Giáo án Tiếng việt lớp 4 tuần 22

Tập đọc (tiết 43)

SẦU RIÊNG

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Bước đầu biết đọc một đoạn trong bài có nhấn giọng các từ gợi tả.

 - Chú ý các từ: sầu riêng, ngào ngạt, xông, mít, quyện, hạn, quyến rũ, khẳng khiu, thẳng đuột.

 - Hiểu nội dung: Tả cây sầu riêng có nhiều nét đặc sắc về hoa, quả và nét độc đáo về dáng cây. (trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Các tranh , ảnh về trái cây , trái sầu riêng .

 

doc16 trang | Chia sẻ: dangnt0491 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt lớp 4 tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rình tự nhất định (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ, tranh minh họa bãi ngô III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A) Ổn định:1’ B)KTBC:5’ C)Bài mới:1’ 28’ D)Củng cố, dặn dò: 5’ Cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối. - Yêu cầu học sinh nêu lại cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối. - Mời học sinh đọc dàn ý của một bài văn miêu tả cây cối. - Nhận xét chung 1/Giới thiệu bài:Luyện tập quan sát cây cối 2/ Hướng dẫn luyện tập: Bài tập 1: - Gọi học sinh đọc lại 3 bài văn tả cây cối đã học (sầu riêng, bãi ngô, cây gạo) - GV nêu yêu cầu và cho học sinh trao đổi, thảo luận theo nhóm những nội dung sau: + Tác giả tả mỗi bài văn quan sát cây theo thứ tự thế nào? + Các tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào? + Chỉ ra những hình ảnh so sánh và nhân hóa mà em thích. Theo em, các hình ảnh so sánh và nhân hóa này có tác dụng gì? + Trong 3 bài văn trên, bài nào miêu tả một loài cây, bài nào miêu tả một cái cây cụ thể? + Theo em, miêu tả một loài cây có điểm gì giống và điểm gì khác với miêu tả một cái cây cụ thể? - Mời học sinh trình bày ý kiến thảo luận. - Cả lớp, giáo viên nhận xét, chốt ý: + Bài Sầu riêng, Bãi ngô: miêu tả một loài cây + Bài Cây gạo: miêu tả một cái cây cụ thể + Giống: Quan sát kĩ bằng giác quan: tả các bộ phận cây, khung cảnh xung quanh cây, dùng biện pháp so sánh, nhân hóa, bộc lộ tình cảm của người tả. + Khác: Tả cả loài cây cần chú ý đến các đặc điểm phân biệt loài cây này với loài cây khác. Tả một cái cây cụ thể cần chú ý đến đặc điểm riêng của cây đó. Bài tập 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu đề bài. - Giáo viên nhắc lại yêu cầu và cho học sinh quan sát một số cây (tranh, ảnh), ghi lại kết quả quan sát. - Gọi học sinh trình bày kết quả quan sát. - Cả lớp, giáo viên nhận xét, chốt ý. + Khi quan sát tả cần kết hợp nhiều giác quan để quan sát. + Biết so sánh, nhân hóa, làm nổi bật cây tả. - Yêu cầu vài học sinh nêu lại trình tự khi miêu tả cây cối. - Nhận xét chung tiết học - Về nhà quan sát cây em thích và ghi lại kết quả quan sát vào vở. - Chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. - Hát tập thể - Học sinh nêu lại cấu tạo của một bài văn miêu tả cây cối. - Học sinh đọc dàn ý của một bài văn miêu tả cây cối. - Cả lớp chú ý theo dõi - 3 học sinh đọc to 3 bài - Học sinh trao đổi, thảo luận theo 5 nhóm - Đại diện từng nhóm trình bày. Nhóm này trình bày, các nhóm còn lại bổ sung ý kiến. - Học sinh nêu ý kiến bổ sung, góp ý - Học sinh đọc yêu cầu - Cả lớp lắng nghe, quan sát tranh, ghi lại kết quả - Mỗi tổ 2 học sinh trình bày - Nhận xét, bổ sung góp ý, sửa chữa - Vài học sinh nhắc lại đặc điểm chung khi quan sát cây cối. - Học sinh nêu trước lớp - Học sinh theo dõi Ngày dạy: 28/01/2011 Tập làm văn (tiết 44) LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một cây em thích (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ viết các đoạn văn, tranh ảnh, Đoạn tả lá bàng Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thởi gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đoạn tả cây sồi Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân( Mùa đông cây sồi nứt nẻ, đầy sẹo. Sang mùa xuân, cây sồi toả rộng thành vòm lá xum xuê, bừng dậy một sức sống bất ngơ.ø) Hình ảnh so sánh: nó như một con quái vật già nua, cau có vàkhinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười. Hình ảnh nhân hoá làm cho cây già như có tâm hồn của người: mùa đông, cây sồi già cau có, khinh khỉnh,vẻ ngờ vực, buồn rầu. Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất, khẽ đung đưa trong nắng chiều. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A) Ổn định:1’ B)KTBC:4’ C)Bài mới:1’ 29’ D)Củng cố, dặn dò: Luyện tập miêu tả cây cối - Yêu cầu vài học sinh nêu lại trình tự khi miêu tả cây cối. - Nhận xét chung 1/ Giới thiệu bài: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. 2/ Hướng dẫn luyện tập: Bài tập 1: - Mời học sinh đọc yêu cầu đề bài và đoạn văn lá bàng và Cây sồi già - Giáo viên nói thêm cho học sinh hiểu - Yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm để phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. - Mời học sinh phát biểu ý kiến - Nhận xét, bổ sung, sửa bài - Giáo viên chốt lại: Đoạn tả lá bàng: Tả rất sinh động sự thay đổi màu sắc của lá bàng theo thời gian bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Đoạn tả cây sồi: tả sự thay đổi của cây sồi từ mùa đông sang mùa xuân. Hình ảnh so sánh: nó như, hình ảnh nhân hoá: cau có, khinh khỉnh, vẻ ngờ vư.... Bài tập 2: - Mời học sinh đọc yêu cầu đề bài - Giáo viên yêu cầu học sinh chọn - Yêu cầu học sinh viết đoạn văn vào vở - Mời học sinh phát biểu ý kiến - Nhận xét, bổ sung, sửa bài Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung vừa học - Giáo viên nhận xét tiết học - Dặn học sinh về xem lại bài và chuẩn bị bài: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối. - Hát tập thể - Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi - Học sinh đọc đề đoạn văn: Lá bàng và Cây sồi già. - Học sinh theo dõi - Cả lớp đọc thầm hai đoạn văn, suy nghĩ, trao đổi cùng bạn, phát hiện cách tả của tác giả trong mỗi đoạn có gì đáng chú ý. - Học sinh phát biểu ý kiến, - Cả lớp nhận xét, bổ sung, sửa bài - Học sinh theo dõi - HS: Viết một đoạn văn tả lá, thân hay gốc của một cây mà em yêu thích - Một vài HS phát biểu: Các em chọn cây nào, tả bộ phận nào của cây. - Học sinh viết đoạn văn vào vở. - Vài học sinh đọc trước lớp. - Nhận xét, bổ sung, sửa chữa - Học sinh thực hiện - Cả lớp chú ý theo dõi Ngày dạy: 26/01/2011 Kể chuyện (tiết 22) CON VỊT XẤU XÍ I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 1) Rèn kĩ năng nói : - Dựa theo lời kể của giáo viên, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh hoạ cho trước (SGK); bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn biến. - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn khi đánh giá người khác. 2) Rèn kỹ năng nghe: - Có khả năng tập trung nghe cô (thầy) kể chuyện, nhớ chuyện. - Chăm chú theo dõi bạn kể truyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện) - Tranh, ảnh thiên nga (nếu có). III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A) Ổn định:1’ B)KTBC:4’ C)Bài mới: 1’ 29’ D)Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện đã chứng kiến hoặc đã tham gia và nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện vừa kể. - Nhận xét chung 1/ Giới thiệu bài: Con vịt xấu xí 2/ Hướng dẫn học sinh kể chuyện a) Giáo viên kể chuyện Giọng kể thong thả, chậm rãi: nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả miêu tả hình dáng của thiên nga, tâm trạng của nó(xấu xí, nhỏ xíu, quá nhỏ, yếu ớt, buồn lắm, chành choẹ, bắt nạt, hắt hủi, vô cùng xấu xí, dài ngoẵng, gầy guộc, vụng về, vô cùng sung sướng, cứng cáp, lớn khôn, vô cùng mừng rỡ, bịn rịn, đẹp nhất, rất xấu hổ và ân hận) - Kể lần 1: Sau khi kể lần 1, GV giải nghĩa một số từ khó chú thích sau truyện. - Kể lần 2:Vừa kể vừa chì vào tranh minh hoạ phóng to trên bảng. - Kể lần 3 (nếu cần) b) Hướng dẫn học sinh kể truyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. - Treo 4 tranh minh hoạ chưa đúng thứ tự yêu cầu học sinh xếp lại đúng thứ tự. - Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập 2,3,4. - Cho học sinh kể theo nhóm đôi - Mời học sinh thi kể trước lớp theo 2 cách: + Kể nhóm nối tiếp. + Kể cá nhân cả câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn bạn kể tốt Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những học sinh kể tốt và cả những học sinh chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác. - Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau: Kể chuyện đã nghe , đã đọc - Hát tập thể - Học sinh thực hiện - Cả lớp theo dõi - Lắng nghe, theo dõi giáo viên kể. - Học sinh nghe kết hợp nhìn tranh minh hoạ, đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1 - Xếp lại các tranh cho đúng thứ tự. Nhận xét các bạn khác xếp. - Học sinh đọc các yêu cầu bài tập. - Kể trong nhóm đôi. - Học sinh thi kể trước lớp. - Lắng nghe và đặt câu hỏi cho bạn trả lời. - Nhận xét và bình chọn bạn kể tốt. - Học sinh nêu: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn khi đánh giá người khác. - Cả lớp chú ý theo dõi

File đính kèm:

  • doctiet 43 tap doc Sau Rieng.doc
Giáo án liên quan