Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 11

1. Đọc thành tiếng:

· Đọc đúng các tiếng, từ khó :

 Thả diều , nghe giảng, mảng gạch vở, vỏ trứng, mỗi lần, chữ tốt, dễ,

· Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về đăc điểm, tính cách, sự thông minh, tính cần cù, tinh thần vươt khó của Nguyễn Hiền .

· Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.

2. Đọc- hiểu:

· Hiểu nội dung bài: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

· Hiểu nghĩa các từ ngữ: trạng, kinh ngạc,

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3476 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 4 Tuần 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lắng nghe. Luyện từ và câu TÍNH TỪ I. MỤC TIÊU: Hiểu thế nào là tính từ. Tì được tính từ trong đoạn văn. Biết cách sử dụng tính từ khí nói và viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp kẻ sẵn từng cột ở BT2. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ. -Gọi 3 HS tiếp nối đọc bài tập 2,3 đã hoàn thành. -Gọi HS nhận xét về câu các bạn đọc trên bảng, có từ bổ sung ý nghĩa cho động từ nào chưa? Câu văn có đúng ngữ pháp không? Lời văn của bạn có hay không? -Nhận xét chung và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về tính từ và cách sử dụng tính từ để khi nói, viết câu văn có hình ảnh hơn, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc người nghe hơn. b. Tìm hiểu ví dụ: -Gọi HS đọc truyện cậu HS ở Aùc-boa. -Gọi HS đọc phần chú giải. +Câu chuyện kể về ai? -Yêu cầu HS đọc bài tập 2. -Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và làm bài. -Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn. -Kết luận các từ đúng. a/. Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi. b/. Màu sắc của sự vật: -Những chiếc cầu trắng phao. -Mái tóc của thấy Rơ-nê: xám. c/. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật. -Thị trấn: nhò. -Vườn nho: con con. -Những ngôi nhà: nhỏ bé, cổ kính. -Dòng sông hiền hoà Da của thầy Rơ-nê nhăn nheo. -Những tính từ chỉ tính tình, tư chất của cậu bé Lu-I hay chỉ màu sắc của sự vật hoặc hình dáng, kíchthước và đặc điển của sự vật được gọi là tính từ. Bài 3: -GV viết cụm từ: đi lại vẫn nhanh nhẹn, lên bảng. +Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? -Từ nhanh nhẹn diễn tả dáng đi như thế nào? -Những từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người vật được gọi là tính từ. -Thế nào là tính từ? c. Ghi nhớ: -Gọi HS đọc phần ghi nhớ. -Yêu cầu HS đặt câu có tính từ. -Nhận xét, tuyên dương những HS hiểu bài và đặt câu hay, có hình ảnh. d. Luyện tập: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS trao đổi và làm bài. -Gọi HS nhận xét, bổ sung. -Kết luận lời giải đúng. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Hỏi: +Người bạn và người thân của em có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư cách như thế nào? -Gọi HS đặc câu, GV nhận xét chữa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho từ em. -Yêu cầu HS viết bài vào vở. 3. Củng cố – dặn dò: -Hỏi: +thế nào là tính từ? Cho ví dụ. -Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học ghi ghớ và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng viết. -3 HS đứng tại chỗ đọc bài. -Nhận xét bài của bạn trên bảng theo các tiêu chí đã nêu. -Lắng nghe. -2 HS đọc chuyện. -1 HD đọc. +Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người Pháp tên là Lu-I Pa-xtơ. -1 HS đọc yêu cầu. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổ, dùng bút chì viết những từ thích hợp. 2 HS lên bảng làm bài. -Nhận xét, chữa bài cho bạn trên bảng. -Chữa bài (nếu sai). -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. -Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại. +Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát nhanh trong bước đi. -Lắng nghe. -Tính từ là từ miêu tả đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái…. -2 HS đọc phần ghi nhớ trang 111 SGK. -Tự do phát biểu. +Bạn Hoàng lớp em rất thông minh. +Cô giáo đi nhẹ nhàng vào lớp. +Mẹ em cười thật dịu hiền. +Em có chiếc khăn thêu rất đẹp. +Khu vườn yên tĩnh quá! -2 HS tiếp nối nhau đọc từng phần của bài. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi dùng bút chì gạch chân dưới các tính từ. 2 HS làm xong trước lên bảng víêt các tính từ. -Nhận xét, bổ sung bài của bạn. -Chữa bài (nếu sai) -1 HS đọc thành tiếng. +Đặc điển: cao gầy, béo, thấp… +Tính tình: hiền lành, dịu dàng, chăm chỉ, lười biếng, ngoan ngoãn,… +Tư chất: thông minh, sáng dạ, khôn, ngoan, giỏi,… -Tự do phát biểu. +Mẹ em vừa nhân hậu, vừa đảm đang. +Cô giáo em rất dịu dàng. Cu Bi nhà em rất lười ăn. +Bạn Nam là một HS ngoan ngoãn và sáng dạ. +Bạn Nga mập nhất lớp em. +Căn nhà em nhỏ bé nhưng rất ấm cúng. +Khu vườn bà em rất yên tĩnh. +Con sông quê em hiền hoà uốn quanh đồng lúa. +Chú mèo nhà em rất tinh nghịxh. +Cây bàng ở sân trường toả bóng mát rượi. -Viết mỗi đoạn 1 câu vào vở. Tập làm văn MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: Hiểu được thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp trong bài văn kể chuyện. Biết viết đoạn mở đầu một bài văn kể chuyện theo 2 cách: gián tiếp và trực tiếp. Vào bài một cách tự nhiên, lời văn sinh động, dùng từ hay. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn 2 mở bài trực tiếp và gián tiếp truyện Rùa và thỏ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: Gọi 2 cặp HS lên bảng thực hành trao đổi với người thân về một người có nghị lực, ý chí vươn lên trong cuộc sống. -Gọi HS nhận xét cuộc trao đổi. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Bài học hôn nay sẽ giúp các em biết mở đầu câu chuyện theo 2 cách: gián tiếp và trực tiếp. b. Tìm hiểu ví dụ: -Treo tranh minh hoạ và hỏi: em biết gì qua bức tranh này? -Để biết nội dung truyện tính tiết truyện chúng ta cùng tìm hiểu. Bài 2: -Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. Cả lớp đọc thầm theo và thực hiện yêu cầu. Tìm đoạn mở bài trong truyện trên. -Gọi HS đọc đoạn mở bài mà mình tìm được. -Hỏi; ai có ý kiến khác? -Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS trao đổi trong nhóm. -Treo bảng phụ ghi 2 cách mở bài. -Gọi HS phát biểu và bổ sung đến khi có câu trả lời đúng. -Cách mở bài thứ nhất: kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện là mở bài trực tiếp. Còn cách kở bài thứ hai là cách mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào chuyện mình định kể. -Hỏi: +Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp? c. Ghi nhớ: -Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. d. Luyện tập: Bài 1: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS cả lớp theo dõi, trao đổi vàv trả lời câu hỏi; Đó là những cách mở bài nào? Vì sao em biết? -Gọi HS phát biểu. -Nhận xét chung, kết luận về lời giải đúng. +Cách a/. là mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện). +Cách b/ là mở bài gián tiếp (nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể) -Gọi 2 HS đọc lại 2 cách mở bài. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu càu chuyện hai bàn tay. HS cả lớp trao đổi và trả lời câu hỏi: câu chuyện Hai bàn tay mở bài theo cách nào? -Gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. -Nhận xét chung, kết luận câu trải lời đúng. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Hỏi: Có thể mở bài gián tiếp cho truyện bằng lời của những ai? -Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó đọc cho nhóm nghe. -Gọi HS trình bày.GV sửa lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp cho từng HS nếu có. -Nhận xét, cho điểm những bài viết hay. 3. Củng cố – dặn dò: -Hỏi: Có những cách mở bài nào trong bài văn kể chuyện? -Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại cách mở bài gián tiếp cho truyện Hai bàn tay. -2 cặp HS lên bảng trình bày. -Nhận xét bạn trao đổi theo tiêu chí đã nêu. -Lắng nghe -Đây là chuyện rùa và thỏ. Câu chuyện kể về cuộc thi chạy giữa rùa và thỏ. Kết quả rùa đã về đích trước thỏ trong sự chứng kiến của nhiều muông thú. -Lắng nghe. -2 HS tiếp nối nhau đọc truyện. +HS 1; Trời thu mát mẽ… đến đường đó. +HS 2: Rùa không … đến trước nó. HS đọc thầm theo dùng bút chì đánh dấu đoạn mở bài của truyện và SGK. +Mở bài: Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông. Một con rùa đang cố sức tập chạy. -Đọc thầm đoạn mở bài. -1 HS đọc thành tiếng và yêu cầu nội dung, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi. -Cách mở bài của BT3 không kể ngay vào sự việc rùa đang tập chạy mà nói ngay rùa đang thắng thỏ khi nó vốn là con vật chậm chạp hơn thỏ rất nhiều. -Lắng nghe. +Mở bài trực tiếp: kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện. +Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể. -2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc theo để thuộc ngay tại lớp. -4 HS nối tiếp nhau đọc từng cách mở bài. 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. +Cách a/ Là mở bài trực tiếp vì đã kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện rùa đang tập chạy bên bờ sông. +Cách b/. c/ d/. là mở bài gián tiếp vì không kể ngay sự việc đầu tiên của câu chuyện mà nêu ý nghĩa hay những truyện khác để vào chuyện. -Lắng nghe. -1 HS đọc cách a/., 1 HS đọc cách b/. -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, trao đổi và trả lời câu hỏi. -Truyện Hai bàn tay mở bài theo kiểu mở bài trực tiếp- kể nhay sự việc ở đầu câu truyện. Bác Hồ hồi ở Sài Gòn có một người bạn tên là Lê. -Lắng nghe. -1 HS đọc yêu cầu trong SGK. -Có thể mở bài gián tiếp cho truện bằng lới của người kể chuyện hoặc là của Bác Lê . -HS tự làm bài: 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành một nhóm đọc cho nhau nghe phần bài làm của mình. Các HS trong nhóm cùng lắng nghe, nhận xét, sửa cho nhau. -5 đến 7 HS đọc mở bài của mình.

File đính kèm:

  • docT11.doc