MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài . Ngắt , nghỉ hơi đúng .
- Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật.
2. - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong SGK .
- Hiểu nội dung truyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK .
- Bảng phụ viết sẵn 3 phương án trả lời câu hỏi 4 để HS chọn .
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2444 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 28, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u toàn bài
Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ :
b1. Đọc từng câu:
HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
GV luyện cho HS đọc các từ khó: Toả, gật đầu, bạc phếch, nở, dải, quanh cổ, bay vào bay ra, đủng đỉnh.
b2. Đọc từng đoạn trước lớp
GV chia làm 3 đoạn trong bài để hướng dẫn HS luyện đọc .
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài.
Đoạn 1: 4 dòng thơ đầu.
Đoạn 2: 4 dòng thơ tiếp.
Đoạn 3: 6 dòng còn lại.
GV hướng dẫn HS nghỉ hơi để tách các cụm từ ở một số câu.
HS đọc theo hướng dẫn của GV, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ các câu thơ.
GV giúp HS hiểu các từ được chú giải trong bài và giải nghĩa thêm: Bạc phếch, đánh nhịp.
b3. Đọc từng đoạn trong nhóm.
b4. Thi đọc giữa các nhóm.
b5. Cả lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
Câu 1: Các bộ phận của cây dừa được so sánh với những gì?
Lá?
Ngọn?
Thân?
Quả?
HS đọc thầm 8 dòng thơ đầu, trả lời lần lượt từng ý của câu hỏi :
Lá: Như bàn bay dang ra đón gió, như chiếc lược chải đầu mây xanh.
Ngọn dừa: Như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng.
Thân dừa: Mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh trời đất.
Quả dừa: Như đàn lợn con, như những hũ rượu.
1, 2 HS đọc lại 8 dòng thực hành đầu.
Câu 2: Cây dừa gắn bó với thiên nhiên như thế nào ?
Gió?
Trăng?
Mây?
Nắng?
Đàn cò?
HS đọc 6 dòng thơ còn lại, trao đổi thảo luận, trả lời lần lượt từng ý của câu hỏi.
Với gió: Gật đầu gọi trăng.
Với mấy: Là chiếc lược chải vào mây xanh.
Với nắng: Làm dịu mát nắng trưa.
Vói đàn cò: Hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp cánh bay vào bay ra.
GV nhắc lại HS lưu ý nhấn giong những từ gợi tả, gợi cảm: Làm dịu, gọi, đứng canh, đủng đỉnh.
1, 2 HS đọc lại 6 dòng thơ cuối.
Câu 3: Em thích những câu thơ nào? Vì sao?
HS phát biểu những ý kiến khác nhau.
GV khen ngợi những HS giải thích lý do một cách rõ ràng, có sức thuyết phục.
4. Hướng dẫn học thuộc lòng bài thơ:
HS học thuộc lòng từng phần của bài thơ: 4 dòng đầu, 4 dòng tiếp theo và 6 dòng cuối.
3 nhóm HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng 3 đoạn của bài.
2; 3 HS đọc thuộc lòng cả bài.
5. Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Thứ tư ngày 3 tháng 4 năm 2008
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: TIẾT 28
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI – CÂU HỎI LÀM GÌ
DẤU CHẤM – DẤU HỎI
I MỤC TIÊU
Nêu được một số từ ngư về cây cối
Biết đặt và TLCH với cụm từ: Để làm gì?
Điền đúng dấu chấm dấu phẩy vào đoạn văn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Bảng phân loại các loài cây ở bài tập 1:
Cây lương thực thực phẩm
Cây ăn quả
Cây lấy gỗ
Cây lấy mát
Cây hoa
Nội dung bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài : Với chủ đề cây cối tiết LTVC hôm nay sẽ giúp các em được biết thêm nhiều loài cây,biết dùng cụm từ để làm gì? Và làm bài tập về cách dùng dấu chấm , dấu phẩy.
Hướng dẫn giải các bài tập :
Bài 1: Miệng
1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài – 2 HS làm bài trên bảng lớp.
Cả lớp và GV nhận xét bài làm trên bảng lớp, chốt lại lời giải đúng.
Cả lớp làm bài trên giấy nháp .
GV nói thêm: Có những loại cây vừa cho ăn quả vừa cho bóng mát,cho gỗ.
Bài 2: Miệng.
GV nhắc HS chú ý: Bài tập yêu cầu các em dựa vào kết quả bài tập 1, đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ: Để làm gì?
HS 1 hỏi: Người ta trồng lúa để làm gì?
HS 2 đáp: Người ta trồng lúa để có gạo ăn
HS 1: Người ta trồng cây bàng để làm gì ?
HS 2: Người ta trồng cây bàng để sân trường có bóng mát, cho HS chơi dưới gốc cây.
Từng cặp HS thực hành hỏi đáp theo yêu cầu của bài tập
Bài 3: Viết.
1 HS đọc yêu cầu của bài.
Cả lớp làm bài vào vở bài tập
GV treo bảng phụ đã viết nội dung bài
3; 4 HS lên bảng thi làm bài đúng, nhanh sau đó từng em đọc kết quả
Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học .
Yêu cầu về nhà tìm đọc thêm về các loại cây.
TẬP LÀM VĂN: TIẾT 28
ĐÁP LỜI CHIA VUI - TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI.
I MỤC TIÊU
Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1) .
Đọc và trả lời các câu hỏi về bài miêu tả ngắn (BT2)
Viết được các câu trả lời cho phần bài tập 2
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Tranh minh hoạ bài tập 1.
Một vài quả măng cụt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Giới thiệu bài : Giờ TLV hôm nay các em sẽ đáp lời chia vui và tìm hiểu viết về 1loại quả rất ngon ở miền Nam nước ta đó là Măng cụt
Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 1: Làm miệng
1 HS đọc yêu cầu của bài tập
GV gọi 1 tốp 4 HS thực hành đóng vai
HS 1; 2; 3 nói lời chúc mừng HS 4
HS 4 đáp lại .
GV khuyến khích HS nói lời chúc mừng và đáp lại lời chúc mừng theo nhiều cách diễn đạt khác nhau.
Bài 2: Miệng
1 HS đọc đoạn văn Quả măng cụt và các câu hỏi – Cả lớp đọc thầm theo .
GV giới thiệu cho HS xem một quả măng cụt thật .
Từng cặp HS hỏi đáp theo các câu hỏi, 1 em hỏi, em kia trả lời sau đó đổi vai
GV nhắc HS phải dựa sát vào ý của bài Quả măng cụt nhưng không nhất thiết phải đúng nguyên xi từng câu từng chữ trong bài.
Cả lớp và GV nhận xét .
Nhiều HS tiếp nối nhau thi hỏi đáp nhanh, đúng
Bài 3: Viết .
GV yêu cầu chọn viết vào vở các câu trả lời cho phần a hay phần b của bài tập 2.
2; 3 HS phát biểu ý kiến, chọn phần nào.
GV nhắc HS chỉ viết phần trả lời, không cần viết câu hỏi, trả lời dựa vào ý của bài Quả măng cụt nhưng không nhất thiết phải đúng nguyên xi từng câu từng chữ .
Cả lớp và GV nhận xét
Nhiều HS đọc bài trước lớp
3. Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS thực hành nói lời chia vui, đáp lời chia vui đúng nghi thức, quan sát quả các em thích.
TẬP VIẾT : TIẾT 23
Y - Yêu luỹ tre làng
I. I MỤC TIÊU:
- Biết viết chữ hoa Y ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Yêu( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), Yêu luỹ tre làng ( 3lần)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ cái hoa Y, mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng li: Yêu; Yêu luỹ tre làng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ :
HS cả lớp viết bảng con chữ X
GV gọi 1 HS nhắc lại cụm từ ứng dụng Xuôi chèo mát mái, yêu cầu 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con Xuôi
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn viết chữ hoa :
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ Y. Cấu tạo : Chữ Y cỡ vừa cao 8 li gồm 2 nét là nét móc 2 đầu và nét khuyết ngược
Cách viết :
HS quan sát mẫu chữ trên bìa biết kích thước của chữ trên khung .
Nét 1 : Viết như nét nét 1 của chữ U
Nét 2: Từ điểm DB của nét 1,viết nét lượn ngang từ trái sang phải , DB trên ĐK 6
Nét 3 : Từ điểm DB của nét 1, rê bút lên đường kẻ 6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống đường kẻ 4 dưới đường kẻ, dừng bút ở đường kẻ 2 phía trên ,
GV viết mẫu chữ Y lên bảng vừa viết vừa nói lại cách viết .
Y Y Y
b) Hướng dẫn HS viết trên bảng con
HS tập viết chữ Y 2,3 lượt .
GV nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại quy trình viết nói trên để HS viết đúng .
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
Giới thiệu cụm từ ứng dụng :
GV giúp HS hiểu nghĩa của cụm từ Yêu luỹ tre làng : Tình cảm yêu làng xóm, quê hương của người Việt Nam ta
1 HS đọc cụm từ ứng dụng : Yêu luỹ tre làng
b) Hướng dẫn HS quan sát cụm từ ứng dụng nêu nhận xét .
Độ cao các chữ cái :
Chữ Y cao 4 li
Chữ cao 2,5 li
Chữ cao 1,5 li
Chữ cao 1,25 li .
Chữ cao 1 li .
Các chữ còn lại
Nối nét: Nét cuối của chữ Y nối nét với nét đầu của chữ ê
c. HS viết vào bảng con chữ Yêu
4. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập Viết
GV nêu yêu cầu viết vào vở Tập viết
HS luyện viết theo yêu cầu .
1 dòng chữ Y cỡ vừa .
2 dòng chữ Y cỡ nhỏ .
1 dòng chữ Yêu cỡ vừa .
1 dòng chữ Yêu cỡ nhỏ .
2 dòng cụm từ ứng dụng nhỏ .
GV theo dõi , giúp đỡ HS luyện viết theo yêu cầu trên bảng đúng quy trình hình dáng và nội dung .
5. Chấm , chữa bài .
GV chấm 5 , 7 bài nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm .
6. Củng cố dặn dò :
GV nhận xét chung về tiết học , khen ngợi những HS viết đẹp .
GV dặn HS về nhà viết thêm các dòng trong vở Tập Viết .
CHÍNH TẢ : TIẾT 56
CÂY DỪA
I MỤC TIÊU
- Nghe viết lại chính xác, trình bày đúng 8 dòng đầu của bài thơ Cây dừa.
Làm được bài tập 2a
Viết đúng các tên riêng Việt Nam .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :Bảng kẻ bài tập 2.
Tên bắt đầu bằng S
Tên bắt đầu bằng X
Bảng phụ viết bài tập 3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bài cũ : GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: Bền vững, thưở bé, quở trách.
Bài mới :
Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ nghe viết lại 8 dòng đầu bài thơ Cây dừavà làm các bài tập chính tả s/x , in/inh
Hướng dẫn nghe viết:
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
GV đọc đoạn thơ 1 lần.
2 HS đọc lại.
Yêu cầu HS nêu nội dung đoạn trích
- Tả các bộ phận lá, ngọn, thân, quả của cây dừa, làm cho cây dừa vừa có hình dáng, hoạt động như con người.
- HS viết vào bảng con những từ dễ viết sai.
Tàu dừa, ngọt, hũ.
b. GV đọc, HS nghe và viết bài.
c. Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn làm bài tập .
Bài 2:
GV chọn cho HS làm bài tập 2a.
Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
GV tổ chức cho HS trao đổi theo nhóm
GV dành đủ thời gian cho HS viết được nhiều tên cây.
2 nhóm lên bảng làm bài tập theo cách thi tiếp sức. Mỗi sinh hoạt tiếp nối nhau viết tên các loài cây bắt đầu bằng s hay x lên bảng lớp đã kẻ sẵn bảng phân loại.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, kết luận nhóm thắng cuộc là nhóm tìm đúng, nhiều tên cây, viết đúng chính tả.
3; 4 HS đọc lại các tên cây tìm được, rút ra nhận xét: Tên các loài cây bắt đầu bằng S nhiều hơn tên các loài cây bắt đầu bằng X
Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài 3:
1 HS đọc yêu cầu của bài và đoạn thơ của Tố Hữu.
GV mở bảng phụ đã viết đoạn thơ, nhắc cả lớp đọc kĩ đoạn thơ đã phát hiện những tên riêng bạn HS quên chưa viết hoa, sửa lại cho đúng.
Cả lớp đọc thầm đoạn thơ, làm bài vào giấy nháp.
GV gọi 3 HS lên bảng và viết lại cho đúng những chữ dễ viết sai.
3 HS lên bảng viết lại đúng những chữ viết bị sai.
Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
GV giải thích các tên riêng trong đoạn thơ.
2; 3 HS đọc lại đoạn thơ đã sửa lỗi.
Cả lớp làm bài vào vở bài tập .
4. Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam .
File đính kèm:
- TUAN_28.doc