Giáo án Tiếng Việt Tuần thứ 35 Lớp 3

a) Kiến thức:

- Hs đọc thông các bài tập đọc đã học từ học kì II của lớp 3 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ).

- Hs trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài học.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Hs trả lời được 1 –2 câu hỏi trong nội dung bài.

- Biết viết một bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của đội.

- Thái độ:

 - Giáo dục Hs biết quan tâm đến mọi người.

 

doc16 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần thứ 35 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Biết làm bài đúng. c)Thái độ: - Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2. Bảng photo đơn xin tham gia xin hoạt câu lạc bộ. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Oân luyện tiết 3. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc . - Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài tập đọc đã học ở các tuần trước. - Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc. Gv đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc - Gv cho điểm. - Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại * Hoạt động 2: Làm bài tập 2. - Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs về nhân hoa, cách nhân hóa. - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài. - Gv yêu cầu Hs quan sát tranh minh họa. - Gv yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ, tìm tên các con vật được kể đến trong bài. - Gv yêu cầu các Hs làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Gv nhận xét, chốt lại. + Những con vật được nhân hoá : con Cua Càng, Tép, Oác, Tôm, Sam, Còng, Dã Tràng. + Các con vật được gọi: cái, cậu, chú, bà, bà, ông. + Các con vật được tả: thổi xôi, đi hội, cõng nồi ; đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng ; vận mình, pha trà ; lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng ; dựng nhà ; móm mén, rụng hai răng, khen xôi dẻo. - Các nhóm lên trình bày. - Hs cả lớp nhận xét. - Gv nhận xét, chốt lại. 5. Tổng kết – dặn dò. Về ôn lại các bài học thuộc lòng. Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 5. Nhận xét bài học. Thứ , ngày tháng năm 2005 Ôn tập học kì hai. Tiết 5: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs đọc thông các bài học thuộc lòng đã học từ học kì II của lớp 3( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ). - Hs nghe kể câu chuyện Bốn căûng và sáu cẳng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng vui, khô hài. Kỹ năng: Rèn Hs Hs đọc thuộc lòng bài thơ. Biết viết đúng một báo cáo. Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vỡ. II/ Chuẩn bị: * GV: Phiếu viết tên từng bài học thuộc lòng. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: Oân tiết 4. 3.Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc . - Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài học thuộc lòng đã học ở các tuần trước. Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng. Gv yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài mình mới bốc thăm trong phiếu. - Hs đọc thuộc lòng cả bài thơ hoặc khổ thơ qui định trong phiếu. Gv đặt một câu hỏi cho bài vừa đọc. Hs trả lời. - Gv cho điểm. - Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại * Hoạt động 2: Làm bài tập 2. - Mục tiêu: Giúp Hs nghe kể câu chuyện Bốn căûng và sáu cẳng, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại tự nhiên, giọng vui, khô hài. - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài. - Gv kể chuyện. Kể xong GV hỏi: + Chú lính được cấp ngựa để làm gì? Đi làm một công việc khẩn cấp. + Chú sử dụng con ngựa như thế nào? Chú dắt ngựa ra đường nhưng khong cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo. + Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? - Vì chú ngĩ lá ngựa có 4 cẳng, nếu chú đi bộ cùng ngựa được 2 cẳng nữa thành 6 cẳng, tốc độ chạy sẽ nhanh hơn. - Gv kể lần 2. - Gv yêu cầu một số Hs kể lại câu chuyện. - Từng cặp Hs kể chuyện. - Hs thi kể chuyện với nhau. - Gv hỏi: Truyện gây cười ở điểm nào? Hs nhìn gợi ý thi kể lại câu chuyện. - Gv nhận xét, chốt lại bình chọn người kể chuyện tốt nhất. 5. Tổng kết – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 6. Nhận xét bài học. Thứ , ngày tháng năm 2007 Ôn tập học kì hai. Tiết 6: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. I/ Mục tiêu: Kiến thức: - Hs đọc thông các bài học thuộc lòng học kì II của của lớp 3( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 70 chữ một phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ). Hs nghe viết chính xác, trình bày đúng bày thơ “ Sao Mai”. Kỹ năng: Rèn Hs Hs đọc thuộc lòng bài thơ. Hs viết đúng chính tả. II/ Chuẩn bị: * GV: Phiếu viết tên từng bài học thuộc lòng. Bảng phụ viết sẵn câu văn BT2. Bảng lớp viết bài tập 3. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: 3.Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng . - Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài học thuộc lòng đã học ở các tuần trước. Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng. Gv yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài mình mới bốc thăm trong phiếu. Hs đọc thuộc lòng cả bài thơ hoặc khổ thơ qui định trong phiếu. Gv đặt một câu hỏi cho bài vừa đọc - Gv cho điểm. - Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại * Hoạt động 2: Làm bài tập 2. - Mục tiêu: Giúp HS nghe viết chính xác bài thơ “ Sao Mai ”. - GV đọc mẫu bài thơ viết chính tả. - Gv mời 2 –3 Hs đọc lại. - Gv nói với Hs về sao Mai: tức là sao Kim, có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là sao Mai. Vẫn thấy sao này nhưng mọc vào lúc chiều tối người ta gọi là sao Hôm. - Gv hỏi: Ngôi nhà sao Mai trong nhà thơ chăm chỉ như thế nào ? Khi bé ngủ dậy thì thấy sao Mai đã mọc; gà gáy canh tư, mẹ xay lúa; sao nhóm qua cửa sổ; mặt trời dậy; bạn bè đi chơi đã hết, sao vẫn làm bài mãi miết. - Gv yêu cầu Hs tự viết ra nháp những từ dễ viết sai: - Gv nhắc nhở các em cách trình bày bài thơ bốn chữ. - Gv yêu cầu Hs gấp SGK. Hs nghe và viết bài vào vở. - Gv đọc thong thả từng cụm từ, từng câu cho Hs viết bài. - Gv chấm, chữa từ 5 – 7 bài. Và nêu nhận xét. - Gv thu vở của những Hs chưa có điểm về nhà chấm. 5. Tổng kết – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 7. Nhận xét bài học. Thứ , ngày tháng năm 2007 Ôn tập học kì hai. Tiết 7: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. I/ Mục tiêu: Kiến thức : Kiểm tra lấy điểm các bài thơ, bài văn học thuộc lòng đã học ở học kì II. Củng cố và hệ thống hóa vốn từ theo các chủ điểm: Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất. Kỹ năng: Rèn Hs Hs đọc thuộc lòng bài thơ. Biết giải ô chữ đúng. Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ giữa vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Phiếu viết tên từng bài học thuộc lòng. * HS: SGK, vở. III/ Các hoạt động: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: 3.Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. * Hoạt động 1: Kiểm tra học thuộc lòng . - Mục tiêu: Giúp Hs củng cố lại các bài học thuộc lòng đã học ở các tuần trước. Gv yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài học thuộc lòng. Gv yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài mình mới bốc thăm trong phiếu. Hs đọc thuộc lòng cả bài thơ hoặc khổ thơ qui định trong phiếu. Gv đặt một câu hỏi cho bài vừa đọc. Hs trả lời. - Gv cho điểm. - Gv thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại * Hoạt động 2: Làm bài tập 2. - Mục tiêu: Giúp Hs củng cố và hệ thống hóa vốn từ theo các chủ điểm: Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất. - Gv yêu cầu Hs đọc đề bài. - Gv yêu cầu Hs làm bài theo nhóm.Hs cả lớp chia làm 4 nhóm. Mỗi nhóm nhận 1 phiếu phôto. Các em làm bài theo nhóm. - Hết thời gian, Gv yêu cầu các nhóm dán nhanh bài của nhóm mình lên bảng, dại diện nhóm đọc kết quả. Hs cả lớp nhận xét. - Gv nhận xét, chốt lại. . Lễ hội: + Tên một số lễ hội: Đền Hùng, Đền Gióng, Chử Đồng Tử, Kiếp Bạc, Cổ Loa, chùa Kéo. + Tên một số hội:Lim, bơi trải, chọi trâu, đua voi, đua thuyền, thả chim. + Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội: cúng lễ, hát đối đáp, ném còn, thả chim, thả diều, thi vật, đánh đu. . Thể thao: + Từ ngữ chỉ hoạt động thể thao: vận động viên, cầu thủ, đấu thủ, trọng tài, huấn luyện viên. + Từ ngữ chỉ các môn thể thao: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bắn súng, chạy việt dã, nhảy cao…. . Ngôi nhà chung: + Tên các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po,Bru-nây, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Mi-anma, Đông-ti-mo, Việt Nam. + Tên một số nước ngoài vùng Đông Nam Á: Aán Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc,Nga, Anh, Pháp, Mĩ…. . Bầu trời và mặt đất: + Từ ngữ các hiện tượng thiên nhiên: mưa, bão, gió, nắng, hạn hán, lũ lụt, cơn dông, gió xoáy…… + Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên: xây dựng nhà chửa, trồng cây, đắp đê, đào kênh, trồng rừng, bảo vệ động vật hoang dã. 5. Tổng kết – dặn dò. Về xem lại bài. Chuẩn bị bài: Kiểm tra. Nhận xét bài học. Thứ , ngày tháng năm 2007 Ôn tập học kì hai. Tiết 8: Kiểm tra. Đọc – hiểu, luyện từ và câu. Ôn tập học kì hai. Tiết 9: Kiểm tra. Chính tả – tập làm văn.

File đính kèm:

  • doctieng viet tuan 35 ĐÃ SỦA.doc
Giáo án liên quan