I. MỤC TIÊU
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài văn vơi giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi khâm phục.
2. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
· Tranh ảnh về khinh khí cầu.
· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức(1 )
2. Kiểm tra bài cũ (4 )
· Hai HS đọc bài Vẽ trứng , trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
· GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
17 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt 4 - Trường tiểu học Vĩnh Trường - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m sửa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. Sau khi hiểu chữ viết xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn luyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (12’)
Mục tiêu :
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể từ tốn , đổi giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, vơí nội dung ca ngợi quyết tâm và sự kiên trì của Cao Bá Quát.
Cách tiến hành :
Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện diễn cảm.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn 1
- GV đọc mẫu đoạn 1.
- Nghe GV đọc.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS yêu cầu luyện đọc theo hình thức phân vai.
- Thực hành luyện đọc trong nhóm theo từng vai: người dẫn chuyện, Cao Bá Quát, bà cụ.
- Tổ chức cho một vài nhóm HS thi đọc trước lớp
- 3 đến 4 nhóm HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò (3’)
- Câu chuyện khuyên các em điều gì?
- 1HS trả lời.
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi một số VSCĐ của HS.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN
(Trả bài văn KC)
I. MỤC TIÊU
HS hiểu được nhận xét chung của cô giáo về kết quả viết bài văn KC của lớp để liên hệ với bài làm của mình.
Biết tham gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi trong bài viết của mình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi trước một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 : Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- HS đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của từng đề.
- GV nhận xét chung :
Ưu điểm :
Khuyết điểm:
- GV sửa bài cho từng HS.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của cô giáo, tự sửa lỗi.
- HS đọc lại bài viết của mình, đọc kĩ lời phê của cô giáo, tự sửa lỗi.
- GV giúp HS yếu nhận ra lỗi, biết cách sửa lỗi.
- Yêu cầu HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
- HS đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
- GV đến từng nhóm, kiểm tra, giúp đỡ HS sửa đúng lỗi trong bài.
Hoạt động 3 : Học tập những đoạn văn, bài văn hay
- GV đọc một vài đoạn hoặc bài làm tốt của HS.
- Yêu cầu HS trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn hoặc bài văn được cô giáo giới thiệu.
- HS trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn hoặc bài văn được cô giáo giới thiệu.
Hoạt động 4 : HS chọn viết lại một đoạn trong bài làm của mình.
- Yêu cầu HS tự chọn đoạn văn cần viết lại.
- HS tự chọn đoạn văn cần viết lại.
- GV đọc so sánh 2 đoạn văn của một vài HS: đoạn viết cũ với đoạn viết mới viết lại giúp HS hiểu các em có thể viết bài tốt hơn.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu riêng một vài HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài văn để có điểm số tốt hơn.
- Dặn HS đọc trước nội dung tiết TLV tới, chuẩn bị nội dung để KC theo một trong 4 đề tài ở BT2.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
LUỴỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. MỤC TIÊU
HS hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt đựơc câu hỏi thông thường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Bảng phụ kẻ các cột: Câu hỏi-Của ai-Hỏi ai-Dấu hiệu theo nội dung bài tập 1,2,3 của Phần Nhận xét.
1 số tờ phiếu khổ to kẻ bảng nội dung BT 1 Phần Luyện tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- KT bài :"Mở rộng vốn từ: Ý chí-Nghị lực”
+ 1HS làm bài tập 1.
+ 1 HS đọc lại đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hình thành khái niệm.
Mục tiêu :
- HS hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết hai dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
Cách tiến hành :
1, Phần Nhận xét:
* GV hướng dẫn Bài tập 1 và 2,3:
- GV treo bảng phụ viết một bảng gồm các cột: Câu hỏi-Của ai-Hỏi ai-Dấu hiệu theo nội dung bài tập 1,2,3
- 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài.
- Nối tiếp nhau điền nội dung từng cột.
Bài tập 1:
HS đọc yêu cầu của bài tập, từng em đọc thầm bài Người tìm đường lên các vì sao, phát biểu.
- GV ghi những câu hỏi trong truyện vào cột.
Bài tập 2,3:
- HS đọc yêu cầu củabài, suynghĩ.
- HS trả lời
- GV ghi kết quả trả lời vào bảng
- 1 HS đọc lại bảng kết quả.
2, Phần ghi nhớ:
- 2,3 HS đọc phần ghi nhơ . Cả lớp đọc thầm lại.
- GV giải thích nội dung ghi nhớ, phân tích các ví dụ làm mẫu.
- 3,4 HS đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ.
Kết luận :
Câu hỏi (còn gọi là câu nghi vấn) dùng để hỏi về những điều chưa biết.
Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình.
Câu hỏi thường có các từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, không,). Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi (?).
Hoạt động 2 : Luyện tập
Mục tiêu :
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản, đặt đựơc câu hỏi thông thường.
Cách tiến hành :
Bài 1:
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS đọc yêu cầu bài tập 1.
- GV phát phiếu riêng cho một số HS.
- Cả lớp đọc thầm bài”Thưa với mẹ”, “Hai bàn tay”Cá nhân làm việc trên vở hoặc VBT.
- 2-3 HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, chốt ý.
- HS làm bài.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài :
-HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV mời 1 cặp HS làm mẫu
- 1 cặp HS làm mẫu cho cả lớp theo dõi.
- Gv viết lên bảng 1 số tình huống để từng cặp HS thực hiện hỏi đáp ở bài Văn hay chữ tốt.
- Từng cặp HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
- GV bình chọn cặp hỏi đáp hay.
- HS nhận xét.
Bài 2:
- GV hướng dẫn HS làm bài :
-HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV gợi ý các tinh huống để từng HS thực hiện đặt câu hỏi.
-HS lần lượt đọc câu hỏi mình đã đặt.
- GV nhận xét , chỉnh sửa
- HS nhận xét.
Hoạt động 3 :Củng cố, dặn dò(3’)
- Gv gọi một số HS nêu lại ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS
- Dặn dò HS về nhà học thuộc nội dung cần ghi nhớ, chuẩn bị bài tiết sau:"Luyện tập về câu hỏi”
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn KC.
Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn KC.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài (1’)
- Từ đầu năm học tới nay, các em dã học 18 tiết TLV KC. Tiết học hôm nay – tiết thứ 19 – là tiết cuối cùng dạy văn KC ở lớp 4. chúng ta hãy cùng nhau ôn lại kiến thức đã học.
- Nghe GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS ôn tập (30’)
Mục tiêu :
- Thông qua luyện tập, HS củng cố những hiểu biết về một số đặc điểm của văn KC.
- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện.
Cách tiến hành
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT1.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- HS đọc thầm lại, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Đề 2 : Thuộc loại văn KC.
+ Đề 1 : Thuộc loại văn viết thư.
+ Đề 3 : Thuộc loại văn miêu tả.
Đề 2 là văn KC vì (khác với các đề 1 và 3) – khi làm đề này, phải kể một câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa Nhân vật này là tấm gương rèn luyện thân thể. Nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi noi thoi.
Bài 2, 3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
- Gọi một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Yêu cầu HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- HS viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- Từng cặp HS thực hành KC, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu của BT3.
- HS thực hành KC theo cặp, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu của BT3.
- HS thi kể chuyện trước lớp.
- 3 đến 4 HS thi kể chuyện trước lớp. Mỗi em kể chuyện xong sẽ trao đổi, đối thoại cùng các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- GV treo bảng phụ viết sẵn bảng tóm tắt.
- 1 HS đọc bảng tóm tắt.
Hoạt động cuối : Củng cố, dặn dò (3’)
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn KC để ghi nhớ.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 13.doc