I. MỤC TIÊU :
- TĐ: Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm (trả lời được các câu hỏi sgk)
- KC: biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
- HS khá giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Tranh minh họa (SGK)
11 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết 3 khổ thơ bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra miệng bài tập 2, 3 (tuần 4) 2 học sinh.
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
THẦY
TRÒ
a. Bài 1 : Gọi học sinh đọc đề bài 1.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- 2 học sinh đọc nội dung bài 1.
- Lớp thầm làm vở nháp.
- 3HS lên làm, gạch chân dưới hình ảnh ss
- Giáo viên chốt ý đúng.
- Lớp nhận xét.
b. Bài 2 : -Yêu cầu học sinh đọc đề.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
- HS tìm từ so sánh trong mỗi khổ.
- 3 HS lên bảng gạch phấn màu từ sosánh.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Lớp viết vở từ so sánh.
- Chữa bài
- Hỏi : Cách so sánh câu 1 "Cháu khỏe hơn ông" và câu 2 "Ông là buổi trời chiều" có gì khác ?
- So sánh khác nhau :
Câu 1 là so sánh hơn kém.
Câu 2 so sánh ngang bằng.
c. Bài 3 : Gọi học sinh đọc đề.
- 1 đọc yêu cầu bài.
- Tiến hành như bài tập 1.
- 1 HS lên gạch dưới hình ảnh so sánh.
- Giáo viên chốt ý đúng.
- Lớp nhận xét.
d. Bài 4 : Gọi 1 học sinh đọc đề
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Các bài tập trong bài tập 3 là so sánh ngang bằng hay so sánh hơn kém.
- Học sinh trả lời : So sánh ngang bằng.
- Học sinh làm nháp.
- Vậy các từ so sánh có thể thay vào gạch ngang (-) phải là từ so sánh ngang bằng.
- HS thi làm bài trong tổ (trong 5').
- Tổ nào tìm nhiều từ để thay đúng là thắng cuộc. 4 tổ lên trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
- GV chốt lời đúng, tuyên dương tổ thắng
3. Củng cố dặn dò : - Học sinh nhắc lại nội dung vừa học.
TẬP ĐỌC CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT
I. MỤC TIÊU :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, đọc đúng các kiểu câu; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung: Tầm quan trọng của dấu chấm nói riêng và câu nói chung (trả lời được các câu hỏi trong sgk)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Tranh minh họa, 5-6 tờ A4 thực hiện yêu cầu 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :3 học sinh đọc bài "Người lính dũng cảm".
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Luyện đọc :
THẦY
TRÒ
a. Giáo viên đọc bài
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc - Giải nghĩa từ :
- Học sinh đọc đúng các kiểu câu : Câu hỏi, câu cảm.
- Học sinh đọc nối tiếp câu (2 lần)
- Học sinh đọc nối tiếp đoạn (2 lần)
- Chia 4 đoạn.
- Đoạn văn sai chấm câu phải đọc nguyên văn.
- Đọc đoạn ở nhóm, luyện đọc nhóm đôi. Bốn nhóm nối tiếp 4 đoạn.- đọc cả bài
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Học sinh đọc đoạn 1.
- Các chữ cái và dấu câu họp bàn điều gì?
- Giúp bạn Hoàng. Bạn này không biết dùng dấu chấm câu.
- 1 học sinh đọc đoạn còn lại.
- Cuộc họp đề ra cách gì để giúp bạn Hoàng ?
- Giao cho anh dấu chấm, yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn...
- 1 HSđọc yêu cầu câu 3. - đọc thầm bài.
- Hoạt động nhóm : Chia 5 nhóm.
- Đại diện dán kết quả lên bảng.
- Giáo viên nhận xét.
- Lớp nhận xét.
4. Luyện đọc lại :
- Học sinh phân 4 vai đọc lại truyện.
- Lớp bình chọn bạn đọc hay.
5. Củng cố dặn dò :
- Nhấn mạnh vai trò của dấu chấm.
- Đọc ghi nhớ diễn biến cuộc họp, trình tự tổ chức cuộc họp.
CHÍNH TẢ MÙA THU CỦA EM
I. MỤC TIÊU :
- Chép và trình bày đúng bài chính tả.
- Làm đúng bài tập điền từ có vần oam (BT2). Làm đúng (BT 3) b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bảng phụ bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
- 3 học sinh lên bảng, lớp bảng con : bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng.
- 2 học sinh đọc đúng thứ tự 28 tên chữ đã học.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh tập chép
THẦY
TRÒ
a. Hướng dẫn chuẩn bị :
- Giáo viên đọc bài thơ trên bảng.
- 2 HS nhìn bảng đọc lại bài thơ.
- Bài thơ viết theo thể thơ nào ?
- Thơ 4 chữ.
- Tên bài viết ở vị trí nào ?
- Viết giữa trang vở.
- Những chữ nào trong bài viết hoa ?
- Học sinh trả lời.
- Các chữ đầu câu viết như thế nào ?
- Học sinh viết nháp từ khó.
b. Học sinh chép bài vào vở :
- Học sinh nhìn SGK chép bài.
c. Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a. Bài tập 2 :
- Giáo viên nêu yêu cầu bài.
- Cả lớp làm bài vở.
- 1 học sinh lên chữa bài.
- Lớp nhận xét.
b. Bài tập 3 : Học sinh làm bài 3b
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm bài tập, trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét, chọn lời giải đúng.
4. Củng cố dặn dò :
- Từ viết sai sửa lại cho đúng, viết mỗi từ 1 hàng.
- Nhận xét tiết học.
TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA C (tt)
I.MỤC TIÊU :
- Viết đúng chữ hoa C (1 dòng Ch), V, A (1 dòng); viết đúng tên riêng Chu Văn An (1 dòng) và câu ứng dụng: Chim khôn...dễ nghe (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu chữ viết hoa Ch. Chu Văn An
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ : - Kiểm tra vở bài tập. - 3 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn học sinh viết trên bảng con :
THẦY
TRÒ
a. Luyện chữ viết hoa :
Ch V A N
- Tìm các chữ hoa có trong bài.
- Giáo viên viết mẫu, nhắc cách viết từng chữ.
- Học sinh tập viết Ch, V, A vào bảng con.
b. Luyện viết từ ứng dụng :
- Học sinh đọc từ ứng dụng.
- Giáo viên giới thiệu về Chu Văn An.
- Học sinh tập viết bảng con.
c. Luyện viết câu ứng dụng :
- Học sinh đọc câu ứng dụng
- HS hiểu lời khuyên của câu tục ngữ.
- Học sinh viết bảng con.
3. Hướng dẫn viết vở tập viết :
Chim, Người
- Giáo viên nêu yêu cầu viết.
Chú ý viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách.
- Học sinh viết vở tập viết :
- 1 dòng chữ Ch, cỡ nhỏ.
- 2 dòng chữ V, A, cỡ nhỏ.
- 2 dòng Chu Văn An, cỡ nhỏ.
- 2 dòng câu ứng dụng, cỡ nhỏ.
4. Chấm, chữa bài :
- Sửa lỗi cho học sinh.
- Thu vở chấm - Nhận xét.
5. Củng cố dặn dò : Về viết bài ở nhà.
- Học thuộc câu ứng dụng.
TẬP LÀM VĂN: TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP
I.MỤC TIÊU :
- Bước đầu biết xác định nội dung cuộc họp và tập tổ chức cuộc họp theo gợi ý cho trước (sgk).
- HS khá, giỏi biết tổ chức cuộc họp theo đúng trình tự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Gợi ý nội dung cuộc họp SGK.
- Trình tự 5 bước tổ chức cuộc họp (yêu cầu bài 3 Tập Đọc).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
A. Kiểm tra bài cũ :
-Học sinh kể câu chuyện "Dại gì mà đổi”.2 học sinh đọc bức điện báo gửi gia đình.
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập :
THẦY
TRÒ
a. Giáo viên giúp học sinh xác định yêu cầu bài tập
- Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn.
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài và nội dung gợi ý.
- Bài "Cuộc họp của chữ viết" đã cho em biết : để tổ chức tốt một cuộc họp các em phải chú ý những gì ?
- Cả lớp đọc thầm.
- Họp bàn nội dung gì ? (vấn đề có thật)
- Ai là người nêu mục đích cuộc họp tình hình của tổ ?
- Ai là người nêu nguyên nhân của tình hình đó ?
- Làm thế nào để giải quyết vấn đề trên?
- Giao việc cho mọi người bằng cách nào?
- Học sinh trả lời năm trình tự tổ chức cuộc họp.
b. Từng tổ làm việc :
- Giao cho mỗi tổ một nội dung mà SGK gợi ý :
- Học sinh ngồi theo đơn vị tổ, dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
+ Tổ 1 : Giúp đỡ nhau học tập.
+ Tổ 2 : Chuẩn bị văn nghệ chào mừng ngày 20/11.
+ Tổ 3 : Trang trí lớp học.
+ Tổ 4 : Giữ vệ sinh chung.
c. Các tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
,Giáo viên là giám khảo.
- Kết luận tuyên dương.
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp
3. Củng cố dặn dò :- Giáo viên khen cá nhân, tổ làm tốt bài tập thực hành.
TẬP ĐỌC-KỂ CHUYỆN BÀI TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU
A. Tập Đọc :
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật ‘’tôi ‘’ và lời người mẹ .
- Hiểu ý nghĩa : lời nói của HS phải đi đôi với việc làm,đã nói tthì phải cố làm cho điều muốn nói .(trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa )
B. Kể Chuyện :
- Biết sắp xếp các tranh (sgk) theo đúng thứ tự và kể lại được một đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Tranh minh họa (SGK), bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
* TẬP ĐỌC
A. Kiểm tra bài cũ :2 học sinh đọc "Cuộc họp của chữ viết".
B. Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài :
- Giáo viên treo tranh, hỏi HS bức tranh vẽ gì ? - GV chuyển ý vào bài - Ghi đề.
2. Luyện đọc :
THẦY
TRÒ
a. Giáo viên đọc :
- HS theo dõi bài trong SGK
b. Hướng dẫn học sinh đọc - Giải nghĩa từ
- Hướng dẫn HS luyện đọc câu, sửa HS đọc từ sai.
- Học sinh đọc từng câu (2 lần)
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn
- HS đọc đoạn nối tiếp (2 lần)
- Hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ đoạn.
- Đọc đúng câu hỏi đoạn 3.
- Giải nghĩa: khăn mùi soa, viết lia lịa, ngắn ngủn
- Đặt câu với từ ngắn ngủn.
- HS đặt câu, đọc đoạn nhóm
3. Tìm hiểu bài :
- Nhân vật xưng tôi trong chuyện tên là gì ?
- Cô-li-a.
- Cô giáo giao cho lớp đề văn thế nào ?
- Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ
- Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài Tập làm văn ?
- Học sinh trao đổi nhóm đôi.
+ Học sinh đọc đoạn 3
- Cô-li-a làm cách nào để bài viết dài ra ?
- Nhớ việc đã làm, cả việc chưa làm.
- Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo lúc đầu Cô-li-a ngạc nhiên ?
- ... chưa làm bao giờ.
- Vì sao sau Cô-li-a lại vui vẻ nhận lời ?
- ... Vì nói trong bài tập làm văn.
- Qua bài học em hiểu ra điều gì ?
Lời nói phải đi đôi với việc làm.
4. Luyện đọc lại : (treo bảng phụ)
- Giáo viên hướng dẫn đọc đoạn 3
- Học sinh luyện đọc nhóm 4
- Hướng dẫn ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
- 2 nhóm đọc - Nhận xét
- 1 nhóm đọc phân vai.
- Luyện đọc bài.
- 4 học sinh nối tiếp đọc đoạn.
- Tuyên dương học sinh đọc tốt.
B. KỂ CHUYỆN
1. Giáo viên nên nhiệm vụ
Xếp lại theo thứ tự nội dung câu chuyện, sau đó kể một đoạn bằng lời của em.
- 2 HS đọc yêu cầu phần kể chuyện
- Lớp theo dõi đọc thầm
2. Hướng dẫn kể :
a. Xếp lại 4 tranh
- GV treo 4 tranh theo thứ tự như SGK
- 1 HS lên bảng xếp theo thứ tự.
b. Kể lại một đoạn theo lời kể của em
- Gọi 1 học sinh kể một đoạn mẫu.
- Gọi 4 học sinh kể mỗi em 1 đoạn.
- 1 học sinh kể một đoạn bất kỳ.
- Lớp nhận xét
- 4 học sinh kể lần lượt
c. Kể theo nhóm : nhóm đôi
- Từng cặp kể nhau nghe.
- Kể trong nhóm 4
- 4 học sinh kể nối tiếp từng đoạn
- Lớp bình chọn bạn kể hay, đúng
- Tuyên dương học sinh kể hay
3. Củng cố, dặn dò :
- Em đã làm giúp bố mẹ những việc gì ?
- 3 học sinh trả lời
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau : Tập tổ chức cuộc họp
File đính kèm:
- Tuan 5(2).doc