1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc : Chủ yếu kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng : HS đọc thông các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 26 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 50 chữ 1 phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài).
- Kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu : HS trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Khi nào ? ". .
3.Ôn cách đáp lời cảm ơn của người khác. ,
9 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2A Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tên 4 bài tập đọc có yêu cầu HTL : Bài thơ trong Thư Trung thu, Vè chim, Sư tử xuất quân , Bé nhìn biển .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng (khoảng 10, 12 em) Từng HS lên bốc thăm chọn bài HTL ; sau khi bốc thăm, xem lại trong SGK bài vừa chọn khoảng 2 phút. .
+ HS đọc thuộc lòng cả bài hoặc khổ thơ theo phiếu chỉ định
+ GV cho điểm. (Với những HS đọc thuộc lòng không đạt yêu cầu, GV cho các em về nhà luyện đọc lại và kiểm tra vào tiết sau)
3. Trò chơi mở rộng vốn từ về muông thú (miệng)
- HS đọc cách chơi. Cả lớp đọc thầm theo.
- GV chia lớp làm 2 nhóm A và B, tổ chức trò chơi như sau :
+ Đại diện nhóm A nói tên con vật (VD : lô các thành viên trong nhóm B
+ Phải xướng lên những từ ngữ chỉ hoạt động hay đặc điểm của con vật đó (VD : vồ mồi rất nhanh, hung dữ, khoẻ mạnh, được gọi là chúa rừng xanh",...).
GV ghi lại lên bảng những ý kiến đúng.
+ (Đổi lại) : Đại diện của nhóm B nói tên con vật, các thành viên trong nhóm A phải xướng lên những từ ngữ chỉ hoạt động hay đặc điểm của con vật đó.
- Hai nhóm phải nói được về 5, 7 con vật. GV chép ý kiến của HS lên bảng cho 2, 3 HS đọc lại.
VD :
Hổ
khoẻ, hung dữ, vồ mồi rất nhanh, được gọi là "chúa rừng xanh",...
Gấu
to, khoẻ, hung dữ, dáng di phục phịch, thích ăn mật ong,...
Cáo
đuôi to dài, rất đẹp, nhanh nhẹn, tinh ranh, thích ăn gà,...
Trâu rừng
rất khoẻ, cặp sừng cong nguy hiểm có thể húc chết những kẻ nó muốn tấn công, mắt vằn đỏ khi tức giận,...
Khỉ
leo trèo giỏi, tinh khôn, bắt chước rất tài,...
Ngựa
bờm đẹp ; 4 cẳng thon. dài ; phi nhanh như bay ; thồ khoẻ,...
Thỏ
lông đen nâu hoặc trắng ; mắt đỏ, đen ; ăn cỏ, củ cải ; rất hiền, chạy rất nhanh,...
4. Thi kể chuyện về các con vật mà em biết (miệng)
- Một số HS nói tên con vật các em chọn kể.
- GV lưu ý HS : có thể kể một câu chuyện cổ tích mà em được nghe, được đọc về một con vật ; cũng có thể kể vài nét về hình dáng, hoạt động của con vật mà em biết, tình cảm của em với con vật đó.
- HS tiếp nối nhau thi kể. GV và cả lớp bình chọn những người kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn.
VD : Tuần trước, bố mẹ đưa em đi chơi công viên. Trong công viên, lần đầu em đã thấy một con hổ. Con hổ lông vàng có vằn đen. Nó rất to, đi lại chậm rãi, vẻ hung dữ. Nghe tiếng nó gầm gừ, em rất sợ, mặc dù biết nó đã bị nhất trong chuồng sắt chẳng làm hại được ai.
5. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra HTL tiếp tục học thuộc 4 bài thơ có yêu cầu thuộc lòng.
TIẾT 7
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
2. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi "Vì sao ?".
3. Ôn cách đáp lời đồng ý của người khác.
II - ĐỒ ĐÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi tên 4 bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2 (viết 2 lần). - VBT .
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng (2 em) : Thực hiện như tiết 6.
3. Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "Vì sao ?" (miệng)
- HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài. 2 HS làm bài trên bảng quay (đã viết nội dung bài). Cả lớp làm nhẩm trong đầu hoặc viết ra giấy nháp. Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng quay, chốt lại lời giải đúng : Bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Vì sao ? ở câu a là vì khát, ở câu b là vì mưa to.
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm (viết)
- Cả lớp đọc kĩ yêu cầu của bài, làm bài vào VBT. GV mời 3 HS làm bài trên báng lớp. Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng, chốt lại lời giải đúng. Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng :
a) Bông cúc héo lả đi vì sao ? Vì sao bông cúc héo lả đi ?
b) Vì sao đến mùa đông, ve không có gì ăn ? Đến mùa đông, ve không có gì ăn vì sao ? Đến mùa đông, vì sao ve không có gì ăn ?
5. Nói lời đáp của em (miệng)
- 1 HS đọc 3 tình huống ; giải thích : bài tập yêu cầu em nói lời đáp lời đồng ý của người khác
+ 1 cặp HS thực hành đối đáp trong tình huống a :
+ Vai HS1 nói lời mời hiệu trưởng đến dự liên hoan văn nghệ với lớp
Chúng em kính mời thầy buổi liên hoan văn nghệ của lớp em chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam ạ.
Thầy nhất định sẽ đến. Em yên tâm./ Cảm ơn các em. Thầy sẽ đến.
Thay mặt lớp, em xin cảm ơn thầy./ Cảm ơn thầy, lớp em rất vui khi buổi en hoan có thầy đến dự
+ Với tình huống c : Con rất cảm ơn mẹ. ôi, thích quá, con sẽ được đi chơi cùng mẹ. Con cảm ơn mẹ.
6. Củng cố, dặn dò
Yêu cầu HS về nhà làm bài luyện tập (đọc - hiểu, LTVC) ở tiết 9
- Lời giải của bài :
+ Câu 1 : ý b (Giống màu bùn)
+ Câu 2 : ý c (Trong bùn ao)
+ Câu 3 : ý b (Rào rào như đàn chim vỗ cánh)
+ Câu 4 : ý a (Cá rô)
+ Câu 5 : ý b (Như thế nào ?)
TIẾT 8
I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng (yêu cầu như tiết 6).
2. Củng cố vốn từ qua trò chơi ô chữ.
II ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Phiếu ghi tên 4 bài tập đọc có yêu cầu HTL.
- Bút dạ + 3, 4 tờ phiếu khổ to kẻ ô chữ BT2). VBT .
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ. YC của tiết học.
2. Kiểm tra học thuộc lòng (số HS còn lại) : Thực hiện như tiết 6.
3. Trò chơi ô chữ
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát ô chữ và chữ điền mẫu (SƠN TINH). .
- Đây là kiểu bài tập các em đã làm quen từ học kì I, chỉ khác là nội . dung gợi ý tìm chữ khó hơn chút (hầu hết không có gợi ý chữ cái đầu). GV treo bảng một tờ phiếu khổ to đã kẻ ô chữ, chỉ bảng, nhắc lại cách làm bài :
+ Bước 1 : Đưa theo lời gợi ý, các em phải đoán từ đó là từ gì (VD : Người cưới công chúa Mị Nương [có 7 chữ cái] - SƠN TINH.
+ Bước 2 : Ghi từ vào các ô trống hàng ngang (viết chữ in hoa), mỗi ô trống ghi chữ cái (xem mẫu). Nếu từ tìm được vừa có nghĩa đúng như lời gợi ý vừa có số chữ cái khớp với số ô trống trên từng dòng thì chắc là từ đúng.
+ Bước 3 : Sau khi điền đủ các từ vào ô trống theo hàng ngang, em sẽ đọc để biết từ mới xuất hiện ở cột dọc là từ nào.
- HS trao đổi theo cặp hoặc theo nhóm các em làm vào giấy nháp, vào VBT, tốt nhất là vào các tờ phiếu nhỏ đã phô tô ô chữ (bí mật lời giải).
- GV dán bảng 3, 4 tờ phiếu khổ to đã kẻ ô chữ ; mời 3, 4 nhóm HS lên bảng, thi tiếp sức (mỗi em mang theo giấy đã ghi lời giải, điền nhanh từ vào dòng hàng ngang, sau đó chuyển bút cho bạn khác trong nhóm).
- Đại diện từng nhóm đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc.
Chọn những cách làm khác : HS đọc nội dung dòng bất kì, gọi bạn trả lời. Cả lớp nhận xét đúng sai, GV ghi ý kiến đúng vào ô chữ trên tờ phiếu khổ to.
Hoặc : cho HS điểm danh từ 1 đến 5 . GV gọi số, VD : 5 HS số 5 chọn dòng 1 và nêu từ của dòng đó. Cả lớp nhận xét. Em trả lời đúng được gọi tiếp số khác (VD : số 5). HS số 5 chọn dòng khác và trả lời. HS trả lời sai phải nhờ bạn số khác giải đáp hộ. Lần lượt cho đến hết ô chữ theo dòng hàng ngang.
(Lời giải ô chữ theo hàng ngang :
Dòng 1 : SƠN TINH Dòng 5 : THƯ VIỆN
Dòng 2 : ĐÔNG Dòng 6 : VỊT
Dòng 3 : BƯU ĐIỆ N Dòng 7 : HIỀN
Dòng 4 : TRUNG THU Dòng 8 : SÔNG HƯƠNG
Lời giải ô chữ theo hàng dọc : SÔNG TIỀN )
GV hỏi : Sông Tiền nằm ở miền nào của đất nước ? (Miền Nam) Sông Tiền nằm ở miền Tây Nam Bộ là một trong 2 nhánh lớn của sông Mê Công chảy vào Việt Nam (nhánh còn lại là sông Hậu). Năm 2000, cầu Mĩ Thuận rất to, đẹp bắc qua sông Tiền đã được khánh thành.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về làm thử bài luyện tập (Chính tả, TLV) ở tiết 10, (tr.81). Nhắc HS chú ý khi làm bài TLV : cần chọn để viết đúng về một con vật em thích. Nhớ là đề yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn (4, 5 câu) về con vật em thích (dựa vào những câu hỏi gợi ý) chứ không phải là trả lời câu hỏi.
Tiết 9
Kiểm tra
Đọc - hiểu, Luyện từ và câu
(Thời gian làm bài khoảng 30 phút)
Giáo viên, hiệu trưởng hoặc Phòng Giáo dục các địa phương tự ra đề kiểm tra Đọc- hiểu, LTVC theo gợi ý sau (sẽ có kèm văn bản hướng dẫn của Vụ Tiểu học) :
- Văn bản có độ dài khoảng 60 chữ. Có thể chọn văn bản trong SGK (các bài tập đọc đã học từ tuần 9 đến tuần 26) hoặc văn bản ngoài SGK phù hợp với các chủ điểm đã học, với trình độ của học sinh lớp 2.
- Phần câu hỏi và bài tập không quá 5 câu (ra đề kiểu trắc nghiệm lựa chọn). trong đó có 2,3 câu kiểm tra sự hiểu bài và 2,3 câu kiểm tra về từ và câu.
- Thời gian làm bài khoảng 30 phút (không kể thời gian giao đề và giải thích đề) Các bước tiến hành như sau :
+ GV phát đề kiểm tra cho từng HS (Với những vùng khó khăn không có điều kiện phô tô đề, GV chép đề kiểm tra lên bảng).
+ GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài, cách làm bài (thế nào là chọn ý đúng hoặc đánh dấu X vào ô trống).
+ HS đọc thật kĩ bài văn, thơ trong khoảng thời gian không dưới 2,5 phút.
+ HS khoanh tròn ý đúng (hoặc đánh đấu X vào ô trống) trong giấy kiểm tra để trả lời câu hỏi. GV nhắc HS : lúc đầu tạm đánh dấu X vào ô trống bằng bút cư Làm bài xong, kiểm tra lại kết quả bằng cách đọc lại bài văn (thơ), rà soát lời gì cuối cùng, đánh dấu X chính thức bằng hút mực.
ở những nơi không có điều kiện phô tô đề cho từng HS, HS chỉ cần ghi vào giấy kiểm tra số thứ tự câu hỏi và kí hiệu a, b, c để trả lời. VD, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài luyện tập tiết 9 : - Câu : ý b ; Câu 2 : ý c ; Câu 3 : ý b ; Câu 4 : ý a ; Câu 5 : ý b Tiết 0 - Kiểm tra Chính tả - Tập làm văn (Tổng thời gian làm bài khoảng 40 phút) Giáo viên, hiệu trưởng hoặc Phòng Giáo dục các địa phương tự ra đề kiểm tra Chính tả, TLV theo gợi ý sau (sẽ có kèm căn bản hướng dẫn của Vụ Tiểu học) : . Chính tả : chọn một đoạn trích trong các bài Tập đọc (văn xuôi hoặc thơ) có độ dài khoảng 40 chữ, viết trong thời gian 5 phút. 2. Tập làm văn : HS viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) có nội dung liên quan đến những chủ điểm đã học. Nếu nội dung này có liên quan đến nội dung bài chính tả thì càng tốt. Thời gian làm bài khoảng 25 phút. Cháy: - Các điểm kiểm tra Đọc thành tiếng, HTL, Đọc - hiểu, LTVC, Chính tả và TLV được tính theo quy định của Vụ Tiểu học. Hình thức các bản đề kiểm tra (GV phô tô phát cho từng HS) xin xem cuối sách.
File đính kèm:
- TIENG VIET2 TUAN 27.doc