A- Tập đọc:
- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng: khuỷu tay, nguệch ra – các từ phiên âm tên người nước ngoài: Cô - rét – ti, En – ri – cô.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
- Nắm được nghĩa các từ mới: kiêu căng, hối hận, can đảm.
- Nắm được diễn biến câu chuyên, hiểu ý nghĩa câu chuyện.
B- Kể chuyện:
- Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, biết kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của mình.
- Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
11 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 2 Trường Tiểu học Hoà Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng người nước ngoài
Tìm đúng các từ chứa tiếng có vần uếch, vần uyu
Đồ dùng dạy học: SGK
Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Giới thiệu bài
Hướng dẫn nghe, viết:
Giáo viên đọc một lần đoạn văn cần viết (trên bảng) chính tả
2 hoặc 3 học sinh đọc lại
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét: Đoạn văn trên nói điều gì?
? Tìm tên riêng trong bài chính tả
? Nhận xét về cách viết tên riêng
Giáo viên yêu cầu học sinh tập viết vào bảng con
Đọc cho học sinh viết bài.
Chấm – chữa bài.
Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc cuối bài chính tả.
Giáo viên chấm 5 đến 7 bài, nhận xét từng bài về các mặt: sự chính xác của nội dung, chữ viết, cách trình bày.
Hướng dẫn học sinh làm bàI tập chính tả:
Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
Cho các nhóm chơi trò chơi tiếp sức. Học sinh mỗi nhóm nối nhau viết bảng các từ chứa tiếng có vần uêch, uyu.
Học sinh viết cuối cùng thay mặt nhóm đọc kết quả.
Lớp nhận xét – kết luận nhóm thắng cuộc.
Bài tập 3: Lựa chọn – cho học sinh làm bài 3a vào vở.
Cả lớp sửa bàI theo lời giải đúng: Cây sấu, chữ xấu, san sẻ, xẻ gỗ, xắn tay áo, củ sắn.
Củng cố – dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Yêu cầu những học sinh viết bàI hoặc làm bàI tập chính tả chưa tốt về nhà kiểm tra lại, làm lại bàI cho nhớ
------------------------------------------- a & b --------------------------------------
Ngày soạn:… …../……../2008
Ngày giảng:.. …./…..…/2008
Tập đọc: Cô giáo tí hon
Mục đích – yêu cầu:
Đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ ngữ: khúc khích, ngọng líu, núng nính.
Hiểu nghĩa các từ: khoan thai, khúc khích, tỉnh khô, trâm bầu, núng nính…
Hiểu nội dung của bài.
Đồ dùng dạy học: Theo SGK
Hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Luyện đọc:
Giáo viên đọc toàn bài: giọng vui, thong thả, nhẹ nhàng. Sau đó, giới thiệu cho học sinh quan sát tranh minh họa để hiểu thêm nội dung bài học.
Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
Đọc từng câu – học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu.
Đọc từng đoạn trước lớp.
Giáo viên chia bàI thành 3 đoạn
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu các từ ngữ mới trong bài.
Đọc từng đoạn trong nhóm
Học sinh đọc từng cặp và trao đổi với nhau cách đọc – giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng.
Các nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh từng đoạn – Lớp đọc đồng thanh cả bài.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
Học sinh đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
? Truyện có những nhân vật nào?
? Các bạn nhỏ trong bài chơI trò chơi gì?
Học sinh đọc thầm cả bàI văn trả lời câu hỏi:
? Những cử chỉ nào của “Cô giáo” Bé làm em thích thú.
Học sinh đọc thầm đoạn văn (từ đàn em ríu rít… đến hết) và tìm những hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu của đám “học trò”.
Giáo viên tổng kết: Bài văn tả trò chơI lớp học rất ngộ nghĩnh của mấy chị em.
Luyện đọc lại:
2 học sinh khá, giỏi đọc tiếp nối nhau toàn bài.
Giáo viên treo bảng phụ, hướng dẫn các em ngắt nghỉ hơI, nhấn giọng đúng ở 1 đoạn trong bài.
3 đến 4 học sinh thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
2 học sinh thi đọc cả bài.
Cả lớp và giáo viên nhận xét – bình chọn người đọc hay nhất.
Củng cố – dặn dò:
Giáo viên hỏi: Các em thích chơI trò chơi lớp học không? có thích trở thành cô giáo không?
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc chưa tốt về nhà luyện đọc thêm.
---------- a & b -----------------
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Thiếu nhi
Mục đích – yêu cầu:
- Mở rộng vốn từ về trẻ em: Tìm được các từ chỉ trẻ em, tính nết của trẻ em, tình cảm hoặc sự chăm sóc của người lớn đối với trẻ em.
Đồ dùng dạy học: Theo SGK
Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn làm bài tập:
a) Bài 1: Một học sinh đọc yêu cầu của bài
Học sinh làm bài vào vở bàI tập sau đó trao đổi theo nhóm để hoàn chình bài làm.
Giáo viên dán lên bảng 2 tờ phiếu khổ to, chia lớp thành 2 nhóm, mời 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức, mỗi em viết nhanh từ tìm được rồi chuyền bút cho bạn.
Em học sinh cuối cùng của mỗi nhóm sẽ tự đếm số lượng từ nhóm mình tìm được, viết vào dưới bài.
Cả lớp đọc bảng từ mỗi nhóm tìm được, nhận xét đúng – sai, kết luận nhóm thắng cuộc.
Giáo viên lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, viết bổ sung từ để hoàn chỉnh bảng kết quả.
Cả lớp đọc đồng thanh bảng từ đã được hoàn chỉnh, rồi viết các từ trong bảng vào vở.
b) Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu của bài:
Một học sinh giảI câu (a) để làm mẫu trước lơp (Bộ phận câu trả lời hỏi Ai (cái gì, con gì)? là thiếu nhi. Bộ phận câu trả lời câu hỏi Là gì? là măng non đất nước).
Giáo viên mở bảng phụ mời 2 học sinh lên bảng làm bài (hoặc phát 3 băng giấy cho 3 học sinh làm tại chỗ), nêu yêu cầu:
+ Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cáI gì, con gì)?”
+ Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “là gì?”
Những học sinh khác làm bài vào vở bàI tập.
Ba học sinh làm trên băng giấy dán lên bảng lớp, trình bày kết qua.
Lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giảI đúng.
Lớp làm bài vào vở.
c) Bài 3: Một học sinh đọc yêucầu của bài
Giáo viên nhắc học sinh: Bài tập này xác dịnh trước bộ phận trả lời câu hỏi “Ai (cáI gì, con gì)?” hoặc “là gì” bằng cách in đậm bộ phận đó trong câu. Yêu cầu các em đặt đúng câu hỏi cho bộ phận câu in đậm đó.
Học sinh làm bài ra giấy nháp. Các em tiếp nối nhau đọc câu hỏi vừa đặt cho bộ phận in đậm trong câu a, b, c.
Lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Làm bài vào vở.
Củng cố – dặn dò:
---------- a & b ------------
Chính tả: Cô giáo tí hon
Mục đích – yêu cầu:
Nghe, viết chính xác đoạn văn 55 tiếng trong bài Cô giáo tí hon.
Biết phân biệt s/x (hoặc ăn/ăng) tìm đúng những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng đã có âm đầu là s/x (hoặc có vần ăn/ăng).
Đồ dùng dạy học: Theo SGK
Hoạt động dạy học:
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn nghe, viết:
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn
Học sinh đọc lại – lớp đọc thầm theo.
Giúp học sinh nắm hình thức đoạn văn:
+ Đoạn văn có mấy câu? (5 câu)
+ Chữ đầu các câu viết như thế nào? (viết hoa chữ cái đầu câu)
+ Tìm tên riêng trong bài.
Giáo viên mời 2 hoặc 3 học sinh lên bảng, đọc chậm. Cho những em này viết những tiếng dễ viết sai. Cả lớp viết vào giấy nháp.
Giáo viên nhận xét – sửa lỗi.
Đọc cho học sinh viết: Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở – giáo viên theo dõi, uốn nắn.
Chấm – chữa bài:
Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì ra lề vở hoặc vào cuối bài chính tả.
Giáo viên chấm 5 – 7 bàI, nhận xét từng bài về nội dung, chữ viết, cách trình bày.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả:
Bài tập 2: Lựa chọn
Giáo viên chọn cho học sinh làm bài tập 2a hay 2b
1 học sinh đọc yêu cầu của bài – cả lớp đọc thầm theo.
Giáo viên giúp học sinh hiểu yêu cầu của bài.
1 học sinh làm mẫu trên bảng.
Cả lờp làm bài – giáo viên có thể phát phiếu cho 5 – 7 nhóm học sinh làm bài.
Đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
Lớp và giáo viên nhận xét về chính tả, phát âm.
Lớp chữa bài theo lời giảI đúng.
Củng cố – dặn dò:
Yêu cầu những học sinh viết bài chính tả chưa đạt về nhà viết lại
---------- a & b ------------
Ngày soạn:… …../……../2008
Ngày giảng:.. …./…..…/2008
Tập làm văn: Viết đơn
Mục đích – yêu cầu:
- Dựa theo mẫu đơn của bàI tập đọc “Đơn xin vào đội”, mỗi học sinh viết một lá đơn xin vào Đội TNTP HCM.
Đồ dùng dạy học: Theo SGK
Hoạt động dạy học
Bài cũ:
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
1 học sinh đọc yêu cầu của bài – giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài: Các em cần viết đơn vào Đội theo mẫu đơn đã học trong tiết tập đọc, nhưng có những nội dung không thể viết hoàn toàn như mẫu.
Giáo viên hỏi: Phần nào trong đơn phải viết theo mẫu, phần nào không nhất thiết phải viết hoàn toàn như mẫu? Vì sao?
Học sinh phát biểu – giáo viên chốt lại.
+ Lá đơn phải trình bày theo mẫu:
Mở đầu đơn phải viết tên Đội
Địa điểm, ngày, tháng, năm viết đơn
Tên của đơn: Đơn xin…
Tên người hoặc tổ chức nhận đơn
Họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn, người viết là học sinh của lớp nào.
Trình bày lý do viết đơn
Lời hứa của người viết đơn khi đạt được nguyện vọng
Chữ ký và họ tên của người viết đơn
Học sinh viết đơn vào giấy rời hoặc vở bài tập.
1 số học sinh đọc đơn – Lớp và giáo viên nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Đơn viết có đúng mẫu không?
+ Cách diễn đạt trong lá đơn.
+ Lá đơn có viết chân thực, thể hiện hiểu biết về Đội, tình cảm của người viết và nguyện vọng tha thiết muốn được vào Đội hay không?
Giáo viên cho điểm, đặc biệt khen ngợi những học sinh viết tốt.
Nhắc nhở những em còn yếu
Củng cố – dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học.
Yêu cầu học sinh ghi nhớ một mẫu đơn.
---------- a & b ------------
Tập viết: Ôn chữ hoa Ă, Â
Mục đích – yêu cầu:
- Củng cố cách viết chữ viết hoa Ă, Â (viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định) thông qua bàI tập ứng dụng.
- Viết tên riêng (Âu Lạc) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng bằng chữ cỡ nhỏ.
Hoạt động dạy học:
Bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh.
Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn viết trên bảng con:
Luyện viết chữ hoa:
Học sinh tìm các chữ hoa có ở trong bài.
Giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.
Học sinh tập viết chữ Ă, Â và chữ L trên bảng con.
Học sinh viết từ ứng dụng (tên riêng):
Giáo viên giới thiệu Âu Lạc là tên nước ta thời cô, có Vua An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa (Nay thuộc huyện Đông Anh – Hà Nội).
Học sinh tập viết trên bảng con.
Học sinh viết câu ứng dụng:
HS đọc câu ứng dụng – Giáo viên giúp học sinh hiểu nội dung câu tục ngữ.
Học sinh tập viết trên bảng con các chữ:
Ăn khoai
Ăn quả
Hướng dẫn viết vào vở Tiếng Việt:
Giáo viên yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ:
+ Viết Ă: 1 dòng
+ Viết Â, L : 1 dòng
+ Viết tên riêng: Âu Lạc 2 dòng
+ Viết câu tục ngữ: 2 lần
- Học sinh viết bàI vào vở – giáo viên hướng dẫn học sinh viết đúng nét, đúng độ cao và khoảng cách giữa các chữ.
Chấm – chữa bài:
Giáo viên chấm 5 – 7 bài
Nêu nhận xét – cả lớp rút kinh nghiệm.
Củng cố – dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học
- Nhắc học sinh về viết phần bài ở nhà.
Ký duyệt:
File đính kèm:
- TIENG VIET LOP 3 TUAN 2 .doc