Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Luyện từ và câu - Tiết 13: Mở rộng vốn từ : từ địa phương dấu chấm hỏi, dấu chấm than

I. MỤC TIÊU:

 1. Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương.

 2. Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu bài tập để HS làm bài tập 1

 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 A. KIỂM TRA BÀI CŨ

- 2 HS nối làm miệng bài tập 1,3 của tiết trước.

-GV nhận xét, cho điểm.

B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ được luyện tập nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương. Sau đó tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn

 

doc3 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2708 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt lớp 3 - Phần Luyện từ và câu - Tiết 13: Mở rộng vốn từ : từ địa phương dấu chấm hỏi, dấu chấm than, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13 Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2008 Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ ĐỊA PHƯƠNG DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN I. MỤC TIÊU: 1. Nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương. 2. Luyện tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập để HS làm bài tập 1 III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. KIỂM TRA BÀI CŨ - 2 HS nối làm miệng bài tập 1,3 của tiết trước. -GV nhận xét, cho điểm. B. GIỚI THIỆU BÀI MỚI: Trong tiết LTVC hôm nay các em sẽ được luyện tập nhận biết và sử dụng đúng một số từ thường dùng ở miền bắc, miền Trung, miền Nam qua bài tập phân loại từ ngữ và tìm từ cùng nghĩa thay thế từ địa phương. Sau đó tập sử dụng đúng các dấu chấm hỏi, dấu chấm than qua bài tập đặt dấu câu thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn HĐ GIÁO VIÊN HỌC SINH Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -Đề bài yêu cầu gì ? -GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài:các từ trong mỗi cặp từ có nghĩa giống nhau ( bố/ba; mẹ/má).Nhiệm vụ của các em là đặt đúng vào bảng phân loại: từ nào dùng ở miền Nam, từ nào dùng ở miền Bắc. -GV phát phiếu học tập cho HS. -GV theo dõi, tuyên dương những HS làm bài đúng. Bài 2 -GV yêu cầu HS đọc đề bài -Đề bài yêu cầu gì? -Yêu cầu HS làm bài vào vở. -GV theo dõi, tuyên dương những HS làm bài đúng. Bài 3 -GV yêu cầu HS đọc đề bài. -Đề bài yêu cầu gì ? -GV phát giấy khổ lớn, bút dạ để các nhóm làm bài. -GV theo dõi, nhận xét , tuyên dương những HS làm bài đúng. -1 HS đọc yêu cầu , cả lớp đọc thầm -Chọn và sắp xếp các từ ngữ vào bảng phân loại: từ dùng ở miền Bắc và từ dùng ở miền Nam -HS nhận phiếu học tập và điền kết quả vào phiếu. Sau đó từng HS nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm của mình. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Từ dùng ở miền Bắc Từ dùng ở miền Nam bố, mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn ba, má, anh hai, trái, bông, thơm, khóm, mì, vịt xiêm -1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm. -Tìm từ trong ngoặc đơn cùng nghĩa với các từ in đậm trong đoạn thơ. .-HS làm bài vào vở, 1 em làm trên bảng lớp. gì cùng nghĩa với chi rứa cùng nghĩa với thế nờ cùng nghĩa với à nó cùng nghĩa với hắn tôi cùng nghĩa với tui -1 HS đọc lại bài thơ sau khi đã thay thế các từ cùng nghĩa. -1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm. -Điền dấu câu nào vào mỗi ô trống trong đoạn văn. - Các nhóm nhận giấy, bút dạ, thảo luận nhóm và điền dấu câu theo yêu cầu , Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét, bổ sung nếu thiếu. Cá heo ở biển Trường Sa Đêm trăng, biển yên tĩnh. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong tàu ca hát, thổi sáo. Bỗng có tiếng đập nước ùm ùm như có ai đang tập bơi. Một người kêu lên: “Cá heo ! ” “Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: “A ! Cá heo nhảy múa đẹp quá ! “ Thế là cá thích, nhảy vút lên thật cao. Có chú quá đà, vọt lên boong tàu cách mặt nước đến một mét. Có lẽ va vào sắt bị đau, chú nằm im, mắt nhắm nghiền. Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai tay, nói nựng: -Có đau không ,chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa, phải chú ý nhé ! Anh vuốt ve con cá rồi thả xuống nước. Cả đàn cá quay lại phía boong tàu, nhảy vung lên một cái như để cảm ơn rồi toả ra biển rộng. I V. CỦNG CỐ –DẶN DÒ - Các em vừa học những nội dung gì ? - GV nhận xét tiết học :nhắc HS về nhà đọc lại nội dung các BT1 và 2 để củng cố hiểu biết về từ địa phương.

File đính kèm:

  • doc13.doc
Giáo án liên quan