Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Tập dọc - Tiết 60: Chiếc máy bơm

I MỤC TIÊU:

1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

 - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên riêng: Ac-si-mét ; các từ ngữ: nước sông, ruộng nương, chảy ngược lên, trục xoắn.

 -Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học Ac-si-mét.

2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu :

 -Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài

 -Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi Ac-si-mét – nhà bác học biết thông cảm với lao động vất vả của những người nông dân.Bằng ócsáng tạo và lao động cần cù, ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa.

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Tập dọc - Tiết 60: Chiếc máy bơm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60 Thứ năm ngày 3 tháng 1 năm 2005 Tập đọc CHIẾC MÁY BƠM I MỤC TIÊU: 1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Đọc trôi trảy, lưu loát toàn bài. Đọc đúng tên riêng: Aùc-si-mét ; các từ ngữ: nước sông, ruộng nương, chảy ngược lên, trục xoắn. -Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục nhà bác học Aùc-si-mét. 2.Rèn kỹ năng đọc –hiểu : -Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài -Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi Aùc-si-mét – nhà bác học biết thông cảm với lao động vất vả của những người nông dân.Bằng ócsáng tạo và lao động cần cù, ông đã phát minh ra chiếc máy bơm đầu tiên của loài người. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Tranh minh hoạ bài đọc trong sách giáo khoa. III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. KIỂM TRA BÀI CŨ: - 3 HS đọc thuộc lòng bài Cái cầu và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, cho điểm. B.GIỚI THIỆU BÀI MỚI : Hôm nay các em sẽ học bài Chiếc máy bơm. Với bài đọc này các em sẽ biết chiếc máy bơm đầu tiên của loài người ra đời như thế nào? Ai là người đã phát minh ra chiếc máy bơm đó? GIÁO VIÊN HỌC SINH 1 2 3 Luyện đọc - GV đọc mẫu toàn bài với giọng kể nhẹ nhàng, tình cảm, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng. -GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. + Đọc từng câu trước lớp GV viết bảng: Aùc-si-mét + Đọc từng đoạn trước lớp GV có thể chia bài thành 3 đoạn, ( Mỗi lần xuống dòng là một đoạn) + Đọc từng đoạn trong nhóm + Thi đọc giữa các nhóm + Đọc đồng thanh Hướng dẫn tìm hiểu bài - GV chốt lại câu trả lời đúng Luyện đọc lại -GV yêu cầu HS tự chọn và đọc diễn cảm một đoạn văn. -GV nhận xét, tuyên dương những HS đọc hay nhất . -HS kết hợp đọc thầm -HS nối tiếp nhau đọc từng câu. -HS đọc cá nhân - đồng thanh -HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Chú ý đọc với giọng kể chậm rãi, biểu lộ thái độ cảm phục, kính trọng nhà bác học Aùc-si-mét -HS đọc các từ được chú giải cuối bài. -Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc từng đoạn -Cá nhân các nhóm thi đọc với nhau -Các nhóm đọc đồng thanh. -Các nhóm thảo luận trao đổi về nội dung bài. -1 HS đọc câu hỏi , các HS khác trả lời 1. Nông dân tưới nước cho ruộng nương vất vả như thế nào?( Họ phải múc nước sông vào ống, rồi vác lên tưới cho ruộng nương ở tận trên dốc cao) 2. Aùc-si-mét nghĩ gì khi thấy cảnh tượng đó? (Anh nghĩ phải làm cách nào cho nước chảy ngược lên ruộng nương để ngưòi lao động đỡ vất vả.) 3. Hãy tả chiếc máy bơm của Aùc-si-mét?(Đó là một đường ống có hai cửa: một cửa dẫn nước sông vào, một cửa dẫn nước ra ruộng. Bên trong đường ống có một trục xoắn. Bằng cách làm xoay trục xoắn, nước dưới sông sẽ được dẫn lên cao.) 4. Đến nay chiếc máy bơm cổ xưa của ông còn được sử dụng như thế nào?(Đến nay loài người vẫn sử dụng nguyên lí chiếc máy bơm do Aùc-si-mét chế tạo. Những cánh xoắn của máy bay, tàu thuỷ và cả những chiếc đinh vít chúng ta thường dùng chính là con cháu của chiếc máy bơm cổ xưa.) 5. Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên được ra đời?( Nhờ óc sáng tạo và tình yêu thương của Aùc-si-mét với những người nông dân. Ông muốn làm gì đó giúp họ đỡ vất vả.) -HS thi đọc từng đoạn. -Cả lớp theo dõi, nhận xét những HS đọc hay nhất. IV CỦNG CỐ –DẶN DÒ -Em hiểu điều gì qua câu chuyện Chiếc máy bơm? -Em thấy có điểm gì giống nhau iữa hai nhà khoa học Ê-đi-xơn và Aùc-si –mét? -GV nhận xét tiết học; khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài. .

File đính kèm:

  • doc60.doc
Giáo án liên quan