* Tập đọc
+ Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :
- Chú ý các từ ngữ : siêng năng, lười biếng, thản nhiên, nghiêm giọng, làm lụng.
- Đọc phân biệt các câu kể với lời nhân vật.
+ Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới được chú giải cuối bài ( hũ, dúi, thản nhiên . )
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn tạo nên mọi của cải
* kể chuyện
+ Rèn kĩ năng nói : sau khi sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện, HS dựa vào tranh, kể lại toàn bộ chuyện, phân biệt lời người kể với giọng nhân vật ông lão
13 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 3 Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3 tiết LT&C tuần 14
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1 / 126
- Nêu yêu cầu BT
- GV phát giấy
- GV dán giấy viết tên 1 số dân tộc, chỉ vào bản đồ nơi cư chú của các dân tộc đó
* Bài tập 2 / 126
- Nêu yêu cầu BT
- GV treo bảng phụ
* Bài tập 3 / 126
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
* Bài tập 4 / 126
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
- 2 HS làm
- Nhận xét bạn
+ Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta
- HS làm theo nhóm
- Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng, đọc kết quả
- Nhận xét nhóm bạn
- HS QS
- Làm bài vào vở
+ Lời giải :
- Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc : Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Hmông, Hoa, Giáy, Tà - ôi.....
- Các dân tộc thiểu số ở miền Trung : Vân Kiều, Cơ - ho, Khơ - mú, Ê - đê, Ba - na,...
- Các dân tộc thiểu số ở miền Nam : Khơ - me, Hoa, Xtiêng.
+ Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
- HS đọc ND bài, làm bài vào vở
- 4 em lên bảng làm
- Nhận xét bạn
- 4 em đọc bài làm của mình
+ Lời giải : a. bậc thang, b. nhà rông
c. nhà sàn, d. Chăm
+ QS từng cặp sự vật được vẽ rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh.
- HS QS tranh
- 4 HS nối nhau nói tên từng cặp sự vật.
- HS làm bài vào vở
- Đọc bài làm của mình
- Lời giải :
+ Trăng tròn như quả bóng.
+ Mặt bé tươi như hoa.
+ Đèn sáng như sao.
+ Đất nước ta cong cong hình chữ S.
+ Tìm từ thích hợp với mỗi chỗ trống
- HS làm bài cá nhân
- Tiếp nối nhau đọc bài làm của mình
- Nhận xét bạn
+ Lời giải :
- Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn.
- Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
- ở thành phố có nhiều toà nhà cao như núi
IV. Củng cố, dặn dò
- GV khen những em có ý thức học tốt
- Nhận xét chung tiết học.
Tiếng việt +
Viết chính tả : Nhà rông ở Tây Nguyên ( đoạn 3, 4 )
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên.
II. Đồ dùng GV : Nội dung bài
HS : Vở
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : trong lòng, trong sáng, long lanh, lấp lánh
B. Bài mới
a. HĐ1 : HD viết bài
- GV đọc đoạn 3, 4 trong bài : Nhà rông ở Tây Nguyên
- Đoạn viết có mấy câu ?
- Những chữ nào trong bài được viết hoa ?
- Những tiếng nào trong bài em thấy khó viết ?
- GV yêu cầu HS viết bảng con những tiếng dễ viết sai
b. HĐ2 : Viết bài
- GV đọc bài viết
- GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài
c. Chấm bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con
- Nhận xét
- HS theo dõi SGK
- Có 5 câu
- Những tiếng đầu câu phải viết hoa
- HS trả lời
- HS viết bảng con
+ HS viết bài vào vở
IV. Củng cố, dặn dò
- GV khen những em viết đẹp, đúng bài viết.
- GV nhận xét tiết học
Thứ năm ngày 14 tháng 12 năm 2006
Tập viết
Ôn chữ hoa L
I. Mục tiêu
+ Củng cố cách viết chữ hoa L thông qua BT ứng dụng :
- Viết tên riêng ( Lê Lợi ) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng : Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Đồ dùng GV : Mẫu chữ L viết hoa, tên riêng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ.
HS : Vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Nhắc lại từ , câu ứng dụng học giờ trước.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- Tìm chữ hoa có trong bài ?
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết
b. Luyện viết từ ứng dụng ( tên riêng )
- Đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu : Lê Lợi là vị anh hùng dân tộc có công lớn đánh đuổi giặc Minh, giành độc lập cho dân tộc, lập ra triều đình nhà Lê.....
c. HS viết câu ứng dụng
- Đọc câu ứng dụng
- GV giúp HS hiểu nghĩa lời khuyên câu tục ngữ : Nói năng với mọi người phải biết lựa chọn lời nói, làm cho người nói chuyện với mình cảm thấy dễ chịu hài lòng.
3. HD HS viết vở tập viết
- GV nêu yêu cầu của giờ viết
- GV theo dõi động viên
4. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét bài viết của HS
- Yết Kiêu, Khi đói cùng chung một dạ / Khi rét cùng chung một lòng.
- Nhận xét
- L
- HS QS
- Luyện viết chữ L trên bảng con
- Lê Lợi
- Tập viết bảng con : Lê Lợi
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
- Tập viết bảng con : Lời nói, Lựa lời
- HS viết bài
IV. Củng cố, dặn dò
- GV khen những em viết đẹp, cẩn thận
- GV nhận xét chung giờ học.
Tập làm văn
Nghe kể : Giấu cày. Giới thiệu tổ em.
I. Mục tiêu
+ Rèn kĩ năng nói :
- Nghe - nhớ những tình tiết chính để kể lại đúng nội dung truyện vui Giấu cày. Giọng kể vui, khôi hài.
+ Rèn kĩ năng viết:
- Dựa vào bài tập làm văn tuần 14, viết đươck 1 đoạn văn giớ thiệu về tổ em. Đoạn viết chân thực. Câu văn rõ ràng, sáng sủa.
II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ truyện cười, bảng lớp viết gợi ý, bảng phụ viết BT2
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể lại chuyện vui : Tôi cũng như bác.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD làm BT
* Bài tập 1 / 128
- Nêu yêu cầu BT
- GV kể chuyện lần 1
- Bác nông dân đang làm gì ?
- Khi được gọi về ăn cơm, bác nông dân nói thế nào ?
- Vì sao bác bị vơn trách ?
- Khi thấy mất cày bác làm gì ?
- GV kể tiếp lần 2
- Chuyện này có gì đáng cười ?
* Bài tập 2 / 128
- Nêu yêu cầu BT
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu, phát hiện những bài tốt
- 1 HS kể lại chuyện
- Nhận xét bạn
- Nghe và kể lại chuyện Giấu cày
- HS QS tranh minh hoạ
- HS nghe
- Bác đang cày ruộng
- Bác hét to : Để tôi giấu cái cày vào bụi đã !
- Vì giấu cày mà la to như thế thì kẻ gian biết sẽ lấy mất cày
- Nhìn trước nhìn sau chẳng thấy ai, bác mới ghé sát tai vợ thì thầm : Nó lấy mất cày rồi !
- HS nghe
- 1 HS khá giỏi kể lại
- Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe
- 1 vài HS nhìn gợi ý trên bảng kể chuyện
- HS trả lời
+ Dựa vào bài tập làm văn tuần trước, hãy viết một đoạn văn giới thiệu về tổ em.
- 1 HS làm mẫu
- Cả lớp viết bài
- 5, 7 HS đọc bài làm của mình
- Cả lớp và GV nhận xét
IV. Củng cố, dặn dò
- GV khen những HS làm bài tốt.
- GV nhận xét tiết học.
Thứ sáu ngày 15 tháng 12 năm 2006
Chính tả ( Nghe - viết )
Nhà rông ở Tây Nguyên.
I. Mục tiêu.
+ Rèn kĩ năng viết chính tả :
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Nhà rông ở Tây Nguyên.
- Làm đúng bài tập điền vào chỗ trống cặp vần dễ lẫn ưi/ươi. Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn : s/x ( hoặc ât/âc )
II. Đồ dùng. GV : Băng giấy viết BT2, BT3
HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ
- GV đọc : mũi dao, con muỗi, tủi thân, bỏ sót, đồ xôi.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD nghe - viết.
a. HD HS chuẩn bị
- GV đọc lại đoạn chính tả
- Đoạn văn gồm mấy câu ?
- Những chữ nào trong đoạn văn dễ viết sai chính tả ?
b. GV đọc cho HS viết
- GV đọc bài
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm bài
- Nhận xét
3. HD HS làm BT chính tả
* Bài tập 2 / 128
- Nêu yếu cầu BT
- GV dán băng giấy lên bảng
- GV nhận xét
* Bài tập 3 / 128
- Nêu yêu cầu BT
- GV nhận xét
- HS viết bảng con, 2 em lên bảng
- Nhận xét
- 2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi SGK
- 3 câu
- HS phát biểu ý kiến
- HS luyện viết những chữ dễ viết sai chính tả ra nháp.
- HS theo dõi nghe, viết bài
+ Điền vào chỗ trống ưi / ươi
- 3 nhóm lên bảng làm
- Đọc kết quả
- Nhận xét
- Lời giải : khung cửi, mát rượi, cưỡi ngựa, gửi thư, sưởi ấm, tưới cây.
+ Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng: xâu, sâu, sa, xa.
- HS làm bài vào vở
- 4 em lên bảng làm
- Đọc bài làm của mình
- Nhận xét
- Lời giải :
- sâu : sâu bọ, chim sâu, sâu xa, sâu sắc, nông sâu, sâu rộng, ...
- xâu : xâu kim, xâu chuỗi, xâu cá, xâu bánh, xâu xé, .....
- xẻ : xẻ gỗ, mổ xẻ, xẻ rãnh, ....
- sẻ : chim sẻ, chia sẻ, san sẻ, nhường cơm sẻ áo, .....
IV. Củng cố, dặn dò
- GV khen những em có ý thức học tốt.
- GV nhận xét tiết học.
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu
- HS thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong tuần 15
- Có ý thức sửa sai những điều mình vi phạm, phát huy những điều mình làm tốt
- GDHS có ý thức trong học tập và trong mọi hoạt động
II Nội dung sinh hoạt
1 GV nhận xét ưu điểm :
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Thực hiện tốt nề nếp lớp.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh.
- Tự quản giờ truy bài tốt.
- Trong lớp chú ý nghe giảng : Đ. Tùng, Đăng, Nhi, ....
- Chịu khó giơ tay phát biểu : T. Tùng, Đăng, Thành, ...
- Tiến bộ về mọi mặt : Nhi, Thành
2. Nhược điểm :
- Còn hiện tượng đi học muộn
- Chưa chú ý nghe giảng : Trang, Khuê, Duy
- Chữ viết chưa đẹp, sai nhiều lối chính tả : Đức, Khuê, Duy, ...
- Cần rèn thêm về đọc : Khuê, Đ. Tùng, Duy, M. Tùng
- Chưa thuộc bảng cửu chương : Khánh, Khuê.
3. HS bổ xung
4. Đề ra phương hướng tuần sau
- Duy trì nề nếp lớp
- Trong lớp chú ý nghe giảng, chịu khó phát biểu
- Chấm dứt tình trạng đi học muộn
- Trống vào lớp phải lên lớp ngay
- Một số bạn về nhà luyện đọc và rèn thêm về chữ viết
5. Vui văn nghệ
Hoạt động tập thể +
Chăm sóc, làm sạch đẹp nghĩa trang liệt sĩ.
I. Mục tiêu
- Giúp HS có ý thức lao động làm sạch đẹp nghĩa trang liệt sĩ.
- Giúp HS có ý thức giữ gìn nghĩa trang, hiểu đợc ý nghĩa của việc làm sạch đẹp nghĩa trang liệt sĩ.
II. Đồ dùng
GV : Nội dung
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
* GV đặt câu hỏi
+ Vì sao các em phải chăm sóc làm sạch đẹp nghĩa trang liệt sĩ ?
- GV : Đó là nơi các chiến sĩ đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc, vì sự hoà bình cho chúng ta hôm nay.
+ Em có cảm nghĩ gì về việc chăm sóc và làm sạch đẹp nghĩa trang ?
+ Việc chăm sóc làm sạch đẹp nghĩa trang có ý nghĩa gì ?
- GV : Thể hiện tấm lòng của thế hệ sau đang sống trong hoà bình, hạnh phúc phải biết ơn đến các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống.
- HS thảo luận nhóm, trả lời
- HS trả lời
+ HS phát biểu
IV. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học
File đính kèm:
- Tuan 15.doc