Giáo án Tiếng Việt Lớp 2A Tuần 25

1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng.

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật (Hùng Vương). .

2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu :

- Hiểu nghiã các từ ngữ khó được chú giải cuối bài đọc : cầu hôn, lễ vật, ván, nếp,.

- Hiểu nội dung truyện : Truyện giải thích nạn lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra ; đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt. .

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2A Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t 3 là nét móc xuôi phải). Cách viết : + Nét : ĐB trên ĐK5, viết nét cong trái rồi lượn ngang, giống như nét 1 của các chữ H, I, K ; DB trên ĐK6. . + Nét 2 : từ điềm DB của nét , đổi chiều bút, viết nét lượn dọc từ trên xuống dưới, DB ở ĐK . + Nét 3 : từ điểm DB của nét 2, đổi chiều bút, viết nét móc xuôi phải, DB ở ĐK5 . - GV viết mẫu chữ V trên bảng, vừa viết vừa nói lại cách viết. 2.2. Hướng dẫn HS viết trên bảng con .. . HS tập viết chữ V 2, 3 lượt. GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại quy trình viết nói trên để HS viết đứng. 3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng . 3.1 . Giới thiệu cụm từ ứng dụng - HS đọc cụm từ ứng dụng : Vượt suối băng rừng . - HS nêu cách hiểu cụm từ trên : vượt qua nhiều đoạn đường, không quản ngại khó khăn, gian khổ. 3.2. HS quan sát cụm tì( ứng dụng trên bảng, nêu nhận xét : Độ cao của các chữ cái : các chữ V, b, g cao 2,5 li ; chữ t cao 1,5 li ; các chữ s, r cao 1,25 li ; các chữ còn lại cao 1 li. + Cách đặt dấu thanh ở các chữ : dấu nặng đặt dưới chữ ơ, dấu sắc đặt trên chữ ô, dấu huyền đặt trên chữ ư. Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng : bằng khoảng cách viết chữ o. + GV viết mẫu chữ Vượt trên dòng kẻ (tiếp theo chữ mẫu), nhắc HS lưu ý : khoảng cách giữa chữ ư với chữ V gần hơn bình thường. 3.3. Hướng dẫn HS viết chữ Vượt vào bảng con - HS tập viết chữ Vượt 2 lượt. GV nhận xét, uốn nắn, nhắc lại cách viết . 4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV - GV nêu yêu cầu viết : 1 dòng chữ V cỡ vừa, 2 dòng chữ V cỡ nhỏ ; 1 dòng chữ Vượt cỡ vừa, 1 dòng chữ Vượt cỡ nhỏ ; 3 dòng ứng dụng cỡ nhỏ. - HS luyện viết theo yêu cầu trên. GV theo dõi, giúp đỡ HS. 5. Chấm, chữa bài - GV chấm 5, 7 bài nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 6. Củng cố, dặn dò + GV nhận xét chung về tiết học, khen ngợi những HS viết đẹp. Nhắc HS tập viết thêm trong vở TV. TIẾNG VIỆT Lê Thị Phượng Thứ 4 ngày 7 tháng 3 năm 2007 TẬP ĐỌC BÉ NHÌN BIỂN I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : Đọc trôi chảy toàn bài. - Biết đọc bài thơ với giọng vui tươi, hồn nhiên. 2. Rèn kĩ năng đọc - hiểu : - Hiểu các từ ngữ khó : bễ, còng, sóng lừng, . . . - Hiểu bài thơ : Bé rất yêu biển, bé thấy biển to, rộng mà ngộ nghĩnh như trẻ con. 3. Thuộc lòng bài thơ. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ bài thơ trong SGK. - Bản đồ Việt Nam hoặc tranh ảnh về biển. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A - KIỂM TRA BÀI CŨ + GV kiểm tra 2, 3 HS nói bản tin dự báo thời tiết các em đã nghe được. Trả lời câu hỏi : Dự báo thời tiết có ích lợi gì ? B - DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài - Các em đã bao giờ được nhìn thấy biển chưa ? Em nào đã tận mắt được nhìn thấy biển hãy nói về biển cho các bạn nghe. Chắc các em ai cũng tò mò muốn biết biển như thế nào. Bài thơ Bé nhìn biển các em học hôm nay sẽ cho các em biết biển là như thế nào theo cách nhìn của một bạn nhỏ. 2. Luyện đọc 2.1. GV đọc mẫu bài : giọng vui tươi, hồn nhiên, đọc đúng nhịp 4. Nhấn giọng ở các từ ngữ : tưởng rằng, to bằng trời, sông lớn, giằng, kéo co, phì phò,….. 2.2. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ . a) Đọc dòng thơ . + HS tiếp nối nhau đọc 2 dòng thơ cho đến hết bài. Chú ý các từ ngữ khó phát âm với HS từng địa phương : sóng lừng, lon ton, to lớn b) Đọc từng khổ thơ trước lớp + HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ. Chú ý đọc nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, là gợi cảm. .. + HS đọc những từ ngữ được giải nghĩa ở cuối bài thơ. GV giải nghĩa thêm các từ : phì phò (tiếng thở to của người hoặc vật), lon ta lon ton (dáng đi của trẻ em nhanh nhẹn và vui vẻ). c) Đọc từng khổ thơ trong nhóm. d) Thi đọc trước lớp (khổ thơ, cả bài ; CN, ĐT). 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài + Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng ? (" Tưởng rằng biển nhỏ / Mà to bằng trời. / Như con sông lớn chỉ có một bờ / Biển to lớn thế ") GV hướng dẫn HS đọc những câu thơ trên, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngạc nhiên, thích thú của em bé lần đầu nhìn thấy biển thật to lớn. + Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con ? (Bãi giằng với sóng /Chơi trò kéo co. /Nghìn con sóng khoẻ / Lon ta lon ton / Biển to lớn thế /Vẫn là trẻ con. ) + GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của từng câu thơ (hoặc tự mình giải nghĩa nếu các em chưa hiểu) : Biển có hành động như một đứa trẻ : bãi biển chơi trò kéo co với sóng ; sóng biển chạy lon ta lon ton hệt một đứa trẻ nhỏ. HS luyện đọc các câu thơ trên (giọng nghịch ngợm, hồn nhiên) : + Em thích khổ thơ nào nhất ? Vì sao ? ( khổ thơ có hình ảnh ngộ nghĩnh, vì khổ thơ tả rất đúng, vì khổ thơ tả biển có những đặc điểm rất giống trẻ con,...Nhiều HS đọc khổ thơ mình thích, giải thích lí do. - GV nhận xét. 4. Học thuộc lòng bài thơ áp dụng một số biện pháp dạy HTL như : - Dựa vào các tiếng đầu dòng. - Đọc tiếp nối giữa các bàn (đọc ĐT) hoặc giữa các CN. 5. Củng cố, dặn dò - GV yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc cả bài thơ ; hỏi cha mẹ về tên các loài cá bắt đầu bằng ch và tr. TIẾNG VIỆT Thứ 6 ngày 9 tháng 3 năm 2007 CHÍNH TẢ NGHE VIẾT : BÉ NHÌN BIỂN I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 3 khổ đầu của bài thơ Bé nhìn biển 2. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu tr/ch, thanh hỏi thanh ngã. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC . - Tranh, ảnh các loài cá : chim, chép, chày, chạch, chuồn, chuối, chọi, trê, trắm, trích, trôi,... - VBT . III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A - KIỂM TRA BÀI CŨ 2 HS lên bảng viết theo lời đọc của GV : Cọp chịu để bác nông dân trói vào gốc cây, rồi lấy rơm trùm lên mình nó. B - DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐ,YC của tiết học. 2. Hướng dẫn nghe - viết 2.1. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc 3 khổ đầu bài thơ Bé nhìn biển. 2 HS đọc lại. - Hướng dẫn HS hiểu nội dung bài chính tả. GV hỏi : Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển như thế nào ? (Biển rất to lớn ; có những hành động giống như một con người.) - Hướng dẫn nhận xét : + Mỗi dòng thơ có mấy riêng ? (Có 4 tiếng) + Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở ? (Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 hay thứ 4 tính từ lề vở.) 2.2. GV đọc, HS viết bài vào vở 2.3. Chấm, chữa bài . 3. Hướng dẫn giải các bài tập 3.. Bài tập 2 GV khai thác vốn sống của HS để làm bài tập này. Nếu sưu tẩm được tranh, ảnh các loài cá, tổ chức cho HS làm bài dưới hình thức trò chơi viết tên các loài cá (bắt đầu bằng ch hoặc tr như sau : - Treo tranh (ảnh) các loài cá theo 2 nhóm sao cho nhóm nào cũng có tên cá mở đầu bằng chữ cái ch và tr (số ảnh của 2 nhóm bằng nhau). - Các nhóm nhìn tranh (ảnh), trao đổi, thống nhất tên các loài cá ; cử đại diện lên bảng viết tên từng loài cá dưới tranh. - Các nhóm nhận xét kết quả của nhau, GV nhận xét, sửa chữa, kết luận nhóm thắng cuộc. - 2, 3 HS chỉ tranh, đọc lại kết quả. Cả lớp làm bài vào VBT. 3.2. Bài tập 3 : GV chọn cho HS làm BT3a . HS khá, giỏi có thể làm cả BT3a, - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài ? suy nghĩ. Ai nghĩ ra lời giải, chạy nhanh lên bảng viết lại. Cả lớp và GV nhận xét (về nội dung, chính tả), chốt lại lời giải đúng : chú - trường - chân 4. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại những từ ngữ còn mắc lỗi trong bài chính tả. TIẾNG VIỆT Thứ 6 ngày 9 tháng 3 năm 2007 TẬP LÀM VĂN ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý . QUAN SÁT TRANH TRẢ LỜI CÂU HỎI I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Biết đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường. 2. Quan sát tranh một cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cảnh trong tranh. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Tranh minh hoạ cảnh biển trong SGK (phóng to, nếu có thể). - Bảng phụ viết 4 câu hỏi của BT3. VBT . III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC A - KIỂM TRA BÀI CŨ - 2, 3 cặp HS đứng tại chỗ đối thoại : em nói câu phủ định, em kia đáp lời phủ - định (theo chủ đề bất kì : Muông thú, Sông biển,...). - HS1 : Cậu đã bao giờ được nhìn thấy một con voi chưa ? - HS2 : Chưa bao giờ. - HS1 : Thật đáng tiếc đấy B - DẠY BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài Trong tiết TLV tuần 24, các em đã học đáp lời phủ định. Tiết học hôm nay dạy các em biết đáp lời đồng ý. Sau đó, các em sẽ tập quan sát một bức tranh vẽ cảnh biển (trong SGK), trả lời đúng các câu hỏi về cảnh biển được thể hiện trong tranh. 2. Hướng dẫn làm bài tập . 2.. Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm theo. GV hỏi : + Hà cần nói với thái độ thế nào ? Bố dũng nói với thái độ thế nào ? (Lời Hà - lễ phép. Lời bố Dũng - niềm nở.) Từng cặp HS đóng vai (bố Dũng, Hà) thực hành đối đáp (không nhất thiết phải nói nguyên văn từng câu chữ trong SGK). Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn cặp đối thoại tốt nhất. - 2, 3 HS nhắc lại lời Hà khi được bố Dũng mời vào nhà gặp Dũng. (Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác.) 2. Bài tập 2 : GV khuyến khích HS đáp lời đồng ý theo nhiều cách khác nhau, đúng mực, .là hợp với tình huống giao tiếp. - GV hỏi : Lời của bạn Hương (tình huống a), lời của anh (tình huống bị cần nói với thái độ thê nào ? (Lời của bạn Hương biểu lộ sự biết ơn vì được Hương . giúp đỡ ; lời anh - vui vẻ, biết ơn vì được em cho mượn đồ chơi). + GV nói thêm : dù là anh cũng phải biết bày tỏ sự cảm ơn em. + 3, 4 cặp HS thực hành đóng vai. GV khen ngợi những HS đáp lời đồng ý đúng nghi thức, thể hiện thái độ lịch sự, chân thành. 2.3. Bài tập 3 : GV nhắc HS : bài tập yêu cầu các em quan sát tranh, trả lời câu hỏi. GV khuyến khích HS suy nghĩ trả lời câu hỏi theo nhiều cách diễn đạt khác nhau. - HS quan sát kĩ bức tranh, đọc kĩ 4 câu hỏi, thầm trả lời các câu hỏi hoặc viết l nhanh ra nháp. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. VD : a) Tranh vẽ cảnh gì ? (Tranh vẽ cảnh biển buổi sáng. Tranh vẽ cảnh biển buổi sớm mai, khi mặt trời mới lên. ...) b) Sóng biển như thê nào ? (Sóng biển xanh nhấp nhô./ Sóng biển xanh như dềnh lên. Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh....) c) Trên mặt biển có những gì ? (Những cánh buồm đang lướt sóng, những chú hải âu đang chao lượn,... ) d) Trên bầu trời có những gì ? (Mặt trời đang dâng lên, những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời,...) 3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS thực hành đáp lời đồng ý.

File đính kèm:

  • docTIENG VIET2 TUAN 25.doc
Giáo án liên quan