân thích hợp để điền vào chỗ chấm trên.
- HS cả lớp trao đổi để tìm cách làm.
b. Ví dụ 2
- GV tổ chức cho HS làm ví dụ 2 tương tự như ví dụ 1.
5
100
- HS thực hiện:
3m 5cm = 3 m = 3,05m
4. Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- HS đọc đề bài trong SGK.
- GV gọi 1 HS khá và yêu cầu: Em hãy nêu cách viết 3m 4dm dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét.
- HS nêu:
- GV nêu lại cách làm cho HS, sau đó yêu cầu cả lớp làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 3- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài
sau.
File đính kèm:
- TUAN 8.doc