Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 21

I.MỤC TIÊU:

 Yêu cầu học sinh :

1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc rõ ràng các số chỉ thời gian, từ phiên âm tiếng nước ngoài: 1935, 1946, 1948, 1952, súng ba-đô- ca

Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi nhà khoa học đã có cống hiến sâu sắc cho đất nước

2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài :Anh hùng Lao động, tiện nghi, cương vị, Cục Quân giới , cống hiến .

Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi Anh hùng Lao động trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nề khoa học trẻ của đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức

 2/ Kiểm tra bài cũ: 2-3 HS đọc bài “Trống đồng Đông Sơn”, trả lời các câu hỏi trong SGK

 

doc9 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÔNG LA I.MỤC TIÊU: 1. Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, trìu mến phù hợp với nội dung miêu tả cảnh đẹp thânh bình, êm ả của dòng sông La, với tâm trạng của người đi bè say mê ngắm cảnh và mơ ước về tương lai. 2. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh họa bài đọc trong SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1/ Khởi động : Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên đọc bài “Anh hùng Lao động Trần Đại Nghĩa”, trả lời các câu hỏi về bài đọc trong SGK 3/ Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1:* GV giới thiệu bài “Bè xuôi sông La” - Học sinh nhắc lại đề bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a) Luyện đọc: - GV cho HS đọc tiếp nối nhau 3 khổ thơ từ 2 đến 3 lượt. GV kết hợp nói về hoàn cảnh ra đời của bài thơ; hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, sửa lỗi cách đọc, giải nghĩa kèm tranh minh họa - HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc diễn cảm toàn bài- giọng nhẹ nhàng trìu mến.Nhấn giọng những từ ngữ gợi tả: Trong veo, mươn mướt, lượn đàn,. b) Tìm hiểu bài: HS đọc khổ thơ thứ 2 và trả lời câu hỏi: Ÿ Sông La đẹp như thế nào? Ÿ Chiếc bè gỗ đuợc ví với cái gì? Cách nói ấy có gì hay? HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: Ÿ Vì sao đi trên bè tác giả lại nghĩ dến mùi vôi xây, mùi lán cưa và những mái ngói hồng? Ÿ Hình ảnh “ trong đạn bom đổ nát, bừng tươi nụ ngói hồng” nói lên điều gì? GV yêu cầu HS nói ý chính của bài thơ Giáo viên chốt ý: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La; nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. - Học sinh đọc tiếp nối 2-3 lượt - HS đọc -1-2 HS đọc cả bài - HS lắng nghe - HS đọc - Nước sông La trong veo như ánh mắt. Hai bên bờ hàng tre xah mướt như đôi hàng mi. Những gợn sóng được nắng chiếu long lanh như vẩy cá. Ngừơi đi bè nghe thấy cả tiếng chim hót trên bờ đê. - Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đằm mình thong thả trôi theo dòng sông. Cách so sánh ấy làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất cụ thể, sống động. Vì tác giả mơ tưởng đến ngày mai, những chiếc bè gỗ được chở về xuôi se góp phần vào công cuộc xây dựng lại quê hương đang bị chiến tranh tàn phá. Nói lên tài trí, sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc xây dựng đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù - HS trả lời Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và HTL bài thơ Gọi HS đọc tiếp nối 3 khổ thơ- GV kết hợp hướng dẫn các em đọc diễn cảm nội dung bài GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc HS nhẩm HTL bài thơ HS đọc tiếp nối HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm Thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò Nội dung chính của bài thơ là gì? Dặn HS về nhà HTL bài thơ GV nhận xét tiết học. HS trả lời RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập làm văn: TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: - Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả của bạn và của mình - Biết tham gia sửa lỗi chung; biết tự sửa lỗi theo yêu cầu của giáo viên - Thấy được cái hay của bài được GV khen II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - Một số tờ giấy ghi lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ýcần chữa chung trước lớp - Phiếu học tập để thống kê các lỗi trong bài làm của mình theo từng loại và sửa lỗi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Nhận xét chung về kết quả làm bài - GV viết lên bảng đề bài của tiết TLV ( kiểm tra viết tuần trước) - Nêu nhận xét: Những ưu, khuyết điểm - Thông báo điểm cụ thể - GV trả bài cho từng HS Hoạt động 2: Hướng dẫn HS chữa bài * Hướng dẫn HS chữa lỗi: - GV phát phiếu bài tập cho từng làm việc.- GV giao việc HS làm việc - GV theo dõi , kiểm tra HS làm việc * Hướng dẫn chữa lỗi chung - GV dán lên bảng một số tờ giấy viết một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ đặt câu, ý - HS lên bảng chữa lỗi - GV sửa lại cho đúng - Đọc lời nhận xét của GV. Đọc những chỗ GV chỉ lỗi trong bài - Viết vào phiếu học tập các lỗi trong bài làm theo từng loại và sửa lỗi - Đổi bài làm, đổi phiếu cho bạn bên cạnh để soát lỗi, soát lại việc sửa lỗi - 1 số HS lên bảng lần lượt sửa từng lỗi- cả lớp chữa trên nháp - HS cả lớp trao đổi và chữa bài - HS chép bài chữa vào vở Hoạt động 3: hướng dẫn đọc những đoạn văn, bài văn hay - GV đọc những đoạn văn, bài văn hay của một số HS trong lớp và giao việc cho HS - HS nghe, trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm cái hay , cái đáng học của đoạn văn Hoạt động 4: Củng cố,dặn dò - GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS có bài văn hay - Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn cho đạt để được điểm tốt hơn - Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tới RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Luyện từ và câu: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO? I.MỤC TIÊU: - Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của VN trong câu kể Ai thế nào? - Xác định được bộ phận VN trong các câu kể Ai thế nào?; Biết đặt câu đúng mẫu. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: 1 tờ phiếu khổ to viết 5 câu kể Ai thế nào? Trong đoạn văn ở BT1, phần luyện tập ?( mỗi câu 1 dòng) Vở BTTV 4, tập 2 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 2 HS đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng kiểu câu Ai thế nào? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài” Câu kể Ai thế nào?” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm nội dung bài học * Phần Nhận xét: Bài tập 1: - HS đọc nội dung bài tập 1 - HS đọc thầm đoạn văn - HS trình bày - GV nhận xét và kết luận Bài tập 2+3: Tương tự như bài tập 1 * Phần Ghi nhớ: - Hai, ba HS đọc nội dung phần ghi nhớ SGK - Hai HS đọc nối tiếp - HS đọc và trao đổi với bạn - HS phát biểu ý kiến- lớp nhận xét - HS đọc Hoạt động 3: Phần luyện đọc Bài tập1: - HS đọc nội dung bài tập - HS đọc thầm - HS trình bày - GV nhận xét và kết luận Bài tập 2: - GV nêu yêu cầu của bài tập - HS trao đổi nhóm - HS trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét và chốt ý đúng - 1 HS đọc - HS đọc và trao đổi theo nhóm để làm bài - Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả- Lớp nhận xét - Các nhóm HS trao đổi ý kiến - Đại diện nhóm trình bày-lớp nhận xét - HS viết vào vở Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS học thuộc lòng nội dung cần ghi nhớ của bài học RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . Ngày dạy:. Tập làm văn: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I.MỤC TIÊU: - HS nắm được cấu tạo 3 phần ( Mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối. - Biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn quả quen thuộc theo 1 trong 2 cách đã học. II. ĐỒ DÙNG DẠY –HỌC: Tranh minh họa một số cây ăn quả để làm BT2 Giấy ghi lời giải BT1,2( phần nhận xét). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới” Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối” Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nắm nội dung bài * Phần Nhận xét: Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung BT1 - HS đọc thầm bài Bãi ngô - HS làm bài - GV chốt lại ý đúng Bài tập 2: GV nêu yêu cầu của BT - Xác định đoạn và nội dung từng đoạn trong bài Cây mai tứ quý. - HS đọc thầm. - HS so sánh trình tự trong bài Cây mai tứ quý có điểm gì khác với bài Bãi ngô. - GV nhận xét Bài tập 3: - GV nêu yêu cầu của bài - GV Bài văn miêu tả cây cối gồm mấy phấn và nêu ý nghĩa của từng phần - GV nhận xét và chốt lại * Phần Ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ - Cả lớp theo dõi SGK - Đọc bài và xác định các đoạn và nội dung từng đoạn - HS làm bài cá nhân, đọc thầm, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi. - HS đọc và xác định đoạn và nội dung từng đoạn - HS so sánh rút ra kết luận - HS trao đổi, rút ra nhận xét về cấu tạo của một bài văn cây cối( Nôi dung trong phần ghi nhớ) - HS trả lời câu hỏi - 3-4 HS đọc- cả lớp lắng nghe Hoạt động 3: Phần luyện tập Bài tập1: - HS đọc nội dung bài tập 1 - HS trình bày - GV nhận xét và kết luận Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV giao việc - HS trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét - Cả lớp đọc thầm bài Cây gạo và xác định trình tự miêu tả trong bài. - HS phát biểu ý kiến - Cả lớp nhâïn xét - Các nhóm HS trao đổi ý kiến - Mỗi HS chọn 1 cây ăn quả quen thuộc, lập dàn ý miêu tả cây đó - HS tiếp nối đọc dàn ý của Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại bài giới thiệu của em RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . . . . .

File đính kèm:

  • docTV TUAN 21.doc
Giáo án liên quan