Giáo án Tiếng Việt Buổi 2 Lớp 3 Tuần 19

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

- Nhớ viết chính xác bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

- Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn l/ n; iêt/ iêc.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ kẻ bảng BT2, ghi nội dung BT1 ( như vở luyện TV tr. 4 và 5)

 

doc5 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Buổi 2 Lớp 3 Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ tư ngày 6 tháng 1 năm 2010 Chính tả LT: Phân biệt l/ n; iêt/ iêc I. Mục đích, yêu cầu: - Nhớ viết chính xác bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi. - Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn l/ n; iêt/ iêc. II. đồ dùng dạy học: - Bảng phụ kẻ bảng BT2, ghi nội dung BT1 ( như vở luyện TV tr. 4 và 5) IIi. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. HD nhớ viết: HD chuẩn bị: GV hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ. Nhiều HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ. ? Bài thơ có mấy câu? Những chữ nào được viết hoa? HS tự viết vào vở nháp các tiếng khó HD viết: HS nhớ viết vào vở Buổi 2 GV theo dõi giúp đỡ HS yếu Chấm, chữa: + GV chấm 1 số bài, nhận xét chung 3. HD làm bài tập: a.BT 1: Điền vào chỗ trống: 1.liêm hay niêm: ...... khiết; ...... phong; ...... sỉ; ...... yết; ...... chính; thanh ...... 2.lôi hay nôi: ...... cuốn; nắng ......; ông thiên ......; thuở còn trong ......; ...... kéo; ...... bè kéo cánh. 1 hs đọc yêu cầu Cả lớp làm vở 2 hs lên bảng điền Cả lớp nhận xét, GV chốt b.BT 2: Tìm mỗi loại 10 tiếng và ghi vào đúng cột: Tiếng có phụ âm đầu l Tiếng có phụ âm đầu n Tiếng có vần iêc Tiếng có vần iêt - 1 hs đọc yêu cầu Cho hs tự làm vào vở 4 HS lên thi làm bài Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn làm nhanh nhất, đúng nhất GV chốt HS chữa bài ( nếu sai ) 4. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học **************************************************************** Thứ năm ngày 7 tháng 1 năm 2010 Luyện từ và câu Luyện tập: nhân hoá ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi: Khi nào? I. Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục nhận biết phép nhân hoá - Tiếp tục ôn tập cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Khi nào? II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi nội dung BT 1, 2, 3 (như BT I; II; III vở luyện TV tr. 5; 6; 7) II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. HD làm bài tập: A. Nhận biết phép nhân hoá Bài 1: Nghé hôm nay đi thi Cũng dậy từ gà gáy Người dắt trâu mẹ đi Nghé vừa đi vừa nhảy... Vui sao đàn nghé con! Mặt chúng cười mủm mỉm Mắt chúng ngơ ngác tròn Nhìn tay người giơ đếm... Cả một đàn nghé béo Con nào hơn con nào? Chờ lâu nghé khó chịu Chạy vù lên đồi cao. ( Thi nghé- Huy Cận) a. Hãy tìm từ ngữ trong đoạn thơ và ghi vào các cột sau: Từ ngữ tả hoạt động của nghé Từ ngữ tả tâm trạng của nghé b. Ghi chữ Đ vào ô trống trước câu có ý đúng, chữ S vào ô trống trước câu có ý sai: Những từ ngữ đó giúp ta hiểu nghé có hoạt động và tình cảm giống như trâu mẹ. Những từ ngữ đó giúp ta hiểu nghé có hoạt động và tình cảm giống như một em bé, một con người. Cách viết như thế gọi là phép nhân hoá. Bài 2: Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre. (Tế Hanh) a. Hình ảnh hàng tre được tác giả miêu tả như thế nào? Em hãy miêu tả lại. b. Vì sao nói hình ảnh hàng tre được nhân hoá? Bài 3: Bé ơi gió đến Từ biển từ rừng Gió đi vội vã Núi đồi khom lưng. Vườn ngô phấn rực Tay gió điểm hoa Lòng gió thơm phức Mối tình bao la Gió khi giận giữ Gió lốc qua cồn Cây kia mất gió đứng thừ hoàng hôn. (Gió- Huy Cận) a. Hình ảnh nào trong đoạn thơ được nhân hoá? b. Hãy nêu những chi tiết nhân hoá trong bài thơ. - HS đọc và nêu yêu cầu - Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2 - Nhiều HS đọc kết quả. - Tổ chức nhận xét, sửa sai. - Cả lớp chữa bài vào vở. B.Luyện đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Khi nào? Bài 1: Gạch dưới bộ phận câu trả lời câu hỏi: Khi nào? a. Em thức dậy lúc 5 giờ sáng. b. Em mặc áo ấm khi gió mùa đông bắc tràn về c. Khi thầy giáo giảng bài, cả lớp im lặng lắng nghe. Bài 2: Hãy trả lời các câu hỏi sau: a. Khi nào em được cùng gia đình đi nghỉ mát? b. Em đi ngủ lúc nào? c. Gia đình em thường sum họp lúc nào? Bài 3: Hãy đặt 3 câu hỏi có bộ phận hỏi: khi nào? và trả lời các câu hỏi đó. - HS đọc và nêu yêu cầu - Cả lớp làm bài vào vở Buổi 2 - GV gọi một số HS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét, sửa sai - Chữa bài vào vở 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - *******************************************************************Thứ sáu ngày 8 tháng 1 năm 2010 Tập làm văn LT: kể chuyện I.Mục đích, yêu cầu: - Tiếp tục rèn kỹ năng nói: Kể lại đúng, tự nhiên câu chuyện: Hai Bà Trưng. - Tiếp tục rèn kỹ năng viết: Viết lại câu chuyện bằng một bài văn ngắn. II. Các hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: 2. HD làm bài tập: I. Luyện nói Bài 1: Hãy viết về nội dung mỗi bức tranh in trong trang 6 bằng 1, 2 câu văn ngắn. - HS nêu yêu cầu - Cả lớp làm vào vở - GV theo dõi giúp đỡ những em còn lúng túng - Một số HS đọc các câu đã viết. - Cả lớp và GV nhận xét Bài 2: Dựa vào nội dung 4 bức tranh, hãy kể lại câu chuyện Hai Bà Trưng cho các bạn trong tổ và toàn lớp nghe. - HS luyện kể trong tổ - Một số HS kể trước lớp - Cả lớp nhận xét, bổ sung. II. Luyện viết Hãy viết lại câu chuyện em vừa kể bằng một bài văn ngắn. - Cả lớp tự viết bài vào vở - GV chấm 3.Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học ****************************************************************** Ban giám hiệu kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an TV b2 tuan 19.doc