Giáo án Tiếng Việt Tuần 16 Lớp 3 - Phạm Minh Trí

 A. Tập đọc:

 - Đọc đúng, rành mạch, trôi chảy, biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa cc cụm từ; Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

 - Đọc đúng các từ ngữ: sơ tán, san sát, nườm nượp, lấp lánh, lăn tăn, thất thanh, vùng vẫy, tuyệt vọng, lướt thướt, hốt hoảng.

 - Hiểu ý nghiã: Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người ở nông thôn và tình cảm thủy chung của người thành phố với những người đã giúp mình lúc gian khổ, khó khăn. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4)

B.Kể chuyện:

 - Kể lại được từng đoạn theo gợi ý. (HS khá, giỏi kể lại đựơc toàn bộ câu chuyện)

 

doc15 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1011 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 16 Lớp 3 - Phạm Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rồng trọt, chăn nuôi, cấy lúa, cày bừa, gặt hái, vỡ đất, đập đất, tuốt lúa, nhổ mạ, bẻ ngô, đào khoai, nuôi lợn, phun thuốc sâu, chăn trâu, chăn vịt, chăn bò,… + Bài 3: Gọi HS đọc Y/C của bài. -Treo bảng phụ có chép sẵn nội dung đoạn văn, yêu cầu học sinh đọc - Hướng dẫn: Muốn tìm đúng các chỗ đặt dấu phẩy, các em có thể đọc đoạn văn một các tự nhiên và để ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên, những chỗ đó có thể đặt dấu phẩy. Khi muốn đặt dấu câu, cần đọc lại câu văn xem đặt dấu ở đó đã hợp lí chưa. -Gọi HS nhận xét, chữa bài -1 HS đọc trước lớp - Thảo luận nhóm đôi. Nhân dân ta luôn ghi sâu lời dạy cả Chủ tịch Hồ CHí Minh: Đồâng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc anh em khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt, Chúng ta sông chết có nhau, sương khổ cùng nhau, no đói giúp nhau. 4.Củng cố: GV nhận xét tiết học. 5 Dặn dò: HS ôn lại các bài tập chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị bài : Ôn về từ chỉ đặc điểm-Ôn tập câu : Ai thế nào ? Dấu phẩy * Các ghi nhận cần lưu ý, bổ sung : TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA M I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Viết đúng chữ hoa M (1 dòng)T,B (1 dòng); viết đúng tên riêng Mạc Thị Bưởi (1 dòng) và câu ứng dụng: “ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” -Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng - HS cĩ ý thức rèn chữ đẹp II. CHUẨN BỊ: 1.GV: Mẫu chữ hoa M đặt trong khung chữ . Bảng phụ, tên riêng câu ứng dụng . 2.HS: Vở tập viết III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP Họat động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động : Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ: GV cho HS đọc và viết những từ đã học. Kiểm tra bài tập viết ở nhà. GV nhận xét. 3.Dạy bài mới : *Giới thiệu bài: Trong tiết tập viết hôm nay các em sẽ ôn lại cách viết chữ M hoa và câu ứng dụng *Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết bảng con a) HD HS quan sát và nêu qui trình viết chữ M -Trong tên riêng và câu ứng dụng có chữ hoa nào ? -GV viết mẫu và nhắc lại qui trình viết chữ . +GV Hướng dẫn HS viết chữ M vào bảng con b) Giới thiệu từ ứng dụng: - GV cho HS đọc từ ứng dụng - Giải thích: Mạc Thị Bưởi là một người phụ nữ rất yêu nước, lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. -HD quan sát và nhận xét +Trong từ ứng dụng các chữ cái chiều cao như thế nào ? +Khoảng cách giữa các chữ bằng chữ nào? -HD HS viết bảng con c) Hướng dẫn HS viết câu ứng dụng -Gọi HS đọc câu ứng dụng -Giải thích : Đây là câu tục ngữ của dân tộc ta có từ lâu, khuyên con người phải biết đoàn kết, có đoàn kết mới có sức mạnh. Càng khó khăn, thiếu thốn thì con người càng phải đoàn kết đùm bọc nhau. -HD quan sát và nhận xét -Câu ứng dụng có chữ nào có chiều cao 2 li rưỡi -HD HS viết bảng con *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết -GV nêu yêu cầu viết + 1 dòng chữ hoa M cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ hoa Mạc Thị Bưởi cỡ nhỏ. + 2 dòng câu tục ngữ cỡ nhỏ. -GV theo dõi và uốn nắn học sinh -GV chấm nhanh 5 bài + GVnhận xét để cả lớp rút kimh nghiệm . - HS nghe giới thiệu bài. - HS quan sát và nêu qui trình viết chữ M - Chữ hoa : M -HS đọc từ ứng dụng -Chữ M , T , B cao 2 ô li rưỡi , các chữ còn lại cao 1 li -Bằng con chữ o -HS đọc : “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” - Các chữ cao 2 li rưỡi : B, h, l, h, các chữ còn lại cao 1 li . - Học sinh rèn viết bảng con -HS viết bài : 4.Củng cố : GV nhận xét tiết học 5.Dặn dò: HS hoàn thành tiếp bài viết nhà Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa N *Các ghi nhận cần lưu ý, bổ sung: CHÍNH TẢ (NHỚ VIẾT) VỀ QUÊ NGOẠI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Nhớ – viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát. khơng mắc quá 5 lỗi trong bài - Làm đúng bài tập (2) a/b. II. CHUẨN BỊ 1. GV:Bảng chép bài tập 2a hoặc 2b. 2. HS:Vở, bảng con, SGK III . HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động : Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ: HS lên bảng, đọc và Y/C HS viết các từ cần chú ý phân biệt trong tiết trước. 3.Dạy bài mới: *GTB: Tiết chính tả này các em sẽ nhớ và viết lại 10 dòng thơ đầu trong bài thơ Về quê ngoại. *Hoạt động 1: HD viết chính tả. a) Trao đổi về nội dung đọan thơ - GV đọc đoạn văn 1 lượt. - Gọi 3 HS đọc thuộc đoạn thơ - Hỏi: Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ? b) Hướng dẫn HS cách trình bày: - Y/C HS mở SGK trang 133 - Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? - Trình bày thể thơ này như thế nào? - Trong đoạn thơ những chữ nào được viết hoa? c ) Hướng dẫn HS viết từ khó: - Y/C HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết CT. - Y/C HS đọc và viết lại các từ tìm được. *Hoạt động 2: Nhớ, viết chính tả và vở - GV quan sát, theo dõi HS viết bài. - HS soát lỗi và nhận xét, *Hoạt động3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài 2: Bài tập lựa chọn 2a a) Gọi HS Đọc Y/C - Yêu cầu HS tự làm. - Nhận xét, chốt lời giải đúng. b) Tiến hành tương tự phần a) -HS nghe GV giới thiệu bài. - Theo dõi 3 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ. -Ở quê có: đầm sen nở ngát hương, gặp trăng, gặp gió bất ngờ, con đường đất rực màu rơm phơi, bóng tre rợp mát, vầng trăng... - HS mở sách và 1 HS đọc lại đoạn thơ. - Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát. - Dòng 6 chữ viết lùi vào 1 ô, dòng 8 chữ viết sát lề. - Những chữ đầu dòng thơ. -hương trời, ríu rít, rực màu, lá thuyền, trôi,vầng trăng,… - 3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào vở nháp. - HS tự nhớ lại đoạn thơ và viết vào vở. -HS đọc Y/C trong SGK. -3 HS lên bảng HS dưới lớp làm vào vở nháp. -Đọc lại lời giải và làm bài vào vở. Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con -Lời giải: 2b Cái gì mà lưỡi bằng gang Xới lên mặt đất những hàng thẳng băng Giúp nhà có gạo để ăn Siêng làm thì lưỡi sáng bằng mặt gương. (là cái lưỡi cày) Thuở bé em có hai sừng Đến tuổi nửa chừng mặt đẹp như hoa Ngoài hai mươi tuổi đã già Gần ba mươi tuổi mọc ra hai sừng. (giải câu đố: Mặt trăng vào những ngày đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng) 4.Củng cố: GV nhận xét tiết học, chữ viết của HS 5.Dặn dò: Học thuộc các câu thơ, ca dao ở bài tập 2 Chuẩn bị bài : Vầng trăng quê hương * Các ghi nhận cần lưu ý , bổ sung : TẬP LÀM VĂN NGHE-KỂ: KÉO CÂY LÚA LÊN. NÓI VỀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN I. ỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nghe và kể lại được câu chuyện Kéo cây lúa lên (BT1) - Bước đầu biết kể về thành thị, nông thôn dựa theo gợi ý (BT2). - Giáo dục ý thức tự hào về cảnh quan môi trường trên các vùng đất quê hương (khai thác trực tiếp nội dung bài) II. CHUẨN BỊ 1. GV: Nội dung của câu chuyện và bài tập 2 viết sẵn trên bảng. 2. HS: SGK, vở III. HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Khởi động : Hát bài hát 2.Kiểm tra bài cũ: yêu cầu 1 HS kể lại câu chuyện Giấu cày, 1 HS đọc đoạn văn kể về tổ của em. 3. Dạy bài mới: *Giới thiệu bài : Trong tiết Tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại câu chuyện : Kéo cây lúa lên. Sau đó, sẽ dựa vào gợi ý và kể lại những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. * Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện - GV kể chuyện 2 lần, sau đó nêu các câu hỏi gợi ý cho HS trả lời để nhớ nội dung truyện. - Khi thấy lúa ở ruộng nhà mình xấu, chàng ngốc đã làm gì? -Về nhà, anh chàng nói gì với vợ? -Vì sao lúa nhà chàng ngốc bị héo? - Câu chuyện này đáng cười ở điểm nào? - Gọi 1 HS kể lại câu chuyện trước lớp. -Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - Gọi 2 đến 3 HS kể lại câu chuyện. * Hoạt động 2: Kể về thành thị hoặc nông thôn. -Y/C HS đọc đề bài, sau đó gọi HS khác đọc gợi ý. -Yêu cầu HS suy nghĩ và lựa chọn đề tài viết về nông thôn hay thành thị. -Gọi 1 HS khá dựa theo gợi ý kể mẫu trước lớp. -Y/C HS kể theo cặp. -Gọi 5 HS kể trước lớp, theo dõi và nhận xét. - HS nghe GV giới thiệu bài. -HS theo dõi câu chuyện . - Chàng ta lấy tay kéo cây lúa nhà mình cao lên hơn cây lúa nhà người. -Anh ta nói: Lúa của nhà ta xấu quá.Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi. -Vì chàng ngốc kéo cây lúa lên làm rễ cây bị đứt và cây chết héo. -Chàng ngốc thấy lúa nhà mình xấu hơn lúa nhà người đã kéo cây lúa lên vì chàng tưởng làm như thế sẽ giúp cây mọc nhanh hơn, ai ngờ cây lúa lại chết héo. -1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. -Kể chuyện theo cặp. -2 HS đọc bài theo yêu cầu. -Đọc thầm gợi ý và nêu đề tài mình chọn. -1 HS kể, cả lớp theo dõi và nhận xét. -Kể cho bạn bên cạnh nghe những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. -Nhận xét 4. Củng cố: GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: về nhà tập kể lại câu chuyện. Chuẩn bị bài mới Viết được một bức thư ngắn……… thành thị nông thôn. * Các ghi nhận cần lưu ý bổ sung:

File đính kèm:

  • doctv3_tuan 16.doc
Giáo án liên quan