Tiếng Việt: HỌC ÂM: p-ph, nh
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được: p-ph, nh, phố xá, nhà lá.
- Đọc được câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: xe chỉ, củ sả, rổ khế - Nhận xét, đọc lại.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu âm: * Âm p- ph:
- T giới thiệu tiếng khoá "phố" - HS tìm âm mới - T ghi "ph" - T phát âm ( môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh)
- Từ âm ph T hướng dẫn HS phân tích và giới thiệu âm p - Phát âm: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh.
- HS quan sát tranh, nhận xét - T đưa từ khoá " phố xá" - HS đọc.
- HS đọc: p- ph- phố - phố xá.
- HS tìm tiếng có âm ph.
* Âm nh: Tiến hành tương tự như giới thiệu âm p - ph
- Phát âm: mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra thoát hơi qua cả miệng lẫn mũi.
* T giới thiệu bài - Ghi bảng.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt tuần 6 khối 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 6 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt: HỌC ÂM: p-ph, nh
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được: p-ph, nh, phố xá, nhà lá.
- Đọc được câu ứng dụng: nhà dì na ở phố, nhà dì có chó xù.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: chợ, phố, thị xã.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: xe chỉ, củ sả, rổ khế - Nhận xét, đọc lại.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu âm: * Âm p- ph:
- T giới thiệu tiếng khoá "phố" - HS tìm âm mới - T ghi "ph" - T phát âm ( môi trên và răng dưới tạo thành một khe hẹp, hơi thoát ra xát nhẹ, không có tiếng thanh)
- Từ âm ph T hướng dẫn HS phân tích và giới thiệu âm p - Phát âm: Uốn đầu lưỡi về phía vòm, hơi thoát ra xát mạnh, không có tiếng thanh.
- HS quan sát tranh, nhận xét - T đưa từ khoá " phố xá" - HS đọc.
- HS đọc: p- ph- phố - phố xá.
- HS tìm tiếng có âm ph.
* Âm nh: Tiến hành tương tự như giới thiệu âm p - ph
- Phát âm: mặt lưỡi nâng lên chạm vòm, bật ra thoát hơi qua cả miệng lẫn mũi.
* T giới thiệu bài - Ghi bảng.
HĐ2: Hướng dẫn viết bảng con:
- T hướng dẫn quy trình.
- HS quan sát nhận xét về các nét,
độ cao, khoảng cách giữa các con chữ.
- HS thực hành viết bảng con.
- T theo dõi, uốn nắn.
HĐ3: Đọc từ ứng dụng: T đưa từ - HS đọc.
- T giải thích một số từ.
Tiết 2
HĐ4: Luyện đọc: Hướng dẫn HS luyện đọc lại bài ở tiết 1 .
- HS quan sát tranh, nhận xét.
- T đưa câu ứng dụng - HS đọc.
- HS tìm tiếng có chứa âm mới học.
- T sửa lỗi phát âm và đọc mẫu.
HĐ5: Luyện viết: HS viết ở vở tập viết: p, ph, nh, phố xá, nhà lá.
HĐ6: Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: chợ, phố, thị xã.
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi:
+ Trong tranh vẽ những cảnh gì?
+ Chợ có gần nhà em không?
+ Chợ dùng làm gì? Nhà em, ai hay đi chợ?
+ Em đang sống ở đâu?
3. Củng cố, dặn dò:
- T chỉ bảng HS đọc bài.
- T đưa một đoạn văn, HS tìm tiếng có chứa âm vừa học.
- HS về đọc lại bài và chuẩn bị bài 23.
Thứ ba, ngày 7 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt: HỌC ÂM: g, gh
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được: g, gh, gà ri, ghế gỗ.
- Đọc được câu ứng dụng: nhà bà có tủ gỗ, ghế gỗ.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: gà ri, gà gô.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: phở bò, phá cỗ, nho khô - Nhận xét, đọc.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu âm: * Âm g:
- T đưa tiếng "gà" - HS tìm âm mới - T ghi "g" - Phát âm ( gốc lưỡi nhích về phía ngạc mềm, hơi thoát ra xát nhẹ, có tiếng thanh ) - HS đọc.
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Tranh vẽ gì? - T giới thiệu từ khoá - ghi bảng "gà ri" - HS đọc.
- HS đọc: g - gà gà ri.
- HS tìm tiếng có chứa âm g.
* Âm gh: Tiến hành tương tự như giới thiệu âm g.
- Lưu ý HS cách phát âm giống g nhưng khác về chữ viết ( luật chính tả )
- T hướng dẫn HS dùng cách gọi theo quy ước: gh là gh kép.
* T giới thiệu bà - Ghi bảng.
HĐ2: Hướng dẫn viết bảng con:
- T hướng dẫn quy trình.
- HS quan sát nhận xét về các nét,
độ cao, khoảng cách giữa các con chữ.
- HS viết trên không.
- HS viết bảng con.
- T theo dõi, uốn nắn.
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: T đưa từ - HS đọc.
- HS tìm tiếng chứa âm mới học.
- T giải thích một số từ.
Tiết 2
HĐ4: Luyện đọc: Hướng dẫn HS đọc lại bài ở tiết 1 .
- HS quan sát tranh, nhận xét - T đưa câu ứng dụng.
- HS đọc - Tìm tiếng chứa âm mới học.
- T đọc mẫu - HS đọc lại.
HĐ5: Luyện viết: HS viết ở vở tập viết: g, gh, gà ri, ghế gỗ.
HĐ6: Luyện nói:
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: + Trong tranh vẽ những con vật nào?
+ Gà gô sống ở đâu? Em đã trông thấy nó, hay chỉ nghe kể?
+ Em kể tên các loại gà mà em biết?
+ Gà của nhà em là loại gà nào?
+ Gà thường ăn gì?
3. Củng cố, dặn dò: - T chỉ bảng HS đọc lại bài.
- HS tìm chữ vừa học trong SGK, trong báo.
- HS về học bài và chuẩn bị bài 24.
Thứ tư, ngày 8 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt: HỌC ÂM: q-qu, gi
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được: q-qu, gi, chợ quê, cụ già.
- Đọc câu ứng dụng: chú tư ghé qua nhà, cho bé giỏ cá.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: quà quê.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: nhà ga, gồ ghề, ghi nhớ - Nhận xét, đọc.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu âm: * Âm q - qu:
- T giới thiệu âm q không đứng riêng một mình, bao giờ cũng đi với u ( tạo thành qu ) - T giới thiệu tên của chữ này là "cu" - HS đọc.
- T giới thiệu âm "qu" - Ghi bảng - Phát âm ( môi tròn lại, gốc lưỡi nhích lên về phía ngạc mềm, hơi thoát ra xát nhẹ ) - HS đọc: Cá nhân, đồng thanh.
- Hướng dẫn HS ghép tiếng quê lên thước - Nhận xét - Đánh vần.
- HS nhận xét về vị trí các âm - Đọc trơn.
- HS quan sát tranh, nhận xét - T đưa từ khoá "chợ quê" - HS đọc.
- HS tìm tiếng chứa âm mới học.
* Âm gi: Tiến hành tương tự như giới thiệu âm qu.
* T giới thiệu bài - Ghi bảng.
HĐ2: Hướng dẫn viết bảng con:
- T hướng dẫn quy trình.
- HS quan sát nhận xét về các nét,
độ cao, khoảng cách giữa các con chữ.
- HS viết trên không.
- HS viết bảng con.
- T theo dõi, uốn nắn.
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: T đưa từ - HS đọc.
- HS tìm tiếng chứa âm mới học.
- T giải thích một số từ.
Tiết 2
HĐ4: Luyện đọc: Hướng dẫn HS đọc lại bài ở tiết 1 .
- HS quan sát tranh, nhận xét - T đưa câu ứng dụng.
- HS đọc - Tìm tiếng chứa âm mới học.
- T đọc mẫu - HS đọc lại.
HĐ5: Luyện viết: HS viết ở vở tập viết: q - qu, gi, chợ quê, cụ già.
HĐ6: Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: quà quê
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau: + Trong tranh vẽ gì?
+ Quà quê gồm những thứ gì?
+ Em thích thứ quà nào nhất?
+ Ai hay cho em quà?
+ Được quà em có chia cho mọi người không?
3. Củng cố, dặn dò:
- T chỉ bảng HS đọc lại bài.
- HS về học bài và chuẩn bị bài 25.
Thứ năm ngày 9 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt: HỌC ÂM: ng, ngh
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.
- Đọc câu ứng dụng: nghỉ hè, chị kha ra nhà bé nga.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bê, nghé, bé.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: quả thị, qua đò, giỏ cá - Nhận xét, đọc.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu âm: * Âm ng:
- T giới thiệu âm "ng" - Ghi bảng - Phát âm (gốc lưỡi nhích về phía vòm miệng, hơi thoát ra qua cả đường mũi và miệng) - HS đọc: Cá nhân, đồng thanh.
- Hướng dẫn HS ghép tiếng ngừ lên thước - Nhận xét - Đánh vần.
- HS nhận xét về vị trí các âm - Đọc trơn.
- HS quan sát tranh, nhận xét - T đưa từ khoá "cá ngừ" - HS đọc.
- HS tìm tiếng chứa âm mới học.
* Âm ngh: Tiến hành tương tự như giới thiệu âm ng.
- Giới thiệu cho HS biết tên của ngh là ngờ kép.
- HS so sánh ng với ngh.
* T giới thiệu bài - Ghi bảng.
HĐ2: Hướng dẫn viết bảng con:
- T hướng dẫn quy trình.
- HS quan sát nhận xét về các nét,
độ cao, khoảng cách giữa các con chữ.
- HS viết trên không.
- HS viết bảng con.
- T theo dõi, uốn nắn.
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: T đưa từ - HS đọc.
- HS tìm tiếng chứa âm mới học.
- T giải thích một số từ.
Tiết 2
HĐ4: Luyện đọc: Hướng dẫn HS đọc lại bài ở tiết 1 .
- HS quan sát tranh, nhận xét - T đưa câu ứng dụng.
- HS đọc - Tìm tiếng chứa âm mới học.
- T đọc mẫu - HS đọc lại.
HĐ5: Luyện viết: HS viết ở vở tập viết: ng, ngh, cá ngừ, củ nghệ.
HĐ6: Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: bê, nghé, bé
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau: + Trong tranh vẽ gì?
+ Ba nhân vật trong tranh có gì chung? ( đều còn bé )
+ Bê là con của con gì? Nó có màu gì?
+ Nghé là con của con gì? Nó có màu gì?
+ Bê, nghé ăn gì?
3. Củng cố, dặn dò:
- T chỉ bảng HS đọc lại bài.
- HS về học bài và chuẩn bị bài 26.
Thứ sáu, ngày 10 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt: HỌC ÂM: y, tr
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được: y, tr, y tá, tre ngà.
- Đọc được câu ứng dụng: bé bị ho, mẹ cho bé ra y tế xã.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: nhà trẻ.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: ngã tư, nghệ sĩ, nghé ọ - Nhận xét, đọc.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu âm: * Âm y:
- HS quan sát tranh, nhận xét - T đưa từ khoá " y tá" - HS tìm tiếng mới, âm mới - nêu - T ghi "y" - Phát âm ( như phát âm i ) - HS đọc: đồng thanh, cá nhân.
- HS đọc: y - y - y tá.
* Âm tr: Tiến hành tương tự như giới thiệu âm y.
- Phát âm: Đầu lưỡi uốn chạm vào vòm cứng, bật ra, không có tiếng thanh.
* T giới thiệu bài - Ghi bảng.
HĐ2: Hướng dẫn viết bảng con:
- T hướng dẫn quy trình.
- HS quan sát nhận xét về các nét,
độ cao, khoảng cách giữa các con chữ.
- HS viết trên không.
- HS viết bảng con.
- T theo dõi, uốn nắn.
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: T đưa từ - HS đọc.
- HS tìm tiếng chứa âm mới học.
- T giải thích một số từ.
Tiết 2
HĐ4: Luyện đọc: Hướng dẫn HS đọc lại bài ở tiết 1 .
- HS quan sát tranh, nhận xét - T đưa câu ứng dụng.
- HS đọc - Tìm tiếng chứa âm mới học.
- T đọc mẫu - HS đọc lại.
HĐ5: Luyện viết: HS viết ở vở tập viết: y, tr, y tá, tre ngà.
HĐ6: Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: nhà trẻ
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Các em bé đang làm gì?
+ Hồi bé, em có đi nhà trẻ không?
+ Người lớn duy nhất trong tranh được gọi là cô gì? ( cô trông trẻ )
+ Nhà trẻ quê em nằm ở đâu? Trong nhà trẻ có những đồ chơi gì?
+ Nhà trẻ khác lớp Một em đang học ở chỗ nào?
3. Củng cố, dặn dò:
- T chỉ bảng HS đọc lại bài.
- HS về học bài và chuẩn bị bài 27
File đính kèm:
- Tuan 6(1).doc