Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 5 Trường Tiểu học Hoà Bình

Tập đọc:

- Phát âm đúng các từ: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên.

- Đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết.

- Hiểu nội dung câu chuyên.

Kể chuyện:

- Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa trong SGK, kể lại được câu chuyện.

- Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 5 Trường Tiểu học Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn:…../… …../……../2008 Ngày giảng:…./. ……./…..…/2008 Tập đọc–Kể chuyện: Người lính dũng cảm Yêu cầu: Tập đọc: Phát âm đúng các từ: loạt đạn, hạ lệnh, nứa tép, leo lên.. Đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: nứa tép, ô quả trám, thủ lĩnh, hoa mười giờ, nghiêm trọng, quả quyết. Hiểu nội dung câu chuyên. Kể chuyện: Dựa vào trí nhớ và các tranh minh họa trong SGK, kể lại được câu chuyện. Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: Theo sách hướng dẫn III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Giới thiệu chủ điểm của bài học. Luyện đọc: Giáo viên đọc mẫu – gợi ‏‎ cách đọc. Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. Đọc từng câu - Đọc từng đoạn trước lớp. + Giáo viên lưu ‏‎ học sinh đọc đúng các câu mệnh lệnh, câu hỏi. Đọc từng đoạn trong nhóm Lớp đọc đồng thanh toàn bài. Một học sinh đọc lại toàn truyện 3- Tìm hiểu bài: 1 học sinh đọc đoạn 1 – lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi: ? Các bạn nhỏ trong truyện chơi trò chơi gì, ở đâu? Lớp đọc thầm đoạn 2 ? Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dấu chân rào? ? Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì? Học sinh đọc đoạn 3 trả lời: ? Thầy giáo chờ mong điều gì ở học sinh trong lớp? ? Vì sao chú lính nhỏ “run lên” khi nghe thầy giáo hỏi? Học sinh đọc đoạn 4 trả lời: ? Phản ứng của chú lính như thế nào khi nghe lệnh “về thôi” của viên tướng? ? Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ. ? Ai là người lính dũng cảm trong truyện này? Vì sao? Giáo viên hỏi thêm: Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ trong truyện không? 4- Luyện đọc lại: Giáo viên chọn đọc mẫu một đoạn trong bài. 4 hoặc 5 học sinh thi đọc đoạn văn. 1 nhóm 4 học sinh tự phân các vai đọc lại truyện theo vai. Kể chuyện Giáo viên giao nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh họa 4 đoạn của câu chuyện trong SGK, tập kể lại câu chuyện. Hướng dẫn học sinh kể chuyện theo tranh Học sinh quan sát lần lượt 4 tranh minh họa trong SGK (nhận ra: chú lính nhỏ mặc áo xanh nhạt, viên tướng mặc áo xanh sẩm) Giáo viên treo tranh minh họa, mời 4 học sinh nối tiếp nhau kể 4 đoạn của câu chuyện. Sau mỗi lượt học sinh kể, cả lớp và giáo viên nhận xét những học sinh kể tốt. 1 hoặc 2 học sinh xung phong kể toàn bgộ câu chuyện. Giáo viên nhận xét, cho điểm. Củng cố – dặn: Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì? Yêu cầu học sinh về nhà tập kể lại câu chuyện. Giáo viên nhận xét giờ học. ----------- a & b ------------ Ngày soạn:…../… …../……../2008 Ngày giảng:…./. ……./…..…/2008 ----------- a & b ------------ Chính tả: Người lính dũng cảm Yêu cầu: Theo sách hướng dẫn Đồ dùng dạy học: Theo SHD Các hoạt động dạy học: Kiểm tra bài cũ Bài mới: Giới thiệu bài Hướng dẫn nghe, viết: 1 học sinh đọc đoạn văn cần viết chính tả - lớp đọc thầm theo. Giáo viên hỏi: Đoạn văn này kể chuyện gì? Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả, giáo viên hỏi: ? Đoạn văn có mấy câu ? Những chữ nào trong đoạn văn được viết hoa. ? Lời các nhân vật được đánh dấu bằng những dấu gì? Học sinh viết nháp ra những tiếng khó dễ lẫn. Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở. Chấm, chữa bài. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài tập 2: Học sinh làm bài vào vở 2 học sinh lên bảng làm bài Lớp và giáo viên nhận xét 2, 3 học sinh đọc lại kết quả bài làm đúng. Cả lớp chữa bài trong vở. Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu của bài – học sinh làm bài vào vở. Giáo viên gọi 9 học sinh nối tiếp nhau lên bảng điền cho đủ 9 chữ và tên chữ - sau đó lớp và giáo viên sửa lại từng chữ và tên chữ cho đúng. Nhiều học sinh nhìn bảng đọc 9 chữ và tên chữ đã điền đầy đủ. Giáo viên khuyến khích học sinh đọc thuộc ngay tại lớp. Lớp viết bài vào vở 2 học sinh đọc thuộc lòng theo đúng thứ tự 28 tên chữ. Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học. Yêu cầu học sinh học thuộc lòng thứ tự 28 tên chữ. ----------------------------------------------- a & b --------------------------------- Ngày soạn:…../… …../……../2008 Ngày giảng:…./. ……./…..…/2008 Tập đọc: Cuộc họp của chữ viết Mục đích – yêu cầu: SHD Đồ dùng dạy học: Theo SHD Hoạt động dạy học: Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu bài: Luyện đọc: Giáo viên đọc – hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh họa cuộc họp rất ngộ nghĩnh trong SGK. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. Đọc từng câu Đọc từng đoạn trước lớp. + Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạntrong bài. Giáo viên có thể chia làm 4 đoạn. + Giáo viên kết hợp nhắc nhở học sinh đọc đúng các kiểu câu, ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc từng đoạn trong nhóm + 4 nhóm nối tiếp nhau đọc 4 đoạn + 1 học sinh đọc toàn bài. 3- Tìm hiểu bài: 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn 1, lớp theo dõi SGK trả lời câu hỏi: Các chữ cái và dấu câu họp bàn việc gì? 1 học sinh đọc thành tiếng đoạn còn lại – lớp đọc thầm trả lời: ? Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng? 1 học sinh đọc yêu cầu 3 – giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các nhóm đọc thầm lại bài văn, trao đổi tìm những câu trong bài thể hiện đúng diễn biến của cuộc họp theo các y a, b, c, d Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, thi báo cáo kết quả làm bài Lớp và giáo viên nhận xét, kết luận bài làm đúng. 4- Luyện đọc lại: - Giáo viên mời một vài nhóm học sinh, mỗi nhóm 4 em tự phân vai đọc lại truyện – giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng, đọc hay theo gợi ‏‎ ở mục a. - Lớp bình chọn bạn và nhóm đọc hay nhất. 5- Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học, yêu cầu về nhà học thuộc lòng bài văn. ----------- a & b ------------ Luyện từ và câu: So sánh Yêu cầu: SHD Đồ dùng dạy học: Theo SGK HD Các hoạt động dạy học: Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn làm bài tập: a) Bài 1: 2 học sinh đọc nội dung bài tập – lớp đọc thầm làm ra nháp. - 3 học sinh lên bảng làm bài - Lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Giáo viên giúp học sinh phân biệt 2 loại so sánh, so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém. b) Bài 2: Một học sinh đọc nội dung bài. Học sinh tìm những từ so sánh trong các khổ thơ 3 học sinh lên bảng gạch phấn màu dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ - lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng. Lớp làm bài vào vở. c) Bài 3: 1 học sinh đọc yêu cầu của bài – lớp đọc thầm lại các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh. - 1 học sinh lên bảng gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau. - Lớp và giáo viên nhận xét. d) Bài 4: Một học sinh đọc yêu cầu của bài - Học sinh làm bài vào vở - 1, 2 học sinh lên bảng điền nhanh các từ so sánh, đọc kết quả - Lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Củng cố – dặn dò: Học sinh nhắc lại nội dung vừa học. Giáo viên nhận xét giờ học. ----------- a & b ------------ Ngày soạn:…../… …../……../2008 Ngày giảng:…./. ……./…..…/2008 Chính tả: Mùa thu của em Mục đích – yêu cầu: SHD Đồ dùng dạy học: Theo SHD Hoạt động dạy học: Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn học sinh tập chép a) Chuẩn bị bài: Giáo viên đọc bài thơ trên bảng – 2 học sinh nhìn bảng đọc lại. Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả, giáo viên hỏi: ? Bài thơ viết theo thể thơ nào. ? Tên bài viêt ở vị trí nào ? Những chữ nào trong bài viết hoa ? Các chữ đầu câu viết thế nào Học sinh chép bài vào vở: Chấm, chữa bài Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài – lớp làm bài vào vở 1 học sinh lên bảng chữa bài – lớp và giáo viên nhận xét Lớp chữa bài trong vở Bài 3: Giáo viên cho học sinh làm bài Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học. ----------- a & b ------------ Ngày soạn:…../… …../……../2008 Ngày giảng:…./. ……./…..…/2008 Tập làm văn: Tập tổ chức cuộc họp Mục đích – yêu cầu: SHD Đồ dùng dạy học: Theo SHD Hoạt động dạy học Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu của bài tập. 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và gợi ‏‎ nội dung họp – lớp đọc thầm. Giáo viên hỏi: Bài “Cuộc họp của chữ viết” đã cho các em biết: để tổ chức tốt một cuộc họp, các em phải chú ‏‎ những gì? Giáo viên chốt lại: + Phải xác định rõ nội dung họp bàn về vấn đề gì? Có thể là những vấn đề được gợi ‏‎ trong SGK. Vấn đề cần có thật vì vấn đề có thật sẽ làm cho các thành viên có ‏‎ kiến phát biểu sôi nổi, không phải chỉ là đóng kịch. + Phải nắm được trình tự tổ chức cuộc họp. 1 học sinh nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp: nêu mục đích cuộc họp; nêu tình hình của lớp; nêu nội dung dẫn đến tình hình đó; nêu cách giải quyết; giao việc cho mọi người. Từng tổ làm việc:- Yêu cầu học sinh ngồi theo đơn vị tổ (mỗi tổ ở một góc lớp). , các tổ bàn bạc dưới sự điều khiển của tổ trưởng để chọn nội dung cuộc họp. Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp: Từng tổ thi tổ chức cuộc họp. Lớp và giáo viên bình chọn tổ họp có hiệu quả nhất. Củng cố – dặn dò: Giáo viên khen ngợi các cá nhân và tổ làm tốt bài tập thực hành. Nhắc học sinh cần có ‏‎ thức rèn luyện khả năng tổ chức cuộc họp. Đây là năng lực cần có từ tuổi học sinh. ----------- a & b ------------ Tập viết: Ôn chữ hoa C (tiếp theo) Mục đích – yêu cầu: SHD Hoạt động dạy học: Bài cũ: Bài mới: Giới thiệu bài: Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con: a) Luyện viết chữ hoa Học sinh tìm các chữ hoa có ở trong bài Giáo viên viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ. Học sinh tập viết . b) Luyện viết từ ứng dụng: Học sinh đọc từ ứng dụng – học sinh tập viết trên bảng con. c) Luyện viết câu ứng dụng: Học sinh đọc câu ứng dụng – học sinh tập viết trên bảng con. 3- Hướng dẫn viết vào vở Tập viết: - Học sinh viết vào vở. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ. 4- Chấm, chữa bài: 5- Củng cố – dặn dò: Giáo viên nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về nhà viết phần bài còn lại. ----------- a & b ------------ Ký duyệt:

File đính kèm:

  • docTIENG VIET LOP 3 TUAN 5 .doc
Giáo án liên quan