A. Tập đọc
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm (trả lời được các câu hỏi sgk)
B.KC: Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
-HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học: tranh SGK.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 5 Năm 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5. Thứ hai ngày 21 tháng 9 năm 2009
Tập đọc - Kể chuyện: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I.Mục tiêu
A. Tập đọc
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm (trả lời được các câu hỏi sgk)
B.KC: Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
-HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện
II. Đồ dùng dạy học: tranh SGK.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ: (5p)
Trả lời các câu hỏi 1,2 SGK.
B.Bài mới: (55p)
1.Giới thiệu bài qua tranh.
2. Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài
GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
-Hiểu nghĩa các từ chú giải SGK
C.Tìm hiểu bài
Câu 1/ 39 (SGK)
Câu 2/ 39 (SGK)
Câu 3/ 39 (SGK)
Câu 4/ 39 (SGK)
Câu 5/ 39 (SGK)
Luyện đọc lại
Kể chuyện:( 15p)
Củng cố - dặn dò (5p)
Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
2 HS đọc bài Ông ngoại .
Đọc từng câu
Từ khó đọc: thủ lĩnh, ngập ngừng, lỗ hổng,
buồn bã.
Đọc từng đoạn
Câu khó đọc: Vượt rào,/ bắt sống lấy nó!//- Về thôi.
-Các bạn chơi trò chơi đánh trận giả trong vườn trường.
-Chú lính sợ làm đổ hàng rào vườn trường.
-Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ, hàng rào đè lên chú lính nhỏ.
-Thầy mong HS dũng cảm nhận khuyết điểm.
-Chú lính chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào là người lính dũng cảm biết nhận lỗi và sửa lỗi.
-Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.(HS đại trà)
-Kể cả câu chuyện (HS khá, giỏi).
-Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi, sửa lỗi là người dũng cảm.
Thứ ba ngày 22 tháng 9 năm 2009
Tập đọc: CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
I.Mục tiêu
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu nội dung: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung (trả lời được các câu hỏi trong sgk)
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ.
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 SGK
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài qua tranh.
2. Luyện đọc
a) GV đọc toàn bài
GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
-Hiểu nghĩa các từ chú giải SGK.
Tìm hiểu bài
Câu 1/ 45 (SGK)
Câu 2/ 45 (SGK)
Câu 3/ 45 SGK
a) Nêu mục đích cuộc họp.
b)Tình hình của lớp.
c)Nguyên nhân dẫn đến tình hình đó.
d) Cách giải quyết,
e) Giao việc cho mọi người
Củng cố-dặn dò: Thực hành tổ chức một cuộc họp tổ.
3 HS đọc bài Người lính dũng cảm
Đọc từng câu
Từ khó: dõng dạc, hoàn toàn, mũ sắt, ẩu thế, xì xào.
Đọc từng đoạn
Câu khó: Thưa các bạn!... giúp đỡ em Hoàng!//
Hoàng hoàn toàn... lấm tấm mồ hôi.//
-Bàn việc giúp đỡ bạn Hoàng.Bạn này không biết dùng dấu chấm câu nên đã viết những câu văn rất kì quặc.
-Giao cho anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu Văn mỗi khi Hoàng định chấm câu.
-Họp để tìm cách giúp đỡ em Hoàng.
-Hoàng hoàn toàn không biết chấm câu.
-Hoàng chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
-Mỗi khi định đặt dấu chấm câu, Hoàng phải đọc lại câu văn một lần nữa.
-Anh Dấu Chấm yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn trước khi định chấm câu.
Chính tả: NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM
I.Mục tiêu
-Nghe-viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Làm đúng bài tập (2)b
-Điền đúng 9 chữ cái và tên chữ vào ô trống trong bảng (BT3)
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ: (5p)
B. Bài mới: (30p)
Hỏi: Đoạn văn này kể chuyện gì?
-Đoạn văn trên có mấy câu?
-Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa?
Nêu từ khó viết:
Chấm, chữa bài.
Bài tập 2 ( lựa chọn )
Bài tập 3:
Củng cố - dặn dò: (5p)
Học thuộc lòng thứ tự 28 tên chữ.
2 HS viết bảng, lớp viết BC
-loay hoay, gió xoáy, nhẫn nại, nâng niu.
-HS đọc đoạn văn cần viết chính tả.
-Lớp học tan, Chú lính nhỏ rủ viên tướng ra vườn rửa lại hàng rào, viên tướng không nghe, Chú nói như vậy là hèn. Quả quyết bước về phía vườn trường. Các bạn bước nhanh theo chú.
-6 câu
-Các chữ đầu câu và tên riêng.
-quả quyết, viên tướng, sững lại, khoát tay,...
Điền vào chỗ trống :
b) en hay eng?
- Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
Bảo Định Giang
-Bước lên Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá , lá chen hoa.
Bà Huyện Thanh Quan
-Chép vào vở những chữ và tên còn thiếu trong bảng.
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2009
Chính tả: (TC) MÙA THU CỦA EM I.Mục tiêu
-Chép và trình bày đúng bài chính tả.
-Làm đúng bài tập điền từ có vần oam (BT2). Làm đúng (BT 3) b
II. Đồ dùng dạy học: Giấy khổ to, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: (5P)
B.Bài mới: (30p)
a) Hướng dẫn chuẩn bị
Hỏi: Bài thơ viết theo thể thơ nào?
+Tên bài viết ở vị trí nào?
+Những chữ nào trong bài viết hoa?
+Các chữ đầu câu viết như thế nào?
+Những tiếng khó viết:
Bài tập 2/45 SGK
-Tìm tiếng có vần oam thích hợp với chỗ trống:
Bài tập 3/45 (lựa chọn) Tìm các từ:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n.
b) Chứa tiếng có vần en hoặc eng có nghĩa như sau:
-Loại nhạc cụ phát ra âm thanh nhờ thổi hơi vào.
-Vật bằng sắt, gõ vào thì phát ra tiếng kêu để báo hiệu.
- Vật đựng cơm cho mỗi người trong bữa ăn.
Củng cố - dặn dò: (5p)
Xem lại các bài tập đã làm. Chuẩn bị chính tả tuần 6.
3 HS viết bảng lớp
đỏ nắng, bông sen, chen chúc, đèn sáng.
-HS nhận xét chính tả
-Thơ bốn chữ.
-Viết giữa trang vở.
- Các chữ đầu dòng thơ, tên riêng - chị Hằng
-Viết lùi vào 2 ô so với lề vở.
-hoa cúc, con mắt, trời êm, lá sen, họp bạn, chị Hằng, xuống xem, thân quen, mong đợi.
Lời giải đúng
a) Sóng vỗ oàm oạp.
b) Mèo ngoạm miếng thịt.
c) Đừng nhai nhồm nhoàm.
Lời giải
Câu a) nắm - lắm - gạo nếp
-kèn
-kẻng
-chén
Luyện từ và câu: SO SÁNH
I. Mục tiêu
-Nắm được một kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém (BT1).
-Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2.
-Biết thêm từ so sánh vào những câuchưa có từ so sánh (BT3, BT4).
II. Đồ dùng dạy học: bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Bài cũ: (5p)
-Làm bài tập 2 và 3 tuần 4.
B. Bài mới: (5p)
Bài tập 1/42 (SGK)
Bài 2/43 (SGK)
Bài 3/43 (SGK)
Bài tập 4/43 (SGK)
Củng cố - dặn dò: (5p)
Tìm những câu văn có hình ảnh so sánh.
4 HS làm bài
Làm vào phiếu HT
-Tìm các hình ảnh so sánh trong những khổ thơ.
a) Cháu khỏe hơn ông nhiều!
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng.
b) Trăng khuya sáng hơn đèn
c) Những ngôi sao thức ngoài kia chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Làm vào VBT
- Ghi lại các từ so sánh:
câu a) hơn - là - là; câu b) hơn;
câu c) chẳng bằng - là.
Làm vào VBT
-Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong những câu thơ.
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Tìm các từ so sánh có thể thêm vào những câu chưa có từ so sánh ở bài tập 3.
Miệng: Tàu dừa như chiếc lược chải vào mây xanh.
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2009
Tập làm văn: TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I.Mục tiêu
-Bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước (sgk).
-HS khá, giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự.
II.Đồ dùng dạy học: Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ
-Kể lại câu chuyện Dại gì mà đổi.
-Đọc bức Điện báo gửi gia đình.
B. Bài mới
1. Hướng dẫn làm bài tập
Hỏi:
-Bài “Cuộc họp của chữ viết” đã cho các em biết: Để tổ chức tốt một cuộc họp, các em phải chú ý những gì?
- HS nhắc lại trình tự tổ chức cuộc họp.
-Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp.
Củng cố- dặn dò
-Cần có ý thức rèn luyện khả năng tổ chức cuộc họp.
-Chuẩn bị bài Kể lại buổi đầu em đi học.
2 HS lên bảng
-HS xác định yêu cầu bài tập.
-Xác định rõ nội dung cuộc họp.
Ví dụ: Giúp nhau trong học tập chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chào mừng ngày 20- 11, trang trí lớp giữ vệ sinh chung.
Ví dụ khác:
-Giúp đỡ bạn trong tổ khi mẹ bạn bị ốm nặng bố bạn đi công tác xa.
- Nêu mục đích cuộc họp- Nêu tình hình của lớp- Nêu nguyên nhân dẫn đến tình hình đó -Nêu cách giải quyết- Giao việc cho mọi người.
+ Chọn nội dung họp
Ví dụ: Bàn về việc giúp đỡ bạn Quân, bạn Quang, bạn Yên trong học tập vì các bạn này học yếu môn Toán; Tiếng Việt.
Tập viết ÔN CHỮ HOA C (tiếp theo)
I.Mục tiêu
-Viết đúng chữ hoa C (1 dòng Ch), V, A (1 dòng); viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôn...dễ nghe (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học
-Mẫu chữ viết hoa Ch.
- Tên riêng Chu Văn An và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
A.Bài cũ: (5P)
B. Bài mới: (30P)
-Tìm các chữ hoa có trong bài
-GV viết mẫu, nhắc lại cách viết từng chữ.
Giới thiệu:
-Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần ( sinh năm 1292, mất 1370) Ông có nhiều học trò giỏi, nhiều người sau này trở thành nhân tài của đất nước.
2. Hướng dẫn viết vào vở tập viết
3.Chấm, chữa bài
-Chấm 15 đến 25 bài
Củng cố - dặn dò: (5p)
-Về nhà luyện viết thêm trong vở TV. Học thuộc lòng câu ứng dụng.
2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết BC
Cửu Long, Công.
a) Luyện viết chữ hoa
-Ch,V, A, N.
-HS Viết chữ Ch,V, A trên bảng con.
b) Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng):
-Đọc từ ứng dụng: Chu Văn AN
-HS viết bảng con.
c) Luyện viết câu ứng dụng
HS đọc câu ứng dụng
Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn ăn nói dịu dàng dễ nghe.
Hiểu nội dung câu tục ngữ
-Hiểu lời khuyên của câu tục ngữ: Con người phải biết nói năng dịu dàng lịch sự.
+HS viết vào vở TV
-Viết chữ Ch: 1 dòng.
-Viết chữ V, A : 1 dòng
-Viết tên riêng Chu Văn An: 1 dòng
-Viết câu tục ngữ: 1 lần
File đính kèm:
- tieng viet tuan 5.doc