Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 34

I.MỤC TIÊU:

 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch,phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học.

 2. Hiểu điều báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Từ đó, làm cho HS có ý thức tạo ra xung quanh cuộc sống của mình niềm vui, sự hài hước, tiếng cười.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc TL 2 bài thơ “Con chim chiền chiện ”, trả lời các câu hỏi trong SGK.

 2/ Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ønh kể chuyện . * KC theo cặp: GV đến từng nhóm, nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý. * Thi kể chuyện trước lớp - 1 vài học sinh thi kể tiếp nối nhau trước lớp - GV lần lượt viết lên bảng lớp tên những em tham gia thi kể, tên câu chuyện của các em. - Mỗi HS kể xong, nói ý nghĩa câu chuyện - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét nhanh về lời kể của từng HS theo tiêu chí đánh giá - Từng HS quay mặt vào nhau, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyệnkể - Một vài HS kể - Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện kể ở lớp cho người thân hoặc viết lại nội dung câu chuyện đã kể miệng ở lớp. SHSHS RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập đọc: ĂN “ MẦM ĐÁ” I.MỤC TIÊU: 1.Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện (người dẫn chuyện, Trạng quỳnh, Chúa trịnh) 2.Hiểu các từ ngữ trong bài: Hiểu nội dung câu chuyện : Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo răn chúa: No thì chẳng có gì vừa miệng đâu ạ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS đọc bài Tiếng cười là liều thuốc bổ, trả lời câu hỏi về nội dung bài. 2/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: * GV giới thiệu 2 bài thơ “Ăn “mầm đá”” HS nhắc lại tên bài Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - HS tiếp nối nhau đọc 4 đọan Đoạn 1:3 dòng dầu ( giới thiệu về Trạng Quỳnh) Đoạn 2: tiếp theongoài đề 2 chữ “đại phong” ( câu chuyện giữa Chúa Trịnh với Trạng Quỳnh) Đoạn 3:Tiếp theo .khó tiêu ( chúa đói) Đoạn 4: còn lại ( Bài học dành cho chúa) - GV kết hợp hướng dẫn HS xem tranh minh họa; giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải cuối bài đọc; đọc đúng câu hỏi, câu cảm - HS luyện đọc theo cặp - 2 đến 3 HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện: giọng Trạng Quỳnh, giọng Chúa TRịnh. b) Tìm hiểu bài: GV cho HS đọc và gợi ý các em trả lời các câu hỏi: - Vì sao Chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”? - Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho Chúa Trịnh như thế nào? - Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao? - Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng? - Em có nhận xét gì về nhân vật Trạng Quỳnh? - HS đọc nối tiếp 2-3 lượt - Luyện đọc theo cặp - 2-3 HS đọc - HS lắng nghe. - HS đọc và trả lời câu hỏi- xem SGV-TV4 trang 280. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Một tốp 3 HS luyện đọc toàn truyện theo cách phân vai ( người dẫn chuyện, Trạng Quỳnh, chúa Trịnh). GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc lời nhân vật và thể hiện biểu cảm ?( theo gợi ý phần luyện đọc). - HS hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn truyện theo cách phân vai. - HS theo dõi SGK - HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, kể lại truyện vui trên cho người thân RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU: - Nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn và của mình khi đã được thầy, cô giáo chỉ rõ.văn miêu tả cây cối của bạn hoặc của mình khi đã được thầy, cô giáo chỉ rõ. - Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa những lỗi chung về ý, bố cục bài, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự chữa lỗi GV yêu cầu chữa trong bài viết của mình - Nhận thực được cái hay của bài được GV khen II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: Bảng lớp và phấn màu để chữa lỗi chung III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Bài cũ: 2.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Trả bài văn miêu tả con vật” Hoạt động 2: GV nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp - GV viết đề bài văn đã kiểm tra lên bảng( miêu tả con vật) - Nhận xét về kết quả làm bài ( ưu, khuyết điểm) - Thông báo điểm số cụ thể ( tế nhị khi công bố những bài viết điểm kém. - Trả bài cho từng HS Hoạt động 3: Hướng dẫn HS chữa bài * Hướng dẫn từng HS chữa lỗi GV phát phiếu học tập cho từng HS làm việc cá nhân- GV giao nhiệm vụ - Đọc lời phê của GV - Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài - Viết vào phiếu học các lỗi trong bài làm theo từng loại - Đổi bài làm bạn bên cạnh để soát lỗi, soát lại việc sửa lỗi. - GV theo dõi,kiểm tra HS làm việc. * Hướng dẫn chữa lỗi chung - GV chép các lỗi định chữa lên bảng lớp - 1-2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp - HS trao đổi về bài chữa trên bảng - GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu - HS làm theo sự hướng dẫn của GV - HS thực hành chữa lỗi . Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò - GV khen ngợi những HS làm việc tốt trong tiết trả bài. - Yêu cầu một số HS viết bài không đạt hoặc điểm thấp về nhà viết lại bài văn khác nộp lại RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Luyện từ và câu: THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ PHƯƠNG TIỆN CHO CÂU I.MỤC TIÊU: - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu ( trả lời câu hỏi Bằng cái gì gì? Với cái gì?). - Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu; thêm được trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Bảng lớp III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS –làm BT3 tiết MRVT: Lạc quan, yêu đời.. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài * Phần nhận xét: - 2 HS đọc tiếp nối nhau BT 1,2 - HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng * Phần Ghi nhớ: - 2,3 HS đọc và nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong SGK/160 - Cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài và phát biểu - Lớp nhận xét - HS đọc Hoạt động 3: Phần luyện tập ( SGK-TV4 tập 2, trang .160) Bài tập 1: - HS đọc nội dung bài tập 1 - HS suy nghĩ, tìm trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu . - HS phát biểu ý kiến - GV nhận xét và kết luận lời giải Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài, quan sát ảnh minh họa các con vật trong SGK, ảnh các con vật khác, viết 1 đoạn văn tả con vật, trong đó có ít nhất 1 câu có trạng ngữ chỉ phương tiện. - HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn miêu tả con vật, nói rõ câu văn nào trong đoạn có trạng ngữ chỉ phương tiện - GV nhận xét- ghi lời giải đúng lên bảng - 1 HS đọc- cả lớp theo dõi SGK - HS làm bài - HS phát biểu-Cả lớp nhận xét - HS đọc- cả lớp theo dõi tranh SGK và nhận việc - HS tiếp nối nhau trình bày - Cả lớp nhâïn xét Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò - 1-2 SHS nhắc lại nội dung ghi nhớ trong tiết học. - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh BT 2 ( phần Luyện tập) . RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập làm văn: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I.MỤC TIÊU: - Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, giấy đặt mua báo chí trong nước - Biết điền nội dung cần thiết vào một mẫu Thư chuyển tiền II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: - Vở BTTV 4- tập2 - 1 bản photo Thư chuyển tiền GV treo lên bảng, hướng dẫn HS điền vào phiếu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới” Điền vào giấy tờ in sẵn” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập ( SGK-TV4 tập 2, trang .152) Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu BT - GV lưu ý các em tình huống BT: giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền về quê biếu bà - GV giải nghĩa những chữ viết tắt, những từ khó trong mẫu thư - Hai HS tiếp nối nhau đọc nội dung ( mặt trước, mặt sau) của mẫu thư chuyển tiền - Cả lớp nghe GV chỉ dẫn cách điền vào mẫu thư - 1 HS giỏi đóng vai em HS điền giúp mẹ vào mẫu Thư chuyển tiền cho bà- nói trước lớp: em sẽ điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền ( Mặt trước và mặt sau) như thế nào? - Cả lớp điền vào mẫu Thư chuyển tiền trong VBT. - Một số HS đọc trước lớp Điện chuyển tiền đi đã điền đủ nội dung - GV nhận xét – chốt lại cách điền Bài tập 2: - 1 HS đọc yêu cầu BT và nội dung Giấy đặt mua báo chí trong nước.. - GV giúp HS giải thích các chữ viết tắt, các từ khó - GV lưu ý về những thông tin mà đề bài cung cấp để các em ghi cho đúng. - GV nhận xét và kết luận - Cả lớp theo dõi SGK - 2 HS đọc tiếp nối - HS theo dõi - HS thực hiện - HS điền vaò mẫu - HS trình bày- Lớp nhận xét - Cả lớp theo dõi - HS thực hiện Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Nhắc HS ghi nhớ để điền chính xác nội dung vào những giấy tờ in sẵn. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docTV TUAN 34.doc
Giáo án liên quan