I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs củng cố cách viết chữ hoa Y. Viết tên riêng Phú Yên bằng chữ cở nhỏ
a) Kỹ năng: Rèn Hs viết đẹp, đúng tốc độ, khoảng cách giữa các con chữ, từ và câu đúng.
b) Thái độ: Có ý thức rèn luyện chữ giữ vở.
II/ Chuẩn bị: * GV: Mẫu viết hoa Y
Các chữ Phú Yên.
* HS: Bảng con, phấn, vở tập viết.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần thứ 33 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
--------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Thứ , ngày tháng năm 2005
Tập làm văn
Ghi chép sổ tay.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Hs đọc bài báo “Alô, Đô-rê-mon thần đồng đây!”. Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon .
b) Kỹ năng:
- Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
c) Thái độ:
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý.
Tranh ảnh minh họa.
* HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bài viết của mình.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
- Mục tiêu: Giúp các em hiểu câu chuyện.
Bài 1.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
Hs trao đổi theo cặp, tập tóm tắt ý chính trong lời Đô-rê-mon ở mục b.
- Gv mời 1Hs đọc cà bài “ Alô,Đô-rê-mon”.
- Hai Hs đọc theo cách phân vai.
- Gv nhận xét.
*Hoạt động 2: Hs thực hành .
- Mục tiêu: Giúp Hs biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 2 Hs đọc thành tiếng hỏi đáp ở mục a.
- Gv mời 2 Hs đọc thành tiếng hỏi đáp ở mục b.
- Gv nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp làm vào VBT.
Ví dụ: Những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam: sói đỏ, có, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác, … các loài thực vật quý hiếm ở Việt Nam: trầm hương, trắc, kơ-nia, sâm ngọc linh, tam thất,…
Các loài động vật quý hiếm trên thế giới: chim kền kền ỡ Mĩ còn 70 con, cá heo xanh Nam Cực còn 500 con, gấu Trung Quốc còn khoảng 700 con.
- Gv mời một số Hs đọc trước lớp kết quả ghi chép những ý chính trong câu trả lời của Mon .
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài .
Hs đọc bài.
Hs đọc bài theo cách phân vai.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs trao đổi, phát biểu ý kiến.
Cả lớp viết bài vào VBT.
Hs trao đổi theo cặp, tập tóm tắt ý chính trong lời Đô-rê-mon ở mục b.
Hs viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs nhận xét.
5 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Vươn tới các vì sao. Ghi chép sổ tay.
Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2007
Tập đọc – Kể chuyện.
Cóc kiện trời.
I/ Mục tiêu:
A. Tập đọc.
Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nêun Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới.
Kỹ năng: Rèn Hs
Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung của mỗi đoạn.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: nắng hạn, trụi trơ, hùng hổ….
Thái độ: Giáo dục Hs biết bảo vệ muôn thú trong rừng.
B. Kể Chuyện.
Hs dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, nhớ và kể đúng nội dung câu chuyện theo lời của nhân vật. Lời kể tự nhiên với giọng diễn cảm.
- Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.
II/ Chuẩn bị:* GV: Tranh minh họa Kể Chuyện trong SGK.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Cuốn sổ tay.- Gv gọi 2 Hs lên đọc bài và hỏi:
Hãy nói một điều lí thú ghi trong cuốn sổ tay.?
- Gv nhận xét bài.
3. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài.
Gv đọc mẫu bài văn. Gv đọc diễn cảm toàn bài,
- Gv cho Hs xem tranh minh họa.
Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Gv mời Hs đọc từng câu.
+ Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn.
- Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- Giúp Hs giải thích các từ mới: thiên đình, náo động, lưỡi tầm sét, địch thủ, túng thế, trần gian.
- Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Một số Hs thi đọc.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao cóc phải lên kiện trời?
Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới bị hạn lớn, muôn loài đều khổ sở..
- Hs đọc thầm đoạn 2.
+ Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống?
Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ, phát huy được sức mạnh của mỗi con vật: Cua ở trong chum nước; Ong đợi sau cánh cửa; Cáo, Gấu và Cọp nấp hai bên cánh cửa.
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên?
Cóc một mình bước tới, lấy dùi đánh ba hồi trống. Trời nổi giận sai Gà ra trị tội. Gà vừa bay đến, Cóc ra hiệu, Cáo nhảy xổ tới, cắn cổ Gà tha đi. Trời sai Chó ra bắt Cáo. Chó vừa ra đến cửa, Gấu đã quật Chó chết tươi.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 3 và Hs thảo luận câu hỏi:
+ Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
- Gv nhận xét, chốt lại:
Trời mời Cóc vào thương lượng, nói rất dịu giọng, lại còn hẹn với Cóc lần sau muốn mưa chỉ cần nghiếng răng báo hiệu.
+ Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ?
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật.
- Gv cho các em hình thành các nhóm. Mỗi nhóm 4 Hs tự phân thành các vai.
- Gv yêu cầu các nhóm thi đọc truyện theo vai
- Gv yêu cầu 2 Hs thi đọc cả bài. Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- Mục tiêu: Hs dựa vào các bức tranh để kể lại câu chuyện.
- Gv cho Hs quan sát tranh. Và tóm tắt nội dung bức tranh.
+ Tranh 1: Cóc rủ các bạn đi kiện trời.
+ Tranh 2: Cóc đánh trống kiện trời.
+ Tranh 3: Trời mưa, phải thương lượng với Cóc.
+ Tranh 4: Trời làm mưa.
- Gv gợi ý cho các em kể theo các vai: Vai Cóc, vai các bạn của Cóc, vai Trời.
- Hs kể mẫu đoạn. Gv yêu cầu từng cặp Hs kể. Hs thi kể chuyện trước lớp.
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt.
5. Tổng kết – dặn dò.Về luyện đọc lại câu chuyện.
Chuẩn bị bài: Mặt trời xanh của tôi.
Nhận xét bài học.
File đính kèm:
- tieng viet tuan 33 da sua.doc