Tuần 12 :
Tập đọc : MÙA THẢO QUẢ .
I . Yêu cầu :
- Đọc lưu loát và diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , thể hiện cảm hứng va ngợi vẻ đẹp của rừng thảo quả .
- Thấy được vẻ đẹp , hương thơm đặc biệt , sự sinh sôi , phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả . Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của thảo quả .
II Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK .
III Hoạt động dạy học :
1 Bài cũ :
- HS đọc bài thơ Tiếng vọng , trả lời câu hỏi về nội dung aigf
2 Bài mới :
a) Giới thỉệu bài :
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
* Luyện đọc :
- HS đọc cá nhân , đọc tiếp nối từng phần của bài văn . Bài có thể chia thành 3 phần :
7 trang |
Chia sẻ: ngocnga34 | Lượt xem: 764 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 5 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m , mùi thơm quả )
+ Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rẩ nhanh .
( Thoáng cái , thảo quả đã trở thành những khóm lan toả , vươn ngọn , xèo lá , lấn chiếm không gian )
+ Hoa thảo quả nảy ra ở đâu ?
( Nảy dưới gốc cây )
+ Khi thảo quả chín , rừng có những nét gì đẹp ?
( Rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót , như chứa lửa , chứa nắng )
* Hướng dẫn đọc diễn cảm :
Mời 3 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm bài văn .
GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 2 cuả bài văn . Chú ý nhấn mạnh các từ ngữ : lướt thướt , ngọt lựng , thơm nồng , gió , đất trời .
3 Củng cố , dặn dò :
HS nhắc lại nội dung bài văn .
Chuẩn bị “ Hành trình của bầy ong”
Chính tả :
I . Yêu cầu :
Nghe - viết đúng chính tả , trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài Mùa thảo quả .
Ôn lại cách viết những từ ngữ có âm đầu s / x hoặc âm cuối t / c .
II Hoạt động dạy học :
1 Bài cũ :
Làm bài tập 3 .
2 Bài mới :
a) Hướng dẫn HS nghe - viết :
Một HS đọc đoạn văn trong bài Mùa thảo quả .
HS nói nội dung đoạn văn : tả quá trình thảo quả nảy hoa , kết trái và chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt .
HS đọc thầm đoạn văn , chú ý từ ngữ : nảy , lặng lé , mưa rây , rực lên , chứa lửa , chứa nắng
GV đocj cho HS viết bài chính tả ; chấm chữa 1 số bài ; nêu nhận xét chung .
b.)Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả :
Bài 2 :
Tìm từ có tiếng cho sẵn .
Cho HS thảo luận nhóm 4 .
Cử 3 nhóm lên bảng viết nhanh các từ tìm được .
VD : sổ sách , vắt sổ , sổ mũi , cẳ sổ
xổ số , xổ lồng .
Bài 3b :
GV phát phiếu cho HS làm việc theo nhóm . Các nhóm thi tìm các từ láy , trình bày kết quả .
GV chấm 1 số bài .
3 Củng cố , dặn dò :
Ghi nhớ các từ ngữ đã luyện viết .
Chuẩn bị bài “ Hành trình của bầy ong”
Luyện từ và câu : MỞ RỘNG VỐN TỪ : BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .
I . Yêu cầu :
Nắm được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường ; biết tìm từ đồng nghĩa .
Biết ghép 1 từ gốc Hán ( bảo ) với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức .
II Hoạt động dạy học :
1 Bài cũ :
HS nhắc lại kiến thức về quan hệ từ và làm bài tập 3
2 Bài mới :
a) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 :
HS đọc bài tập – nêu yêu cầu .
HS phân biệt nghĩa của những từ đã cho , nối từ ứng với nghĩa đã cho . . Cả lớp và GV nhận xét .
HS lên bảng làm - lớp làm nháp .
Bài 2 :
HS đọc yêu cầu bài tập .
GV phát giấy , một vài trang từ điển phô tô cho các nhóm làm bài . Các em ghép tiếng bảo với mỗi tiếng đã cho để tạo thành từ phức . Trao đổi với nhau để tìm hiểu nghĩa các từ đó .
Đại diện nhóm trình bày . GV chốt lại lời giải đúng .
3 Củng cố , dặn dò :
Ghi nhớ từ ngữ đã hộ trong bài .
LÀm bài tập 3 ( 117 )
Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc có nội dung Bảo vệ môi trường
I . Yêu cầu : SGV (237 )
II Hoạt động dạy học :
1 Bài cũ :
HS kể lại 1 – 2 đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện Người đi săn và con nai .
2 Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn HS kể chuyện :
Một HS đọc đề bài . Gạch dưới những từ bảo vệ môi trường .
Hai HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1 , 2, 3 . HS đọc thành tiếng nội dung trong bài tập 1 .
HS giới thiệu tên câu chuyện các em chọn kể . Đó là chuyện gì ?
HS chuẩn bị dàn ý sơ lược của câu chuyện .
HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa của câu chuyện .
HS kể chuyện theo cặp , trao đổi về chi tiết , ý nghĩa của câu chuyện .
c) HS kể chuyện
HS thi kể chuyện trước lớp .
Cả lớp và GV nhận xét nhanh về nội dung của mỗi câu chuyện .
Cả lớp bình chọn câu chuyện hay nhất , có ý nghĩa nhất , người kể chuyện hấp dẫn nhất .
3 Củng cố , dặn dò :
Khen ngợi những HS kể chuyện hay .
Đọc trước nội dung bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tập đọc : HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG .
I . Yêu cầu :
Đọc lưu loát và diễn cảm .
Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong : cần cù làm việc , tìm hoa gây mật , giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn phai , để lại hương thơm , vị ngọt cho đời .
II Đồ dùng dạy học :
Tranh minh hoạ bài trong SGK và ảnh những con ong HS sưu tầm được.
III Hoạt động dạy học :
1 Bài cũ :
Ba HS , mỗi em đọc diễn cảm 1 đoạn của bài Mùa thảo quả và trả lời câu hỏi về nội dung bài đọc .
2 Bài mới :
a ) Giới thiệu bài :
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
* Luyện đọc :
Một, hai HS khá , giỏi tiếp nối nhau đọc bài thơ .
Từng tốp 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 khổ thơ . Giúp HS hiểu các từ ngữ : đẫm , rong ruổi , nối liền mùa hoa , men , hành trình , bập bùng .
HS luyện đọc theo cặp ; 1 –2 em đọc cả bài ; GV đọc diễn cảm toàn bài nhấn giọng những từ ngữ gợi tả , gợi cảm : đẫm , trọn đời , rong ruổi , giữ hộ , tàn phai
* Tìm hiểu bài :
HS đọc thành tiếng câu hỏi 1 . Cả lớp đọc thầm khổ thơ đầu .
+ Những chi tiết nào trong khổ thơ đầu nói lên hành trình vô tận của bầy ong ?
( Đôi cánh của bầy ong đẫm nắng trời , không gian là cả nảo đường xa
Bầy ong bay đến trọn đời , hành trình vô tận )
Cả lớp đọc thầm khổ thơ 2 –3 .
+ Bầy ong đến tìm mật ở những nơi nào ?
( Ong rong ruổi trăm miền . Ong nối liền các mùa hoa , nối rừng hoang với đảo xa . )
+ Nơi ong đến có vẻ đẹp gì đặc biệt ?
( Nơi rừng sâu : Bập bùng hoa chuối , trắng màu hoa ban /
Nơi biển xa : Có hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa
Nơi quần đảo : Có loài hoa nở như là không tên .)
Cả lớp đọc thành tiếng khổ thơ 3 .
+ Em hiểu câu thơ “ Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào” là thế nào ?
( Đến nơi nào , bầy ong chăm chỉ , giỏi giang cũng tìm được hoa làm mật , đem lại hương vị ngọt ngào cho đời )
Cả lớp đọc thầm khổ thơ 4 .
+ Qua 2 khổ thơ cuối bài , nhà thơ muốn nói gì về công việc của loài ong ?
( Công việc của loài ong có ý nghĩa thật đẹp đẽ , lớn lao : Ong giữ hộ cho người những mùa hoa đã tàn nhờ đã chắt được trong vị ngọt , mùi hương của hoa những giọt mật tinh túy )
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL 2 khổ thơ cuối bài :
Bốn HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm 4 khổ thơ .
HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 –2 khổ thơ tiêu biểu trong bài .
HS nhẩm đọc thuộc 2 khổ thơ cuối ; thi đọc thuộc lòng .
3 Củng cố , dặn dò :
GV nhận xét tiết học . Khuyến khích HS về nhà HTL cả bài thơ .
Tập làm văn : CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI .
I . Yêu cầu : SGV ( 241 )
II Hoạt động dạy học :
1 Bài cũ :
Hai , ba HS đọc lá đơn kiến nghị về nhà các em đã viết lại .
HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh đã học .
2 Bài mới :
Giới thiệu bài :
Phần nhận xét :
GV hướng dẫn HS quan sát trnh minh hoạ bài Hạng A Cháng ; mời 1 HS giỏi đọc bài văn . Cả lớp theo dõi trong SGK .
Một HS đọc các câu hỏi gợi ý tìm hiểu cấu tạo của bài văn .
HS trao đổi theo cặp , lần lượt trả lời từng câu hỏi .
Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến . Cả lớp và GV nhận xét , bổ sung .
Câu 1 : Xác định phần mở bài :
( Từ đầu đến Đẹp quá ! : Giới thiệu người - Hạng A Cháng )
Câu 2 : Ngoại hình của A Cháng có nét gì nổi bật ?
( Ngực nở vòng cung , da đỏ như lim ; bắp tay , bắp chân rắn..)
+ Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của A Cháng , em thấy A Cháng là người như thế nào ?
( Người lao động rất khoẻ , rất giỏi , cần cù ..)
Câu 4 :
Phần kết bài ( Câu văn cuối bài - Sức lực tràn trề chân núi Tơ Bo )
Ý chính .
( Ca ngợi sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng )
Từ bài văn HS nhận ra cấu tạo của bài văn tả người .
( Xem nội dung phần ghi nhớ )
c) Phần ghi nhớ :
Đọc ghi nhớ .
d) Phần luyện tập :
Khi tả người cần chú ý đến điều gì ?
+ Khi lập dàn ý em cần quan sát cấu tạo 3 phần ( mở bài , thân bài , kết bài) của bài văn miêu tả người .
+ Đưa vào dàn ý những chi tiết có chọn lọc - những chi tiết nổi bật về ngoại hình , tính tình , hoạt động của người đó .
HS chọn người mình định tả .
HS lập dàn ý vào giấy nháp .
Làm bài xong dán kết quả lên bảng lớp , trình bày .
Cả lớp và GV nhận xét .
3. Củng cố , dặn dò :
Nhắc lại nội dung ghi nhớ trong SGK .
Hoàn chỉnh dàn ý của bài văn tả người , viết lại vào vở .
Luyện tập tả người ( Quan sát và chọn lọc chi tiết )
Luyện từ và câu: LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ
I Yêu cầu :
- Tìm được các quan hệ từ trong câu
Hiểu sự biểu thị những quan hệ khác nhau của các quan hệ từ trong câu.
Biết sử dụng một số quan hệ từ thường gặp .
II Hoạt động dạy học
1 Bài cũ :
Đọc nội dung cần ghi nhớ của bài Quan hệ từ
Đặt câu với 1 quan hệ từ
2 Bài mới:
* Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1:Yêu cầu :Tìm các QHT ,mỗi QHT đó nối những từ nào
HS trình bày miệng - GV ghi bảng
Bài 2: TL nhóm đôi tìm ra các từ quan hệ , mỗi từ quan hệ đó biểu thị quan hệ gì ?
nhưng :tương phản
mà : tương phả
nếu thì : điều kiện-kết quả
Bài 3 :HS nêu yêu cầu BT – Làm vào vở
Trình bày nhận xét
Chấm chữa bài
3 Dặn dò:
- Làm BT 4 (122)
Chuẩn bị : Mở rộng vốn từ :Bảo vệ môi trường
Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
(Quan sát và chọn lọc chi tiết )
I Yêu cầu :
Nhận biết dượuc chi tiết tiêu biểu ,đặc sắc về ngoại hình ,hoạt động của nhân vật
Hiểu dược khi quan sát hay viết một bài văn tả người phải chọn lọc để có những chi tiết tiêu biểu, nổi bật , gây ấn tượng .
Biết vận dụng để tả một người thường gặp.
II Hoạt động dạy học :
1 Bài cũ :
Nội dung cần ghi nhớ trong cấu tạo bài văn tả người?
2 Bài mới
* Hướng dẫn HS luyện tập
-Bài 1:
HS đọc nhiều lần bài Bà tôi
Tìm những đặc điểm của bà viết vào vở BT
HS trình bày kết quả -GV tóm tắt ghi bảng
Mái tóc: đen ,dày kì lạ,phủ kín hai vai ,xoã xuống ngực xuống đầu gối ,mớ tóc dày
Đôi mắt : hai con ngươi đen sẫm nở ra , long lanh dịu hiền khó tả , ánh lên những tia nắng ấm áp tươi vui .
Khuôn mặt : đôi má ngăm ngăm có nhiều nếp nhăn
Giọng nói : trầm bổng nghe như tiếng chuông đòng
Bài 2 :
HS nêu yêu cầu BT
Gọi nhiều em đọc bài Người thợ rèn.
HS trao đổi tìm chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc
Một em lên bảng viết –Lớp làm vào vở
Chấm chữa bài
3 Củng cố, dặn dò :
Tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả là gì ? (Làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác, bài viết sẽ hấp dẫn không lan man dài dòng.)
Lập dàn ý cho bài văn tả người (cô giáo ,thầy giáo)
File đính kèm:
- tuan 12.doc