- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó dễ lẫn.
- Nghỉ hơi dúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Phân biệt được lời các nhân vật với lời người dẫn chuyện.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
Hiểu nghĩa các từ mới: dài thượt, trấn tĩnh, bội bạc, tẽn tò
Hiểu ý nghĩa của nội dung câu chuyện: Truyện ca ngợi trí thông minh của Khỉ, phê phán thói giả dối, lợi dụng người khác của Cá Sấu sẽ không bao giờ có bạn vì không ai muốn kết bạn với một kẻ bội bạc, giả dối như nó.
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 Tuần 24, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, nhóm, cá nhân, lớp,…
IV.Các hoạt động:
HĐ1: KT bài cũ.
Gọi HS chữa bài tập 4 SGK ( T 120 ).
GV KT bảng chia 4 dưới lớp.
Nhận xét, ghi điểm
HĐ2: Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài.
2.Giới thiệu bảng chia 5.
Trực quan các tấm bìa để dẫn dắt HS thành lập các phép tính chia 5 từ bảng nhân 5 thành lập bảng chia 5.
3. Luyện tập, thực hành.
Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
GV chỉ bảng và yêu cầu HS đọc các dòng trong bảng số.
? Muốn tính thương ta làm thế nào?
Bài 2. Bài toán:
Có 15 bông hoa cắm đều vào 5 bình hoa. Hỏi mỗi bình có mấy bông hoa?
? Có tất cả bao nhiêu bông hoa?
? Cắm đều 15 bông hoa vào 5 bình hoa nghĩa là như thế nào?
? Muốn biết mỗi bình hoa có mấy bông hoa chúng ta làm như thế nào?
GV ghi tóm tắt lên bảng.
Tóm tắt:
15 bông hoa: 5 bình.
mỗi bình: … bông hoa?
GV chốt bài đúng:
Số bông hoa mỗi bình có là:
15 : 5 = 3 (bông ).
Đáp số: 3 bông.
Bài 3. Thực hiện tương tự bài 1.
GV chốt bài đúng.
Số bình hoa cắm được là:
15 : 5 = 3 ( bình hoa ).
Đáp số: 3 bình hoa.
4. Chấm bài, nhận xét.
HĐ3: Củng cố, dặn dò.
? Hôm nay các em được học thêm bảng chia nào?
- Hoàn thành phần bài tập ở vở bài tập.
1 em lên bảng.
HS quan sát và thực hiện theo yêu cầu của GV.
Học thuộc lòng bảng chia 5.
HS mở SGK ( T 121 )
…điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng.
Đọc : Số bị chia, số chia, thương.
…ta lấy số bị chia chia cho số chia.
1 em lên bảng, lớp làm vào vở nháp.
Nhận xét, so sánh.
2 em đọc lại bài toán.
...15 bông hoa.
...nghĩa là 15 bông hoa chia thành 5 phần bằng nhau.
...thực hiện phép tính chia 15 : 5.
1 em lên bảng giải, lớp làm vào vở nháp.
Nhận xét, so sánh.
HS phân tích và làm bài vào vở.
Đọc kết quả bài làm.
Nhận xét, bổ sung.
…Bảng chia 5.
2 em đọc thuộc bảng chia.
Chính tả: (N/V) VOI NHÀ.
I.Mục tiêu: 1.Nghe và viết lại chính xác đoạn: Con voi lúc lắc vòi…đến hướng bản Tun trong bài Voi nhà.
2. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s / x / ; ut/ uc.
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng ghi các bài tập.
III.Dự kiến PP và các hình thức dạy học: Trực quan, hỏi - đáp, đóng vai, luyện tập, thực hành, trò chơi, nhóm, cá nhân, lớp,…
IV.Các hoạt động:
HĐ1: KT bài cũ.
Viết các từ: ngôi sao, phú sa, nhút nhat, nhúc nhắc.
Nhận xét, ghi điểm.
HĐ2: Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết bài.
GV đọc bài viết.
a.Ghi nhớ đoạn cần viết.
? Mọi người lo lắng như thế nào?
? Con voi đã làm gì để giúp các chiến sĩ?
b/ Hướng dẫn cách trình bày.
? Đoạn văn có mấy câu?
Em hãy đọc câu nói của Tứ
? Câu nói của Tứ được viết cùng với những dấu câu nào?
c/ Hướng dẫn viết từ khó.
quặt chặt, huơ vòi, vũng lầy, lững thững.
Nhận xét, tuyên dương.
3.Viết bài.
GV đọc bài hướng dẫn HS chép bài vào vở.
GV bao quát chung.
4. Chấm bài
5. Hướng dẫn làm bài tập
GV chốt bài đúng trên bảng phụ.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
Hệ thống bài
Về nhà luyện viết lại bài.
2 em lên bảng, lớp bảng con
Nhận xét, bổ sung
HS dò bài theo
2 HS đọc lại, cả lớp theo dõi
…voi đập tan xe và phải đập chết nó.
…quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy.
…có 7 câu.
…Nó đập tan xe mất. Phải bắn thôi!
…được đặt sau dấu hai chấm, dấu gạch ngang. Cuối câu có dấu chấm than.
2 em lên bảng
Lớp viết bảng con.
Nhận xét, so sánh
HS viết bài.
Dò, soát lỗi.
Mở vở làm bài tập
Tự làm bài
Đọc bài làm. Nhận xét
THTiếng việt: ( Tập viết ) CHỮ HOA U, Ư
I.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết đúng chữ hoa U, Ư cỡ vừa và nhỏ đúng quy định.
- Viết câu ứng dụng : Ươm cây gây rừng.
- Viết đúng mẫu chữ, đúng kiểu chữ , nối chữ đúng quy định, đúng khoảng cách giữa các chữ.
- Viết đẹp, trình bày sạch sẽ.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở.
II.Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ U,Ư hoa.
III.Dự kiến PP và các hình thức dạy học: Trực quan, hỏi - đáp, đóng vai,
luyện tập, thực hành, trò chơi, nhóm, cá nhân, lớp,…
III.Các hoạt động:
HĐ1: KT bài cũ.
Nhắc lại nội dung bài học.
HĐ2: Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn tập viết.
Trực quan chữ mẫu: U
? Chữ U hoa cao mấy li?
? Chữ U hoa gồm mấy nét? Là những nét nào?
GV giảng quy trình.
GV vừa nói to vừa tô chữ vào khung chữ.
? Em hãy so sánh chữ U hoa với chữ Ư hoa?
Viết bảng
*Giới thiệu cụm từ ứng dụng:
Ươm cây gây rừng.
GV: Ươm cây gây rừng là công việc tất cả mọi người cần tham gia để bảo vệ môi trường, chống hạn hán và lũ lụt.
? Cụm từ Ươm cây gây rừng có mấy chữ, là những chữ nào?
Yêu cầu HS quan sát chữ mẫu, nhận xét số chữ có trong cụm từ, chiều cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ.
- Hướng dẫn viết chữ Ươm.
- Viết mẫu. Lưu ý cách nối nét.
3. Hướng dẫn viết vở.
Viết 2 dòng chữ U, 2 dòng chữ Ư.
Viết 2 dòng chữ Ươm to.
Viết 4 dòng chữ Ươm nhỏ.
Viết 4 dòng chữ Ươm cây gây rừng cỡ nhỏ.
HS khá, giỏi viết thêm một nửa yêu cầu trên theo kiểu chữ sáng tạo.
- Theo dõi HS viết bài.
4. Chấm bài, nhận xét
HĐ3: Nhận xét tiết học- dặn dò.
Về nhà luyện viết bài.
2 em.
Nhận xét, bổ sung
Quan sát.Nhận xét độ cao của chữ U
…cao 5 li.
…gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét móc ngược lại.
2 em nhắc lại quy trình.
…chữ Ư hoa chỉ khác chữ U hoa ở nét râu nhỏ trên đầu nét 2.
HS viết chữ U, Ư vào không trung 2 lần
Viết bảng con chữ U, Ư.
2 em lên bảng , lớp viết bảng con.
Nhận xét, bổ sung.
2 em đọc lại.
…có 4 chữ ghép lại với nhau, đó là:
Uơm, cây, gây, rừng.
Nhận xét độ cao,khoảng cách các con chữ trong cụm từ.
Quan sát
Viết vào bảng con.
Nhận xét.
Cả lớp viết bài vào vở ô li
Thu vở.
_______________________________
THToán: ÔN BẢNG CHIA 5.
I.Mục tiêu: - Củng cố thêm cho HS về bảng chia 5.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài cho HS ở vở bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
III.Dự kiến PP và các hình thức dạy học: Trực quan, hỏi - đáp, đóng vai, luyện tập, thực hành, trò chơi, nhóm, cá nhân, lớp,…
IV.Các hoạt động:
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: Luyện làm bài tập
Bài 1. Nêu yêu cầu.
Tổ chức cho HS chơi trò: Xì điện.
Quy trình tương tự các tiết trước.
Bài 2. Nêu yêu cầu.
GV bao quát chung cả lớp.
Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3. Gọi HS đọc bài toán
GV chốt bài đúng.
Mỗi tổ nhận được số báo là :
20 : 5 = 4 ( tờ ).
Đáp số : 4 tờ.
Bài 4.
Yêu cầu HS đọc bài toán và tự làm như bài 3
GV bao quát chung cả lớp ( Lưu ý HS TB ).
GV chốt bài đúng.
Số tổ được chia báo là:
20 : 5 = 4 ( tổ )
Đáp số: 4 tổ.
HĐ3: Chấm bài, nhận xét.
HĐ4: Củng cố, dặn dò.
? Hôm nay các em được ôn luyện dạng toán gì?
Dặn dò học bài ở nhà.
Mở vở bài tập ( T 34 )
2 em.
HS thực hành chơi theo yêu cầu. .
2 em.
HS tự làm bài.
Đổi vở KT kết quả lẫn nhau.
Báo cáo kết quả cho cô giáo.
3 em.
HS thực hành làm bài.
Đọc kết quả bài làm.
Nhận xét, bổ sung.
HS làm bài.
Đổi vở KT kết quả lẫn nhau.
…bảng chia 5.
Thứ 6 ngày 27 tháng 2 năm 2009.
Tập làm văn: ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH, NGHE TRẢ LỜI…
I.Mục tiêu: - Biết đáp lại lời phủ định của người khác bằng lời của em trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
- Nghe truyện ngắn vui Vì sao? Và trả lời câu hỏi về nội dung truyện.
- Biết ghi nhớ và có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình.
II.Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ phục vụ bài học.
Các tình huống viết vào giấy.
III.Dự kiến PP và các hình thức dạy học: Trực quan, hỏi - đáp, đóng vai, luyện tập, thực hành, trò chơi, nhóm, cá nhân, lớp,…
IV.Các hoạt động:
HĐ1: KT bài cũ.
Gọi HS đọc BT 3 đã làm tuần trước.
Nhận xét, ghi điểm
HĐ2: Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1. Làm miệng.
Treo tranh minh hoạ và hỏi:
? Bức tranh minh hoạ điều gì?
? Khi gọi điện thoại bạn nói thế nào?
? Cô chủ nhà nói thế nào?
Lời nói của cô chủ là một lời phủ định, khi nghe chủ nhà phủ định điều mình hỏi, Bạn HS đã nói thế nào?
GV: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ thường xuyên được nghe lời phủ định của người khác, khi đáp lại những lời này các em cần có thái độ lịch sự, nhã nhặn.
Bài 2. Thực hành các tình huống đã ghi sẵn ở giấy.
Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3.
GV kể chuyện 2 lần.
? Truyện có mấy nhân vật?
? Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào?
? Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì?
? Cậu bé giải thích ra sao?
? Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì?
Nhận xét, tuyên dương.
HĐ3: Củng cố - Dặn dò.
Hệ thống bài
Về nhà ôn lại bài
2 em đọc bài.
Nhận xét, bổ sung.
HS mở vở bài tập
…bạn HS gọi điện thoại đến nhà bạn.
…Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ.
…Ở đây không có ai tên là Hoa đâu cháu à.
…Thế ạ? Cháu xin lỗi cô.
HS thực hành đóng vai theo cặp thể hiện lại tình huống trên.
Trình bày trước lớp.
Nhận xét, bổ sung.
HS thể hiện.
Nhận xét, bổ sung.
HS lắng nghe.
…2 nhân vật là cô bé và cậu anh họ.
…cái gì cũng lạ lắm…
…Sao con bò lại không có sừng, hả anh?
…vì nó bị gãy sừng,có con còn non, riêng con đang ăn cỏ kia không có sừng vì nó là…con ngựa.
…là con ngựa.
HS thi đua kể trước lớp.
Nhận xét, bổ sung
______________________________
Sinh hoạt TT NHẬN XÉT TUẦN, SINH HOẠT SAO
I.Mục tiêu: - Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của cá nhân và lớp trong tuần để từ đó tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại
- Vạch kế hoạch cho tuần sau.
- Sinh hoạt sao.
II.Tiến hành: GV nhận xét hoạt động của tuần qua.
- Học tập, chuyên cần,vệ sinh, ý thức chấp hành kỉ luật.Tuyên dương những điển hình tốt trong tuần.
- Phương hướng tuần sau:
- Tiếp tục thi đua học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm tốt CHÀO MỪNG NGÀY 8 - 3; 26 - 8
Cụ thể:
- Xây dựng tác phong quân sự hóa trong trường học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
- Trong giờ học hăng say phát biểu xây dựng bài, có nhiều ý kiến hay.
- Quan tâm đến khâu giữ vệ sinh cá nhân, tập thể, vệ sinh trường lớp.
- Luôn có ý thức “ rèn chữ, giữ vở”.
- Hoạt động tập thể sôi nổi đặc biệt là sinh hoạt sao.
- Thực hiện tốt An toàn giao thông.
+ Bình bầu cá nhân xuất sắc đề nghị tuyên dương, khen ngợi dưới cờ.
+ Sinh hoạt sao.
Tập họp sao, các sao sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của anh, chị phụ trách.
GV bao qút chung.
Nhận xét buổi sinh hoạt.
Kí duyệt ngày 23/ 2/ 2009
P/ HT
Phan Thị Hà
File đính kèm:
- Giao an Tieng viet lop 2.doc