a) Kiến thức:
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: tận số, nỏ, bùi ngùi.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Giết hại thú rừng là tội ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường.
b) Kỹ năng: Rèn Hs
- Biết đọc bài với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: tảng đá, bắn trúng, rỉ ra, bùi ngùi.
- Thái độ:
- Giáo dục Hs biết bảo vệ muôn thú trong rừng.
19 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 32 Trường Tiểu Học Hanh Thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g câu .
- Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc từng câu của bài.
- Gv yêu cầu Hs đọc từng đoạn trước lớp.
- Gv gọi Hs đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp.
- Gv cho Hs giải thích các từ: trọng tài, Mô-na-cô, diện tích, Va-ti-căng, quốc gia.
- Gv yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Mục tiêu: Giúp Hs hiểu và trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Gv yêu cầu Hs đọc thầm bài trao đổi và trả lời các câu hỏi
+Thanh dùng sổ tay để làm gì?
+ Hãy nói một vài điều lí thú ghi trong sổ tay của Thanh?
- Gv yêu cầu Hs trao đổi theo nhóm. Câu hỏi:
+ Vì sao Lân khuyên Tuấn không nên tự ý xem sổ tay của bạn?
- Gv nhận xét, chốt lại: Sổ tay là tài sản riêng của từng người, người khác không được tự ý sử dụng. Trong sổ tay, người ta có thể ghi những điều chỉ cho riêng mình, không muốn cho ai biết. Người ngoài tự tiện đọc là tò mò, thiếu lịch sự.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- Mục tiêu: Giúp các em củng cố lại bài.
- Gv cho các em hình thành các nhóm. Mỗi nhóm 4 Hs tự phân thành các vai.
- Gv yêu cầu các nhóm đọc truyện theo vai.
- Gv yêu cầu các nhóm thi đọc truyện theo vai
- Gv yêu cầu 2 Hs thi đọc cả bài.
- Gv nhận xét nhóm nào đọc đúng, đọc hay
PP: Đàm thoại, vấn đáp, thực hành.
Học sinh lắng nghe.
Hs quan sát tranh.
Hs đọc từng câu.
Hs đọc từng đoạn trước lớp.
4 Hs tiếp nối đọc 4 đoạn trước lớp.
Hs giải thích từ khó.
Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
PP: Hỏi đáp, đàm thoại, giảng giải.
Hs đọc thầm bài.
Ghi nội dung cuộc họp, các việc cần làm, những chuyện lí thú.
Có những điều rất lí thú như tên nước nhỏ nhất, nước lớn nhất, nước có số dân đông nhất, nước có số dân ít nhất.
Hs thảo luận theo nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs cả lớp nhận xét.
PP: Kiểm tra, đánh giá, trò chơi.
Hs phân vai đọc truyện.
các nhóm thi đọc truyện theo vai.
Hs cả lớp nhận xét.
5.Tổng kết – dặn dò.
Về nhà luyện đọc thêm, tập trả lời câu hỏi.
Chuẩn bị bài: Cóc kiện trời.
Nhận xét bài cũ.
Bổ sung :
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2005
Chính tả
Nghe – viết : Hạt mưa.
I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Hs nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp của bài “ Hạt mưa”.
b) Kỹ năng: Làm đúng các bài tập có các âm đầu dễ lẫn l/n hoặc v/d.
c) Thái độ: Giáo dục Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.
* HS: VBT, bút.
II/ Các hoạt động:
1) Khởi động: Hát.
2) Bài cũ: “ Ngôi nhà chung”.
Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l.
Gv và cả lớp nhận xét.
3) Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài + ghi tựa.
4) Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần bài thơ .
Gv mời 2 HS đọc lại bài .
Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa?
+ NHững câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai:gió, sông, mỡ màu, mặt nước….
Hs nghe và viết bài vào vở.
- Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
- Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
- Gv chấm chữa bài.
- Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2:
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs thi điền nhanh Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
Lào – Nam Cực – Thái Lan.
Màu vàng – cây dừa – con voi.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
Hs lắng nghe.
Hai Hs đọc lại.
Hạt mưa ủ trong vườn / Thành mỡ màu của đất. Hạt mưa trên mặt nước / Làm gương cho trăng soi.
Hạt mưa đến là nghịch …..Rồi ào ào đi ngay.
Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
Học sinh nhớ và viết bài vào vở.
Học sinh soát lại bài.
Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
Cả lớp làm vào VBT.
3 Hs lên bảng thi làm nhanh .
Hs nhận xét.
Hs đọc lại các câu đã hoàn chỉnh.
Cả lớp chữa bài vào VBT.
5. Tổng kết – dặn dò.
Về xem và tập viết lại từ khó.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Bổ sung :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ , ngày tháng năm 2005
Tập làm văn
Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
I/ Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp Hs
- Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
b) Kỹ năng:
- Biết viết được một đoạn văn ngắn (từ 7 – 10 câu) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
c) Thái độ:
- Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở.
II/ Chuẩn bị:
* GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý.
Tranh ảnh minh họa.
* HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Thảo luận về bảo vệ môi trường.
- Gv gọi 2 Hs đọc lại bài viết của mình.
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề.
Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài.
- Mục tiêu: Giúp các em biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
Bài 1.
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường.
- Gv yêu cầu Hs:
+ Nói tên đề tài mình chọn kể.
+ Các em có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
- Gv yêu cầu Hs chia thành các nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Gv nhận xét, bình chọn.
*Hoạt động 2: Hs thực hành .
- Mục tiêu: Giúp Hs biết viết được một đoạn văn ngắn kể lại những việc đã làm trên.
- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Hs viết bài vào vở.
- Gv mời vài Hs đứng đọc bài viết của mình.
- Gv nhận xét, tuyên dương các bạn viết tốt.
Ví dụ: Một hôm, trên đường đi học, em thấy có hai bạn đang bám vào một cành cây ven đường đánh đu. Các bạn vừa đu vừa cười rất thích thú. Cành cây oằn xuống như sắp gãy. Thấy em đứng lại nhìn, một bạn bảo: “ Có chơi đu với chúng tớ không?”. Em liền nói: “ Các bạn đừng làm thế, gãy cành mất.”. hai bạn lúc đầu có vẻ không bằng lòng, nhưng rồi cũng buông cành cây ra, nói: “ Từ nhỉ. Cảm ơn bạn nhé!”. Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
Hs đọc yêu cầu của bài .
Hs quan sát tranh.
Hs trao đổi, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
Các nhóm thi kể về những việc mình làm.
PP: Luyện tập, thực hành.
Hs đọc yêu cầu đề bài.
Hs viết bài vào vở.
Hs đọc bài viết của mình.
Hs nhận xét.
5 Tổng kết – dặn dò.
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Ghi chép sổ tay.
Nhận xét tiết học.
Bổ sung :
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KHỐI DUYỆT BAN GIÁM HIỆU DUYỆT.
File đính kèm:
- tieng viet tuan 32.doc