Tiếng Việt: HỌC VẦN: ua, ưa
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Đọc được câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa trưa.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: tờ bìa, lá mía, vỉa hè - Nhận xét, đọc.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu vần: * Vần ua:
- T đưa vần "ua" giới thiệu - ghi bảng - hướng dẫn HS đánh vần - HS đánh vần.
- T phát âm: "ua" - HS đọc lại - T chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS ghép thước vần ua - Nhận xét vị trí các âm.
- T: Muốn có tiếng "cua" ta thêm âm gì? - HS ghép thước - nêu - T ghi "cua" - HS nhận xét vị trí âm và vần trong tiếng khoá -Đọc.
- T đưa từ khoá - Đọc mẫu - HS đọc.
- HS đọc: u-a-ua; cờ-ua-cua; cua bể.
* Vần ưa: Tiến hành tương tự như giới thiệu vần ua.
- HS so sánh vần ua và vần ưa.
* T giới thiệu bài - Ghi bảng.
6 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1567 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng việt lớp 1 tuần 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 20 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt: HỌC VẦN: ua, ưa
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Đọc được câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua khế, mía, dừa, thị cho bé.
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: Giữa trưa.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: tờ bìa, lá mía, vỉa hè - Nhận xét, đọc.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu vần: * Vần ua:
- T đưa vần "ua" giới thiệu - ghi bảng - hướng dẫn HS đánh vần - HS đánh vần.
- T phát âm: "ua" - HS đọc lại - T chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS ghép thước vần ua - Nhận xét vị trí các âm.
- T: Muốn có tiếng "cua" ta thêm âm gì? - HS ghép thước - nêu - T ghi "cua" - HS nhận xét vị trí âm và vần trong tiếng khoá -Đọc.
- T đưa từ khoá - Đọc mẫu - HS đọc.
- HS đọc: u-a-ua; cờ-ua-cua; cua bể.
* Vần ưa: Tiến hành tương tự như giới thiệu vần ua.
- HS so sánh vần ua và vần ưa.
* T giới thiệu bài - Ghi bảng.
HĐ2: Hướng dẫn viết:
- T viết mẫu, (lưu ý nét nối).
- HS viết bảng con.
- T theo dõi, uốn nắn.
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: T đưa từ - HS đọc.
- T sửa lỗi phát âm và giải thích một số từ ngữ - Đọc mẫu.
Tiết 2
HĐ4: Luyện đọc: Hướng dẫn HS luyện đọc lại bài ở tiết 1 .
- HS quan sát và nhận xét tranh - T đưa câu úng dụng - HS đọc.
- HS tìm tiếng có chứa vần mới học.
- T đọc mẫu - HS đọc lại.
HĐ5: Luyện viết: HS viết ở vở tập viết: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
HĐ6: Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: Giữa trưa
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Tại sao em biết đây là bức tranh vẽ giữa trưa màu hè?
+ Giữa trưa là lúc mấy giờ?
+ Buổi trưa mọi người thường ở đâu và làm gì?
+ Tại sao trẻ em không nên chơi đùa vào buổi trưa?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc bài ở SGK.
- HS thi đua tìm tiếng, từ có chứa vần mới học.
- HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài 31.
Thứ ba, ngày 21 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt: ÔN TẬP
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc, viết một cách chắc chắn các vần vừa học: ia, ua, ưa.
- Đọc đúng các từ ngữ và đoạn thơ ứng dụng.
- Nghe, hiểu và kể lại theo tranh truyện kể " Khỉ và Rùa"
II. Đồ dùng dạy học: Bảng ôn; Tranh minh hoạ: đoạn thơ, truyện kể.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: cà chua, nô đùa, xưa kia - Nhận xét, đọc.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Ôn tập:
* Các vần vừa học: T treo bảng ôn.
- HS lên bảng chỉ các chữ vừa học trong tuần:
+ T đọc vần, HS chỉ chữ.
+ HS chỉ chữ và đọc vần.
* Ghép chữ và vần thành tiếng:
- HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn.
* Đọc từ ứng dụng:
- T đưa từ - HS đọc.
- T chỉnh sửa lỗi phát âm - Giải thích một số từ.
* Tập viết từ ứng dụng:
- Hướng dẫn HS viết bảng con: mùa dưa
- HS thực hành viết bảng con.
- T theo dõi, chỉnh sửa chữ viết cho HS.
- HS viết vào vở tập viết: mùa dưa.
Tiết 2
HĐ3: Luyện đọc: Hướng dẫn HS đọc lại bài ôn tiết trước.
- HS quan sát tranh, nhận xét - T giới thiệu đoạn thơ.
- HS đọc đoạn thơ: cá nhân, đồng thanh.
- T chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS - Đọc mẫu.
- HS đọc lại, khuyến khích HS đọc trơn.
HĐ4: Luyện viết: HS viết các từ ngữ còn lại ở vở tập viết.
HĐ5: Kể chuyện: Khỉ và Rùa
- HS đọc tên truyện.
- T kể chuyện kết hợp chỉ tranh minh họa.
- HS hoạt động nhóm 4, tập kể chuyện trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên kể trước lớp.
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay.
- T nêu ý nghĩa câu chuyện: Ba hoa và cẩu thả là tính xấu, rất có hại. (Khỉ cẩu thả vì đã bảo bạn ngậm đuôi mình. Rùa ba hoa nên đã chuốc hoạ vào thân ). Truyện còn giải thích sự tích cái mai rùa.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS lên chỉ và đọc lại bảng ôn.
- HS về đọc lại bài và chuẩn bị bài 32
Thứ tư ngày 22 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt: HỌC VẦN: oi, ai
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được: oi, ai, nhà ngói, bé gái.
- Đọc được các câu ứng dụng: Chú bói cá nghĩ gì thế?
Chú nghĩ về bữa trưa.
- Phát triển lờ nói tự nhiên theo chủ đề: Sẻ, ri, bói cá, le le.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: mua mía,ngựa tía,trỉa đỗ - Nhận xét, đọc.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu vần: * Vần oi:
- T đưa vần "oi" giới thiệu - ghi bảng - hướng dẫn HS đánh vần - HS đánh vần.
- T phát âm: "oi" - HS đọc lại - T chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS ghép thước vần oi - Nhận xét vị trí các âm.
- T: Muốn có tiếng "ngói" ta thêm âm gì và dấu thanh gì? - HS ghép thước - nêu - T ghi "ngói" - HS nhận xét vị trí âm và vần trong tiếng khoá -Đọc.
- T đưa từ khoá - Đọc mẫu - HS đọc.
- HS đọc:o-i-oi; ngờ-oi-ngoi-sắc-ngói; nhà ngói
* Vần ai: Tiến hành tương tự như giới thiệu vần oi.
- HS so sánh vần oi và vần ai.
* T giới thiệu bài - Ghi bảng.
HĐ2: Hướng dẫn viết:
- T viết mẫu, (lưu ý nét nối).
- HS viết bảng con.
- T theo dõi, uốn nắn.
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: T đưa từ - HS đọc.
- T sửa lỗi phát âm và giải thích một số từ ngữ - Đọc mẫu.
Tiết 2
HĐ4: Luyện đọc: Hướng dẫn HS luyện đọc lại bài ở tiết 1 .
- HS quan sát và nhận xét tranh - T đưa câu úng dụng - HS đọc.
- HS tìm tiếng có chứa vần mới học.
- T đọc mẫu - HS đọc lại.
HĐ5: Luyện viết: HS viết ở vở tập viết: oi,ai, nhà ngói,bé gái.
HĐ6: Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: Sẻ, ri, bói cá, le le
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong tranh vẽ những con gì?
+ Em biết con chim nào trong số các con vật này?
+ Chim bói cá và le le sống ở đâu và thích ăn gì?
+ Chim sẻ và chim ri thích ăn gì? Chúng sống ở đâu?
+ Trong số này có con chim nào hay hót không? Tiếng hót của chúng thế nào?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc bài ở SGK.
- HS thi đua tìm tiếng, từ có chứa vần mới học.
- HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài 33.
Thứ năm, ngày 23 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt: HỌC VẦN: ôi - ơi
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được:ôi, ơi, trái ổi, bơi lội.
- Đọc được các câu ứng dụng: Bé trai, bé gái đi chơi phố với bố mẹ.
- Phát triển lờ nói tự nhiên theo chủ đề: Lễ hội.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: ngà voi, cái còi, gà mái - Nhận xét, đọc.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu vần: * Vần ôi:
- T đưa vần "ôi" giới thiệu - ghi bảng - hướng dẫn HS đánh vần - HS đánh vần.
- T phát âm: "ôi" - HS đọc lại - T chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS ghép thước vần ôi - Nhận xét vị trí các âm.
- T: Muốn có tiếng "ngói" ta thêm âm gì và dấu gì? - HS ghép thước - nêu - T ghi "ngói" - HS nhận xét vị trí âm và vần trong tiếng khoá -Đọc.
- HS quan sát tranh, nhận xét.
- T đưa từ khoá - HS đọc.
- HS đọc:ô-i-ôi; ôi-hỏi-ổi; trái ổi
* Vần ơi: Tiến hành tương tự như giới thiệu vần ôi.
- HS so sánh vần ôi và vần ơi.
* T giới thiệu bài - Ghi bảng.
HĐ2: Hướng dẫn viết:
- T viết mẫu, (lưu ý nét nối).
- HS viết bảng con.
- T theo dõi, uốn nắn.
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: T đưa từ - HS đọc.
- T sửa lỗi phát âm và giải thích một số từ ngữ - Đọc mẫu.
Tiết 2
HĐ4: Luyện đọc: Hướng dẫn HS luyện đọc lại bài ở tiết 1 .
- HS quan sát và nhận xét tranh - T đưa câu ứng dụng - HS đọc.
- HS tìm tiếng có chứa vần mới học.
- T đọc mẫu - HS đọc lại.
HĐ5: Luyện viết: HS viết ở vở tập viết: ôi,ơi, trái ổi, bơi lội.
HĐ6: Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: Lễ hội
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao em biết tranh vẽ về lễ hội?
+ Quê em có những lễ hội gì? Vào mùa nào?
+ Trong lễ hội thường có những gì?
+ Ai đưa em đi dự lễ hội?
+ Qua ti vi hoặc nghe kể, em thích lễ hội nào nhất?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc bài ở SGK.
- HS thi đua tìm tiếng, từ có chứa vần mới học.
- HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài 34.
Thứ sáu, ngày 24 tháng 10 năm 2008
Tiếng Việt: HỌC VẦN: ui - ưi
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS đọc và viết được:ui, ưi, đồi núi,gửi thư.
- Đọc được các câu ứng dụng: Dì Na vừa gửi thư về.Cả nhà vui quá.
- Phát triển lờ nói tự nhiên theo chủ đề: Đồi núi.
II. Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ: từ khoá, câu ứng dụng, phần luyện nói.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Tiết 1
1. Bài cũ: HS viết bảng con: cái chổi , ngói mới, đồ chơi- Nhận xét, đọc.
2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu vần: * Vần ui:
- T đưa vần "ui" giới thiệu - ghi bảng - hướng dẫn HS đánh vần - HS đánh vần.
- T phát âm: "ui" - HS đọc lại - T chỉnh sửa lỗi phát âm.
- HS ghép thước vần ui - Nhận xét vị trí các âm.
- HS so sánh vần ui với vần ôi đã học.
- T: Muốn có tiếng "núi" ta thêm âm gì và dấu gì? - HS ghép thước - nêu - T ghi "núi" - HS nhận xét vị trí âm và vần trong tiếng khoá -Đọc.
- HS quan sát tranh, nhận xét.
- T đưa từ khoá - HS đọc.
- HS đọc:u -i-ui; n-ui- nui-sắc-núi; đồi núi.
* Vần ưi: Tiến hành tương tự như giới thiệu vần ôi.
- HS so sánh vần ui và vần ưi.
* T giới thiệu bài - Ghi bảng.
HĐ2: Hướng dẫn viết:
- T viết mẫu, (lưu ý nét nối giữa u và i).
- HS viết bảng con.
- T theo dõi, sửa lỗi cho HS.
HĐ3: Đọc từ ngữ ứng dụng: T đưa từ - HS đọc.
- T sửa lỗi phát âm và giải thích một số từ ngữ - Đọc mẫu.
Tiết 2
HĐ4: Luyện đọc: Hướng dẫn HS luyện đọc lại bài ở tiết 1 .
- HS quan sát và nhận xét tranh - T đưa câu ứng dụng - HS đọc.
- HS tìm tiếng có chứa vần mới học.
- T đọc mẫu - HS đọc lại.
HĐ5: Luyện viết: HS viết ở vở tập viết: ui,ưi, đồi núi, gửi thư.
HĐ6: Luyện nói: HS đọc tên bài luyện nói: Đồi núi
- HS quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Đồi núi thường có ở đâu? Em biết tên vùng nào có đồi núi?
+ Trên đồi núi thường có gì?
+ Quê em có đồi núi không?
+ Đồi khác núi thế nào?
3. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc bài ở SGK.
- HS thi đua tìm tiếng, từ có chứa vần mới học.
- HS về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài 35.
File đính kèm:
- Tuan 8(1).doc