Giáo án Tiếng Việt Tuần thứ 15 Lớp 3

a) Kiến thức: Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: người Chăm, hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo ra mọi của cải.

b) Kỹ năng: Rèn Hs

- Đọc đúng các kiểu câu.

- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: hũ bạc, siêng năng, nhắm mắt, kiếm mồi, vất vả, thản nhiên

- Biết phân biệt các câu kể với lời nhân vật (ông lão).

c) Thái độ: Giáo dục Hs biết yêu quí lao động.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần thứ 15 Lớp 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v đọc diễm cảm toàn bài. - Giọng đọc chậm rãi, nhấn giọng ở những từ : bền chắc, không đụng sàn, khi, không vướn mái, thờ thần làng, tiếp khách, ngủ tập trung. - Gv cho Hs xem tranh minh họa. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ. - Gv mời đọc từng câu . - Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp. - Gv hướng dẫn Hs chia đoạn. Gv hỏi: Hãy tìm các đoạn của bài. Nói lên từng đoạn. + Đoạn 1: (5 dòng đầu) : nhà rông rất chắc và cao. + Đoạn 2: (7 dòng tiếp) : gian đầu của nhà rông. + Đoạn 3: (3 dòng tiếp) : gian giữa với bếp lửa. + Đoạn 4: (còn lại) : công cụ của gian thứ 3. - Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp. - Gv cho Hs giải thích các từ khó : rông chiêng, nông cụ. - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv cho 4 Hs thi đọc từng đoạn trong nhóm. - Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài. - Gv theo dõi, hướng dẫn các em đọc đúng. * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK. - Gv yêu cầu cả lớp đọc đoạn 1. Trả lời câu hỏi: + Vì sao nhà rông phải chắc và cao? - Gv gọi 1 Hs đọc thầm đoạn 2. + Gian đầu của nhà rông đựơc trang trí như thế nào? - Gv yêu cầu Hs đọc đoạn 3, 4. - Gv yêu cầu Hs thảo luận theo tổ. Câu hỏi: + Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng: Vì gian giữa là nới có bếp lửa, nơi các già làng thường tụ họp để bàn việc lớn, nơi tiếp khách của làng. - GV hỏi: Từ gian thứ 3 dùng để làm gì? - Gv hỏi: Em nghĩ gì về nhà rông Tây Nguyên sau khi đã xem tranh, đọc bài giới thiệu nhà rông? * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - Mục tiêu: Giúp các em đọc đúng. - Gv đọc diễn cảm toàn bài . - Gv cho 4 Hs thi đua đọx 4 đoạn trong bài. - Gv cho một vài Hs đọc lại cả bài. - Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay. PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành. Học sinh lắng nghe. Hs quan sát tranh. Hs đọc từng câu. Hs đọc từng đoạn trước lớp. Hs chia thành đoạn và nói ý nghĩa từng đoạn. 4 Hs tiếp nối đọc 4 đoạn trước lớp. Hs giải nghĩa từ khó . Hs đọc từng đoạn trong nhóm. 4 Hs thi đọc 4 đoạn nối tiếp trong bài. Cả lớp đọc đồng thanh cả bài. PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải. Hs đọc thầm đoạn 1 và 2. Nhà rông phải chắc để dùng lâu dài, chụi đựơc gió bão; chứa đựơc nhiều người khi hội họp, tụ tập nhảt múa. Sàn cao để voi đi qua không đụng sàn.. mái cao khi múa ngọn giáo không đi máy. Hs đọc thầm đoạn 2: Gian đầu là nơi thờ thần làng nên bài trí rất trang nghiêm: một giỏ mây chứa đựng hòn đá thần treo trên vách. Xung quanh hòn đá thần treo những cành hoa đang bằng tre., vũ khí, nông cụ, chiên trống dùng để khống chế. Hs đọc đoạn 3, 4. Hs thảo luận. Đại diện các tổ đứng lên phát biểu ý kiến của tổ mình. Hs nhận xét. Là nơi ngũ tập trung của trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình để bảo vệ buôn làng.. Hs phát biểu ý kiến cá nhân. Hs thực hành. PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi. Hs lắng nghe. 4 Hs thi đọc 4 đoạn trong bài. Một vài Hs đọc lại cả bài. Hs nhận xét. 5.Tổng kết – dặn dò. Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi. Chuẩn bị bài:Đôi bạn. Nhận xét bài cũ. Thứ , ngày tháng năm 2004 Chính tả Nghe – viết : Nhà rông ở Tây Nguyên. I/ Mục tiêu: a) Kiến thức: Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài “ Nhà rông ở Tây Nguyên.” b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập những tiếng có âm vần dễ lẫn: ( ưi/ươi) hay âm đầu (s/x), âm giữavần (ât/âc). c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: ba, bốn băng giấy viết BT2. Bảng phụ viết BT3. * HS: VBT, bút. II/ Các hoạt động: 1) Khởi động: Hát. 2) Bài cũ: “ Hũ bạc của người cha”. Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ : hạt muối, múi bưởi, núi lửa, mật ong, quả gấc. Gv và cả lớp nhận xét. 3) Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. 4) Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị. - Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở. Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv đọc một lần đoạn viết của bài : Nhà rông ở Tây Nguyên. Gv mời 2 HS đọc lại. Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ. + Đoạn văn gồm mấy câu? + Những từ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả? - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: Gv đọc cho viết bài vào vở. - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài. - Gv đọc từng câu , cụm từ, từ. Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. - Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT. + Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT. - Gv dán 3 băng giấy mời 3 nhóm (mỗi nhóm 6 Hs (tiếp nối nhau lên bảng điền đủ từ - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng: Khung cửi – mát rượi – cưỡi ngựa – gửi thư – sưởi ấm – tưới cây. + Bài tập 3: - Gv mời Hs đọc yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs suy nghĩ tự làm vào vở. - GV chia bảng lớp làm 3 phần . cho 3 nhóm chơi trò tiếp sức. - Gv nhận xét, chốt lại: Xâu: xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá , xâu bánh, xâu xé. Sâu: sâu bọ, chim sâu, nông sâu, sâu sắc, sâu rộng. Xẻ: xẻ gỗ, mổ xẻ, thợ xẻ, xẻ rãnh, xẻ tà, máy xẻ….. Sẻ: chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, nhường cơm xẻ áo. Bật: bật đèn, bật lửa, nổi bật, tất bật, run bầb bật. Bậc: bậc cưa, bậc thang, cấp bậc, thứ bậc. Nhất: thứ nhất, nhất trí, thống nhất, duy nhất. Nhấc: nhấc lên, nhấc bổng, nhấc chân, nhất gót. PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành. Hs lắng nghe. Hai Hs đọc lại. Có ba câu. Hs phát biểu ý kiến. Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai. Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. Học sinh viết bài vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa bài. PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp làm vào VBT. 3 nhóm tiếp nối nhau lên bảng làm. Hs nhận xét. Hs đọc lại kết quả theo lời giải đúng. Cả lớp chữa bài vào VBT. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Hs suy nghĩ làm bài vào vở. Ba nhóm Hs chơi trò chơi. Hs nhận xét. Hs sửa bài vào VBT. 5. Tổng kết – dặn dò. Về xem và tập viết lại từ khó. Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại. Nhận xét tiết học. Thứ , ngày tháng năm 2004 Tập làm văn Nghe kể: Giấu cày. Giới thiệu về tổ em. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs - Hs biết nghe đúng tình tiết và kể lại đúng, tự nhiên truyện vui: Giấu cày. - Biết viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em. Kỹ năng: - HS kể chuyện với giọng vui, khôi hài. - Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng. Thái độ: - Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh minh họa truyện vui Tôi cũng như bác Bảng lớp viết gợi ý kể lại chuyện vui. Bảng lớp viết các câu hỏi của BT2. * HS: VBT, bút. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Nghe kể: Tôi cũng như bác. Giới thiệu hoạt động. - Gv gọi Hs lên kể chuyện. - Một Hs lên giới thiệu hoạt động của tổ mình. - Gv nhận xét bài cũ. Giới thiệu và nêu vấn đề. Giới thiệu bài + ghi tựa. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs phân tích đề bài. - Mục tiêu: Giúp cho Hs nhớ và kể lại đúng câu chuyện. + Bài tập 1: - Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu của bài . - Gv cho cả lớp quan sát tranh minh họa và đọc lại 4 câu hỏi gợi ý. - Gv kể chuyện lần 1. Sau đó hỏi: + Bác nông dân đang làm gì? + Khi được gọi về ăn cơm bác nông dân nói thế nào? + Vì sao bác bị vợ trách? + Khi thấ mất bác làm gì? - Gv kể tiếp lần 2: - Một Hs thi kể lại câu chuyện. - Từng cặp Hs kể chuyện cho nhau nghe. - 4 Hs nhìn gợi ý trên bảng thi kể chuyện. - Gv nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs viết thư. Mục tiêu: Giúp các em biết viết đoạn văn giới thiệu về tổ của mình, hoạt động của tổ trong mấy tháng vừa qua. + Bài tập 2: - Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv mời 1 Hs làm mẫu. - Gv yêu cầu cả lớp làm bài. - Gv theo dõi, giúp đỡ các em. - Gv gọi 5 Hs đọc bài viết của mình. - Gv nhận xét, tuyên dương những bạn viết bài tốt. PP: Quan sát, thực hành. 1 Hs đọc yêu cầu của bài. Hs quan sát tranh minh họa. Hs lắng nghe. Bác đang cày ruộng. Bác hét to: “ Để tôi giấu cái cày vào bụi đã”. Vì giấu cày mà la to như thế thì kẻ gian biết đựơc và lấy mất cái cày. Nhìn trước, nhìn sau chẵng thấy ai, bác mới ghé sát tai vợ mình, thì thầm: Nó lấy mất cày rồi. Một Hs thi kể lại câu chuyện. Hs làm việc theo cặp. Hs thi kể chuyện. Hs nhận xét. PP: Hỏi đáp, giảng giải, thực hành. Hs đọc yêu cầu của bài. Một Hs đứng lên làm mẫu. Hs cả lớp làm vào vở. 5 Hs đoạc bài viết của mình. Hs cả lớp nhận xét. 5 Tổng kết – dặn dò. Về nhà tập kể lại chuyện. Chuẩn bị bài: Nghe kể: Kéo cây lúa lên. Nói về thành thị, nông thôn. Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • doctieng viet.doc
Giáo án liên quan