Giáo án Tiếng Việt Tuần 1 Trường Tiểu Học Vĩnh Nguyên 1

1. Đọc thành tiếng

· Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:

· Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

· Đọc trôi trảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhân vật.

2. Đọc - hiểu

· Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: bình tĩnh, kinh đô, om sòm, sứ giả, trọng thưởng.

· Hiểu nội dung câu truyện : câu truyện ca ngượi sự thông minh, tài trí của một cậu bé.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt Tuần 1 Trường Tiểu Học Vĩnh Nguyên 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào ? - Treo bảng các chữ viết hoa và gọi HS nhắc lại quy trình viết đã học ở lớp 2 - Viết mẫu cho HS quan sát, vừa viết vừa nhắc lại quy trình viết. - Yêu cầu HS viết vào bảng con. GV đi chỉnh sửa lỗi cho từng HS . b)Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Gọi HS đọc từ ứng dụng. - Vừ A Dính là tên của một thiếu niên người dân tộc H`Mông , người đã anh dũng hi sinh trong kháng chiến chống thực dân Pháp để bảo vệ cán bộ cách mạng. - Từ ứng dụng bao gồm mấy chữ ? là những chữ nào ? - Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào ? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ? - Yêu cầu HS viết từ ứng dụng: Vừ A Dính vào bảng. GV đi sửa lỗi cho HS. c) Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Gọi HS đọc câu ứng dụng. - Giải thích : câu tục ngữ này muốn nói anh em thân thiết, ngắn bó như tay với chân nên lúc nào cũng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. - Câu ứng dụng các chữ có chiều cao thế nào? - Yêu cầu HS viết Anh, Rách vào bảng con. - Sửa lỗi cho từng HS. Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở Tập viết (17’) Mục tiêu : - Viết đúng, đẹp chữ hoa Q, tên riêng và câu ứng dụng. - Viết đúng, đẹp ,đều nét, đúng khoảng cách giữa các chữ trong từ , cụm từ. Cách tiến hành : - GV cho HS quan sát bài viết mẫu trong vở tập viết 3, tập một , sau đó yêu cầu HS viết bài. - Theo dõi và chỉnh sửa lỗi cho từng HS. - Thu và chấm 5 đến 7 bài. Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3’) - GV nhận xét tiết học, chữ viết của HS . - Dặn HS về nhà hoàn thành bài viết trong vở Tập viết, học thuộc câu ứng dụng và chuẩn bị bài sau. - Nghe GV giới thiệu bài. - Có các chữ hoa: A, V, D, R. - Quan sát chữ mẫu: 3 học sinh nhắc lại quy trình viết chữ viết hoa A, V, D. - Theo dõi quan sát. -3 HS lên bảng lớp viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 3 HS đọc: Vừ A Dính. - Lắng nghe. - Cụm từ có 3 chữ: Vừ, A, Dính. - Chữ hoa: V, A, D và chữ h cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - Bằng khoảng cách viết một chữ o. - 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - 3 HS đọc: - HS lắng nghe. - Các chữ A, h,y, R,l, d, đ, cao 2 li rưỡi, chữ t cao 1 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li. - HS viết bảng . - HS viết : + 1 dòng chữ A, cỡ nhỏ. + 1 dòng chữ Vvà D, cỡ nhỏ + 2 dòng từ ứng dụng Vừ A Dính cỡ nhỏ . + 2 dòng câu ứng dụngcỡ nhỏ. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 7 tháng 9 năm 2006 CHÍNH TẢ CHƠI CHUYỀN I - MỤC TIÊU Nghe và viết lại chính xác bài thơ Chơi chuyền. Biết viết hoa các chữ cái đầu mỗi dòng thơ. Phân biệt các chữ có vần ao / oao; Tìm đúng tiếng có âm đầu l / n hoặc vần an / ang theo nghĩa cho trước. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Bảng phụ viết BT2. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1 . Ổn định tổ chức (1’) 2 . Kiểm tra bài cũ (5’) HS viết bảng con , 2 HS viết bảng lớp các từ ngữ sau : lo sợ, rèn luyện, siêng năng, đàng hoàng. GV nhận xét, cho điểm. 3 . Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - Trong giờ chính tả này các em sẽ nghe đọc và viết lại bài thơ Chơi chuyền. Sau đó các em làm bài tập chính tả phân biệt ao / oao; và trò chơi tìm từ khó có âm đầu l/ n hoặc có vần am /ang. Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả (20’) Mục tiêu : Nghe và viết lại chính xác bài thơ Chơi chuyền. Cách tiến hành : a) Tìm hiểu nội dung bài thơ - GV đọc bài thơ Chơi chuyền. - Gọi 1 HS đọc khổ thơ và hỏi : khổ thơ 1 cho em biết điều gì ? - Gọi 1 HS đọc khổ thơ 2 và hỏi : khổ thơ 2 nói điều gì ? b) Hướng dẫn cách trình bày - Bài thơ có mấy dòng thơ ? - Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? - Chữ đầu dòng thơ phải viết như thế nào ? - Trong bài thơ, những câu thơ nào đặt trong ngoặc kép vì sao ? - Khi viết bài thơ này, để cho đẹp ta nên viết lùi vào mấy ô ? c) Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS viết các từ tìm được. d) Viết chính tả - GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu. e) Soát lỗi - GV đọc lại bài, dừng lại phân tích các tiếng khó cho HS chữa. g) Chấm bài - Thu chấm 10 bài. - Nhận xét bài viết của HS. Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả (8’) Mục tiêu : - Biết viết hoa các chữ cái đầu mỗi dòng thơ. - Phân biệt các chữ có vần ao / oao; Tìm đúng tiếng có âm đầu l / n hoặc vần an / ang theo nghĩa cho trước. Cách tiến hành : Bài 2 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Nhận xét, chữa lỗi và cho điểm HS. - Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh. Bài 3b - Gọi 1 HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài vào bảng con. - Chữa bài nếu HS làm sai. - Yêu cầu HS làm vào vở Hoạt động cuối : Củng cố dặn dò (3’) - Nhận xét tiết học. Dặn HS nào viết xấu, sai 3 lỗi trở lên phải viết lại bài cho đúng. Nhắc cả llớp chuẩn bị bài sau. - Theo dõi GV đọc, 1 HS đọc lại bài. - Đọc và trả lời : Khổ thơ 1 cho em biết cách các bạn chơi chuyền: mắt nhìn, tay chuyền, miệng nói . - Khổ thơ 2 ý nói chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn, có sức dẻo dai để mai này lớn lên làm tốt công việc trong dây chuyền nhà máy. - Bài thơ có 18 dòng thơ. - Mỗi dòng thơ có 3 chữ. - Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa. - HS trả lời. - Ta nên viết lùi vào 4 ô để bài thơ ở giữa trang giấy cho đẹp. - 3 HS lên bảng viết cả lớp viết vào vở nháp hoặc bảng con. - HS nghe GV đọc viết lại bài thơ. - Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm bài vào vở. - Đọc : Ngọt ngào, mèo kêu ngoao ngoao, ngao ngán . - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK . -Lời giải : lành - nổi - liềm . - HS làm vào vở. - Lời giải: ngang - hạn - đạn. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Ngày 8 tháng 9 năm 2006 TẬP LÀM VĂN NÓI VỀ ĐỘI TNTP. ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I- MỤC TIÊU Rèn kĩ năng nói : Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Rèn kĩ năng viết : Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ Hoạt động dạy Hoạt động học Giới thiệu bài (1’) - Trong giờ học tập làm văn hôm nay, các em sẽ cùng nhau nói những điều mình biết về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, sau đó chúng ta sẽ làm bài tập điền nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (27’) Mục tiêu : - Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. - Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. Cách tiến hành : Bài 1 - Tổ chức trò chơi hái hoa dân chủ. - GV viết các câu hỏi (theo mục II ) vào các bông hoa giấy, sau đó gài nên một cây cảnh. - Giới thiệu tên trò chơi hái hoa dân chủ, mục đích trò chơi giúp HS tìm hiểu về đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, một tổ chức tốt nhất để rèn luyện thiếu niên thành những người có ích cho đất nước. - GV đưa ra câu hỏi trả lời đúng sau mỗi lần có HS trả lời. - Sau khi HS hái hết các bông hoa câu hỏi, GV gọi 1 đến 2 HS nói lại những hiểu biết của mình về đội theo trình tự 3 câu hỏi của bài tập 1 Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu bài 2. - GV: Ở lớp 2, các em đã được học bài tập đọc Đơn xin cấp thẻ đọc sách, trong bài tập này dựa vào mẫu đơn cho sẵn, em hãy suy nghĩ và điền các nội dung thích hợp vào đơn. - Chữa bài . - Giúp HS nêu được cấu trúc của lá đơn. * Phần đầu của đơn, từ Cộng hoà đến Kính gửi, gồm những nội dung gì? * Phần thứ hai của đơn, từ Em tên là đến Em xin trân trọng cảm ơn gồm những nội dung gì ? * Phần cuối đơn gồm những nội dung gì? - Yêu cầu những HS sửa lại nội dung điền sai theo mẫu đơn. Hoạt động 2 : Củng cố dặn dò (3’) - Yêu cầu HS tìm hiểu thêm về Đội Thiếu Niê Tiền Phong Hồ Chí Minh; nhớ và viết lại được đơn xin cấp thẻ đọc sách theo mẫu trên. - Tổng kết giờ học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài ( giới thiệu cho cả lớp xem một, hai lá đơn viết đẹp ), nhắc nhở HS cả lớp cùng cố gắng trong học tập. - HS nghe giới thiệu, sau đó xung phong lên hái hoa và trả lời câu hỏi . Các HS khác nghe và bổ sung câu trả lời của bạn, nếu cần. - Cả lớp lắng nghe . - 1 đến 2 HS nói trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ sung ( nếu cần). - 1 đến 2 HS nêu: Chép lại mẫu đơn dưới đây vào vở và điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống. - HS suy nghĩ và tự làm bàivào vở bài tập, 1 HS lên bảng làm bài. - 2 đến 3 HS đọc đơn của mình. * Phần đầu của đơn gồm: + Tên nước ta ( Quốc hiệu) và tiêu ngữ. + Địa điểm, ngày, tháng,năm viết đơn. + Tên đơn. + Địa chỉ nhận đơn. * Phần thứ hai gồm: + Họ tên, ngày sinh, địa chỉ trường lớp, của người viết đơn. + Nguyện vọng và lời hứa cảu người viết đơn. * Người viết đơn ký tênvà ghi rõ họ tên. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : TỔ TRƯỞNG KIỂM TRA BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA

File đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 1.doc
Giáo án liên quan