A.Tập đọc:
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
-Hiểu ý nghĩa:Tình cảm thiết tha gắn bo của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4) (HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5)
B.Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa. HS khá, giỏi kể lại được cả câu chuyện).
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2035 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 10 Lớp 3 - Phạm Minh Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át to, rất mạnh và rất vang.
-1 HS đọc đề bài.
-3 học sinh làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a)Tiếng suối như tiếng đàn cầm.
b)Tiếng suối như tiếng hát.
c)Tiếng chim như tiếng xóc những rổ tiền đồng.
-Nhận xét bài của bạn, chữa bài theo bài chữa của giáo viên nếu sai.
- Lắng nghe.
-1 HS đọc toàn đề bài trước lớp, 1 HS
đọc lại đoạn văn.
-HS hướng dẫn
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
*Đáp án: Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
4.Củng cố: GVnhận xét tiết học : GVbiểu dương những HS học tốt .
5.Dặn dò: xem lại bài
bị bài: Mở rộng vốn từ : Quê hương – Ôn tập câu :Ai làm gì ?
*Các ghi nhận, lưu ý, bổ sung:
TẬP VIẾT
ÔN CHỮ HOA : G (tt)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết đúng chữ G hoa (1 dòng Gi), Ô, T (1 dòng), Viết đúng tên riêng Ông Gióng (1 dòng) và
câu ứng dụng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương
II.CHUẨN BỊ :
1.GV: - Mẫu chữ viết hoa Ô, G, T, V, X.
- Tên riêng và câu ứng dụng viết mẫu sẵn trên bảng lớp.
2.HS: Vở Tập viết 3.
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP :
1.Khởi động : Hát bài hát
2.KTBC: Gọi 1 HS đọc thuộc từ câu ứng dụng của tiết trước.
-Gọi HS lên bảng viết từ Gò Công, Gà, Khôn.
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài: Tiết tập viết này các em sẽ ôn lại cách viết chữ hoa Ô,G, T, V, X có trong từ và câu ứng dụng.
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát và nêu quy trình viết chữ Ô, G, T, V, X
-Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
-Treo bảng các chữ cái viết hoa mẫu chữ cho học sinh quan sát.
b) Viết bảng: Y/C HS viết các chữ hoa. GV chỉnh sửa cho từng HS .
- Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
-Gọi 1HS đọc từ ứng dụng
-Em biết gì về Ông Gióng?
-Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
-Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào?
-Y/C HS viết từ ứng dụng: Ông Gióng. Giáo viên theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho học sinh
-Gọi HS đọc câu ứng dụng.
-Ca dao tả cảnh đẹp cuộc sống thanh bình trên đất nước ta. Trấn Vũ là một đền thờ vàThọ Xương là những địa điểm thuộc Hà Nội trước đây.
-Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
-Viết bảng: Y/C HS viết : Gió, Tiếng, Trấn Vũ, Thọ Xương vào bảng. GV theo dõi và chỉnh sữa lỗi cho học sinh .
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
-Cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở Tập viết 3, tập một.
-Y/C HS viết bài
+1 dòng chữ G, cỡ nhỏ
+1 dòng chữ Ô, T, cỡ nhỏ
+2 dòng Ông Gióng, cỡ nhỏ
+4 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ.
-Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
-Chấm một số bài và nhận xét
V, X
G
-Có các chữ Ô, G, T, V,X .
-3 HS lên bảng viết. Cảlớp viết vào bảng con.
-1 HS đọc: Ông Gióng.
-Ông Gióng là nhân vật trong truyện cổ Thánh Gióng đã đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ Quốc.
-Chữ Ô, G g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
-Bằng 1 chữ o.
-3 HS lên bảng viết, dưới lớp viết vào bảng con.
-3HS đọc:
Gió đưa cánh trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.
-Các chữ G, đ, l, g, T, V, h, X cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.
-HS viết:
4.Củng cố: GV nhận xét tiết học, chữ viết của HS
- Dặn HS về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị bài sau.
5.Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Ôn chữ hoa: G ( tiếp theo )
*Các ghi nhận, lưu ý, bổ sung:
CHÍNH TẢ
QUÊ HƯƠNG
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài thơ, không mắc quá 5 lỗi trong bài
- Làm đúng BT điền tiếng có vần et / oet ( BT2)
- Làm đúng BT (3) a /b.
II.CHUẨN BỊ:
1.GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập chính tả. Tranh minh họa giải đố.
2.HS: Bảng con,vở,SGK
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1.Khởi động: Hát bài hát
2.KTBC: Gọi 1 HS đọc cho 3 HS viết lên bảng và cả lớp viết vào bảng con: quả xoài, xoáy nước, vẻ mặt, buồn bã.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay, các em sẽ viết 3 khổ thơ đầu trong bài thơ : Quê hương và làm bài tập chính tả.
*Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả
phương pháp trực quan,quan sát,đàm thoại.
a) Trao đổi về nội dung đoạn thơ
-GV đọc 3 khổ thơ lần 1 .
-Hỏi: Quê hương gắn liền với những hình ảnh nào ?
-Em có cảm nhận gì về quê hương với các hình ảnh đó?
b) Hướng dẫn cách trình bày
-Các khổ thơ được viết như thế nào?
-Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào cho đúng và đẹp?
c) Hướng dẫn viết từ khó
-Y/C HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
-Y/C HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
-GV đọc cho HS viết
- GV đọc cho HS soát lỗi
-GV chấm bài
*Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu (Điền vào chỗ trống et hay oet ?)
-Yêu cầu HS tự làm.
-Nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3b: Bài tập lựa chọn
-Gọi 1 HS đọc Y/C bài
-Y/C HS hoạt động cặp đôi.
-GV dán tranh trên bảng lớp.
b) Tiến hành tương tự phần a
-Lắng nghe.
-Theo dõi GVđọc, 2 HS đọc lại 3 khổ thơ .
-……: chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc, con đò nhỏ, cầu tre, nón lá, đêm trăng, hoa cau.
-Quê hương rất thân thuộc, gắn bó với mỗi con người.
-Các khổ thơ viết cách nhau 1 dòng.
-Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa và viết lùi vào 2 ô.
-trèo hái, rợp bướm vàng bay, cầu tre, nghiêng che,mỗi ngày, diều biếc, êm đềm, trăng tỏ…
-3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
-HS viết chính tả vào vở.
- HS soát lỗi.
-1 HS đọc Y/C trong SGK.
-3 HS lên bảng làm, cả lớp làm VBT.
-Đọc lại lời giải và làm bài vào vở: em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xòen xoẹt, xem xét.
-1 đọc .
-2HS thực hiện hỏi đáp. 1HS đọc câu đố; 1HS giải câu đố và chỉ vào tranh minh họa.
Lời giải: a) nặng-nắng; lá – là
b) cổ- cỗ; cò – cỏ
4.Củng cố : GV nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: HS đọc lại câu đố. HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng.
Chuẩn bị bài : Nghe,viết : Tiếng hò trên sông .
*Các ghi nhận, lưu ý ,bổ sung:
TẬP LÀM VĂN
BÀI: TẬP VIẾT THƯ VÀ PHONG BÌ THƯ
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Biết viết một bức thư ngắn (nội dung khoảng 4 câu) để thăm hỏi, báo tin cho người thân dựa theo mẫu ( SGK) ; biết cách ghi phong bì thư.
II.CHUẨN BỊ:
1.GV: Bảng phụ viết sẵn các gợi ý về nội dung vàhình thức một bức thư.
- Một bức thư và phong bì thư đã viết theo mẫu .
2. HS: Mỗi HS chuẩn bị 1 tờ giấy tập, 1 phong bì thư.
III.HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
1.Khởi động: Hát bài hát
2.KTBC: Nhận xét về bài văn: Kể về một người hàng xóm mà em yêu quý.
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*Giới thiệu bài: Tiết hôm nay các em sẽ viết một lá thư để gửi cho người thân của mình
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết thư.
-Y/C HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong SGK.
-Em sẽ gửi thư cho ai ?
-Dòng đầu thư em viết như thế nào ?
-Em viết lời xưng hô với người nhận như thế nào cho tình cảm, lịch sư ï?
-Em muốn hỏi những gì ?
-Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân cho người thân?
-Em muốn chúc người thân của mình những gì?
-Em có hứa với người thân điều gì không?
-Y/C cả lớp viết thư, sau đó gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp.
-Nhận xét và ghi điểm HS
*Hoạt động 2 : Viết phong bì thư
-Y/C HS đọc phong bì thư được minh họa trong SGK.
-Góc bên trái, phía trên của phong bì ghi những gì?
-Góc bên phải, phía dưới phong bì ghi những gì?
-Cần ghi địa chỉ của người nhận như thế nào để thư đến tay người nhận.
-Chúng ta dán tem ở đâu?
-Y/C HS viết bì thư, sau đó kiểm tra bì thư của một số em.
-Nhận xét
-Lắng nghe..
-2 HS đọc yêu cầu trước lớp.
-HS trả lời tùy theo sự lựa chọn của mình. VD: Em gởi thư cho ông cho bố, mẹ cho anh.
-2 ,3 HS trả lời, VD: TPHCM ngày 11 tháng 11 năm 2005.
-……… Ông nội kính yêu! hoặc Nội yêu quý của cháu!
-3 -5 HS trả lời, VD: Dạo này ông có được khỏe không ạ? Ông có đi tập dưỡng sinh không vào các buổi sáng không?
-2 HS trả lời, VD: Cả nhà cháu vẫn khỏe. Bố mẹ cháu vẫn đi làm đều.Năm nay cháu đã lên lớp 3, em Lan cũng bắt đầu vào mẫu giáo rồi ông ạ.Bố giao cho cháu phải dạy em Lan tập tô chữ nhưng em nghịch và hay kêu mỏi tay lắm.
-2 HS trả lời, VD: Cháu kính chúc ông bà khỏe mạnh, sống lâu.
-2 HS trả lời, VD: Cháu sẽ cố gắng học giỏi, vâng lời bố mẹ để ông vui lòng.
- HS viết thư, sau đó số HS đọc thư của mình
-2HS đọc phong bì thư.
-Ghi họ tên, địa chỉ của người gởi.
-Ghi họ tên và địa chỉ của người nhận thư.
-Phải ghi đầy họ tên, số nhà, đường phố, phường, quận, thành phố (tỉnh)
-Dán tem ở góc bên phải, phía trên
-HS tập điền vào phong bì thư
4.Củng cố : Yêu cầu HS nhắc lại các nội dung chính trong một bức thư.
5.Dặn dò: GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
Chuẩn bị bài: Nghe,kể : Tôi có đọc đâu - Nói về quê hương
*Các ghi nhận, lưu ý , bổ sung :
File đính kèm:
- tv3_tuan 10.doc