I.MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc lưu loát tên riêng nước ngoài ( Xê-vi-la, Tây Ban Nha, Ma- gien-lăng, Ma-tan); Đọc rành các chữ số chỉ ngày, tháng, năm.
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh chân dung Ma-gien-lăng ( nếu có )
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ Khởi động : Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ: Gọi 1-2 HS đọc TL bài “Trăng ơi .từ đâu đến?”, trả lời các câu hỏi trong SGK.
3/ Bài mới:
8 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 891 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 30, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thám hiểm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS kể 1-2 đoạn của câu chuyện Đôi cánh của Ngựa Trắng, Nêu ý nghĩa câu chuyện
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài” Kể chuyện đã nghe, đã đọc”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của BT (trg.117)
- 1 HS đọc đề bài ( GV gạch dưới những chữ cần chú ý trong đề bài)
- 2 HS đọc tiếp nối gợi ý 1,2.
- HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể
-GV dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn ý của bài kể chuyện.1 HS đọc
- 1 HS đọc
- Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS giới thiệu
Hoạt động 3: HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Kể chuyện theo cặp
- HS thi kể chuyện trước lớp
- GV dán tiêu chuẩn đánh giá bài KC
- HS tiếp nối nhau thi kể. Mỗi em kể xong cùng bạn đối thoại
- GV nhận xét và ghi điểm
- HS kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS thi kể
- Cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất, bạn kể tự nhiên, hấp dẫn nhất
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện kể ở lớp cho người thân.
- Dặn HS đọc trước nội dung của bài KC tiết tớiSHSHS
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.
.
Ngày dạy:.
Tập đọc:
DÒNG SÔNG MẶC ÁO
I.MỤC TIÊU:
Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, dịu dàng và dí dỏm thể hiện niềm tin, sự bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra sự đổi sắc muôn màu của dòng sông quê hương.
Hiểu các từ ngữ trong bài.
Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương
HTL bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1/ Khởi động : Ổn định tổ chức
2/ Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2HS tiếp nói nhau đọc bài Hơn một nghìn ngày vòng quanh trái đất, trả lời câu hỏi trong SGK.
3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: * GV giới thiệu bài thơ “Dòng sông mặc áo”
HS nhắc lại tên bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- GV cho HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài thơ.
+ Đoạn 1: 8 dòng đầu (màu áo của dòng sông các buổi sang, trưa, chiều, tối.
+ Đoạn 2: 6 dòng còn lại( màu áo của dòng sông lúc đêm khuya, trời sáng. GV kết hợp hướng dẫn quan sát tranh minh họa bài thơ; giúp các emhiểu nghĩa các từ được chú giải;lưu ý các em nghĩ hơi đúng giữa các dòng thơ
- HS luyện đọc theo cặp
- 1-2 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm
b) Tìm hiểu bài:
GV cho HS đọc và gợi ý các em trả lời các câu hỏi:
Vì sao tác giả nói là dòng sông điệu?
Sắc màu của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày?
Cách nói “dòng sông mặc áo” có gì hay?
Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
- Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc -1-2 HS đọc cả bài
- HS lắng nghe
- HS đọc và trả lời câu hỏi- xem SGV-TV4 trang 212.
.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ
Gọi 2 HS đọc tiếp nối 2khổ thơ
GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn của bài.
HS đọc nhẩm TL bài thơ
HS đọc tiếp nối
HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm
HS Thi HTL từng khổ, cả bài thơ.
Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
- GV yêu cầu HS nói nội dung bài thơ: Bài thơ là sự phát hiện của tác giả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Qua bài thơ, mỗi người thấy thêm yêu dòng sông của quê hương mình
Dặn HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ
GV nhận xét tiết học.
HS nói
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.
.
Ngày dạy:.
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT
I. MỤC TIÊU:
- Biết quan sát con vật,chọn lọc các chi tiết để miêu tả.
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật ngoại hình,hành động của con vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Tranh minh họa bài đọc trong SGK
Một số tranh,ảnh chó, mèo ( cỡ to)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Bài cũ: GV kiểm tra 1 HS đọc nội dung cần ghi nhơ tiết TLV trước; đọc lại dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Luyện tập quan sát con vật”
Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs quan sát (trang 119-SGK)
Bài tập 1,2:
- HS đọc nội dung BT1,2,trả lời câu hỏi: ( xem SGV-TV4-trang 213)
- HS phát biểu
- Ghi lại vào vở những câu đã phát biểu-GV đã nhận xét
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3:
- HS nêu yêu cầu của bài
- GV Kiểm tra kết quả quan sát ngoại hình,hành động con mèo,con chó đã dặn tiết học tiết học trước.
- GV treo tranh,ảnh chó, mèo lên bảng. Nhắc hs chú ý trình tự thực hiện BT:
- HS ghi vắn tắt vào vở két quả quan sát ngoại hình của con vật.
- HS phát biểu miêu tả ngoại hình
- GV nhận xét ,khen ngợi những HS biết miêu tả ngoại hình của con vật cụ thể
Bài tập 4:
- HS nêu yêu cầu của bài
- GV nhắc nhở HS chú ý yêu cầu của đề bài
- HS làm bài cá nhân,tiếp nối phát biểu
- GV nhận xét ,khen ngợi những HS biết miêu tả sinh động hoạt động của con vật
- HS đọc- Cả lớp theo dõi trong SGK
- HS phát biểu
- HS nêu- cả lớp theo dõi SGK
- HS làm việc
-HS trình bày – Lớp nhận xét
- HS đọc- Cả lớp theo dõi SGK
-HS làm và trình bày nối tiếp
Hoạt động 3: Củng cố,dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS hoàn chỉnh,viết lại vào vở 2 đoạn văn miêu tả BT3,4
- Dặn HS quan sát trước các bộ phận của một con vật nuôi mà mình yêu thích
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.
.
Ngày dạy:.
Luyện từ và câu:
CÂU CẢM
I.MỤC TIÊU:
- Nắm đuợc cấu tạo và tác dụng cả câu cảm,nhận diện đựơc Câu cảm
- Biết đặt câu và sư ûdụng Câu cảm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:
Một tờ phiếu ghi lời giải BT1 (phần Nhận xét)
Một vài tờ giấy khổ to để các nhóm thi làm BT2 HS làm BT 4 ?( Phần Luyện tập)
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS đọc đoạn văn đã viết về họat động du lịch hay thám hiểm BT3( tiết LTVC trước).
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài “Câu cảm”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài
* Phần nhận xét:
- 3 HS đọc tiếp nối nhau các BT 1,2,3.
- HS tự suy nghĩ làm bài
- HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét- Chốt lại lời giải đúng
* Phần Ghi nhớ:
- 4 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK
- GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.
- HS theo dõi SGK
- HS làm bài
- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi – lớp nhận xét
- HS đọc
Hoạt động 3: Phần luyện tập
Bài tập 1:
- 1 HS đọc nội dung bài tập 1
- HS làm vào vở BT. GV phát phiếu cho một số HS
- HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét ; mời một số HS dán bài lên bảng lớp,đọc kết quả
- GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2: Thực hiện như BT1
Bài tập 3:
- Một số HS đọc yêu cầu của BT 3
- GV nhắc nhở HS xác định rõ mục đích của bài khi làm.
- HS suy nghĩ làm bài .
- HS phát biểu ý kiến
- GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng
- 1 HS đọc- cả lớp theo dõi SGK
- HS làm bài
- HS trình bày
- HS làm phiếu lên bảng dán-Cả lớp nhận xét
- HS đọc- cả lớp theo dõi SGK
- HS tự làm
- HS trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS họcthuộc nội dung cần ghi nhớ trong bài; về nhà tự đặt 3 câu cảm, viết vào vở.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.
.
Ngày dạy:.
Tập làm văn:
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.MỤC TIÊU:
- HS biết điền đúng nội dung vào các chỗ trống trong giấy tờ in sẵn – Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng.
- Biết tác dụng của việc khai báo tạm trú,tạm vắng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC:
- Vở BTTV 4- tập2
- 1 bản photo Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng cỡ to để GV treo lên bảng, hướng dẫn HS điền vào phiếu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS đọc đoạn văn tả ngoại hình con mèo ( hoặc chó) đã viết BT3 ( tiết TLV trước)
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới” Điền vào giấy tờ in sẵn”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
- 1 HS đọc yêu cầu BT và nội dung phiếu
- GV treo tờ pho to phóng to lên bảng,giải thích từ ngữ viết tắt
- GV cho HS mở VBT
- Cho HS làm việc cá nhân,điền nội dung vào phiếu.
- HS tiếp nối nhau đọc tờ khai-đọc rõ ràng,rành mạch để các bạn và Gv nhận xét ( xem ví dụ mẫu: SGV TV4-219)
- GV nhận xét và chốt lại nội dung cần ghi nhớ
Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu BT .
- Cho HS cả lớp suy nghĩ, trả lơì câu hỏi
- HS trình bày
- GV nhận xét và kết luận
- Cả lớp theo dõi SGK
- Cả lớp đọc- HS làm bài cá nhân, đọc
- HS làm bài
- HS trình bày
- Cả lớp theo dõi
- HS tự làm
- HS phát biểu- lớp nhận xét
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Nhắc HS nhớ cách điền vào Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng
- chuản bị nội dung cho tiết học TLV tuần 31
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.
.
.
Tổ trưởng kiểm tra Ban giám hiệu
( Duyệt)
File đính kèm:
- TV TUAN 30..doc